TIẾP TỤC THẢO LUẬN bằng cách đặt các câu hỏ

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 98)

a) Đằng sau những ý kiến trên là những suy nghĩ, thái độ gì? b) Những thái độ như vậy có thể dẫn tới sự kỳ thị như thế nào? c) Có thể làm gì để thách thức những thái độđó?

6. TÓM TẮT

► Dưới ảnh hưởng của văn hóa, giáo dục, xã hội, chúng ta xét đoán/phán xét người khác dựa trên các giả định của chúng ta về hành vi của họ.

Những người tiêm chích ma túy bị coi là những kẻ phá vỡ qui tắc/chuẩn mực xã hội - vì vậy họ bị xem là những tệ nạn xã hội, và xứng đáng bị lên án và trừng phạt nặng nề, bao gồm cả việc bỏ tù hoặc cho ra đảo.

► Sự kỳ thị liên quan tới giá trịđạo đức, là sự “lên án hay sỉ nhục”, gây tổn thương cho người khác! Những lời lẽ như “chúng bị HIV là đáng lắm” là những lời lẽ

gây đau đớn - có sức gây tổn thương nặng nề, làm nhục và hủy hoại lòng tự

tôn của người khác.

► Chúng ta không nên lên án người tiêm chích ma túy, không nên chụp mũ

IDU4BÀI TẬP LÀM RÕ CÁC GIÁ TRỊ BÀI TẬP LÀM RÕ CÁC GIÁ TRỊ

Kỳ thị có nghĩa là xóa đi tính nhân văn của người đó và không khơi dậy được những giá trị khác trong con người họ. Hãy thửđặt mình vào vị trí của những người đó - chúng ta sẽ cảm thấy thế nào nếu chúng ta luôn bị gọi bằng những từ ngữ kỳ thị. Mặc dù chúng ta không thích một người nào đó nhưng hãy cố

gắng hiểu hoàn cảnh của họ và hãy tôn trọng họ.

Vậy, chúng ta đối xử với người nghiện/chích ma túy như thế nào? Cần tôn trọng, cảm thông, ghi nhận nỗ lực cai nghiện của họ và hỗ trợ, khuyến khích họ. Nếu chúng ta đối xử tốt với họ - yêu thương và tôn trọng - chúng ta sẽ giúp họ giữđược lòng tự trọng và điều này sẽ giúp họ rất nhiều trong việc

đấu tranh để cai nghiện. Nếu chúng ta ứng xử với họ một cách tồi tệ - ngoài việc cảm thấy hổ thẹn, cô lập và bị gạt bỏ, họ sẽ quay lại với ma túy.

Tại sao chúng ta lên án một số người và chấp nhận một số khác?Dù bạn có đồng ý hay không đồng ý với hành vi của một ai đó, bạn cũng không có quyền hạ thấp/xem thường người đó. Chúng ta cần xem xét từ góc độ quyền - ai cũng là con người và do đó họ cần được tôn trọng, được thông cảm - họ là con cái của chúng ta, người thân của chúng ta. Hãy thửđặt của mình vào vị trí của những người khác - bạn cảm thấy thế nào nếu bạn luôn bị người xung quanh nghi kỵ, không tin tưởng và cho bạn là người xấu và không muốn giao lưu với bạn? Tuy chúng ta không thích người nào đó, nhưng hãy cố gắng hiểu người đó.

► Chúng ta không nói rằng các giá trị đạo đức, chuẩn mực đạo đức xã hội là không đúng mà chúng ta nói rằng việc “phán xét” là sai. Chúng ta không có quyền phán xét người khác - phán xét người khác bao giờ cũng gây tổn thương. (Kinh thánh nói - “hãy để người vô tội ném viên đá đầu tiên”. Đức Phật dạy rằng: “Thấy lỗi của người khác thì dễ, nhưng lỗi của chính mình thì quả thật khó thấy”).

Vậy chúng ta cần đối xử với người nghiện chích ma túy như thế nào?

Chúng ta nên tôn trọng họ, quan tâm, thừa nhận, hỗ trợ và động viên họ. Nếu chúng ta đối xử tốt với họ, họ sẽ giữđược lòng tự tôn và điều đó sẽ giúp họ

vượt qua chứng nghiện. Nếu chúng ta đối xử tệ với họ họ sẽ ngập sâu hơn vào ma túy để chạy trốn sựđau khổ, nhục nhã và cô đơn.

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 98)