TRẢI NGHIỆM CỦA CHÚNG TA KHI BỊ KỲ THỊ A

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 29)

Người điều hành cần nhấn mạnh rằng: sự chia sẻ những câu chuyện riêng tư

của các tham dự viên là hoàn toàn tự nguyện. Không ai bị ép buộc để chia sẻ các câu chuyện về sự kỳ thị của họđã trải nghiệm trong cuộc đời của mình. Ngoài ra, vấn đề bảo mật về những thông tin mà tham dự viên sẽ chia sẻ cũng cần được nhấn mạnh và thống nhất từđầu. Mọi câu chuyện, mọi thông tin mà tham dự viên chia sẻ chỉ trong phạm vi của hội thảo này mà thôi.

Bài tập này có thể gây ra những ký ức đau buồn cho các tham dự viên. Vì vậy người điều hành phải sẵn sàng đểđối phó với những cảm xúc có thể sẽ xảy ra. Các tham dự viên sẽ có thể: Mô tả một số trải nghiệm của mình về sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Chia sẻ một số cảm giác về bị kỳ thị là như thế nào. 30 phút Phản ánh của cá nhân: TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN CHÚNG TA KHI BỊ KỲ THỊ Đề nghị những thành viên ngồi một mình và cách một khoảng so với các thành viên khác. Sau đó nói với họ:

“Hãy nghĩ đến một lần trong đời của mình khi bạn cảm thấy bị cô lập hay xa lánh, hay bịđem ra chế giễu do bị

coi là khác thường so với những người khác-hoặc khi bạn thấy những người khác bị đối xử theo cách như vậy”.

Giải thích rằng trải nghiệm này không nhất thiết phải là ví dụ về sự kỳ thị do HIV-nó có thể là bất cứ một dạng thức nào của “sự cô lập hay xa lánh bởi bị

xem là khác thường”. Đề nghị họ nghĩ về - “Điều gì đã xảy ra? Khi đó Bạn cảm thấy như thế nào? Nó có những tác động gì với bạn?”. MC ĐÍCH CÁC BƯỚC TIN HÀNH THI GIAN

A5 TRI NGHIM CA CHÚNG TA KHI B K TH

Chia sẻ theo từng cặp

Mời các tham dự viên ngồi theo cặp “Hãy chia sẻ với người nào mà bạn cảm thấy thoải mái và tin tưởng”. Mỗi cặp đôi sẽ có vài phút để cùng nhau chia sẻ câu chuyện của họ với nhau. Báo cáo lại.

Mời các thành viên chia sẻ câu chuyện của họ cho cả nhóm lớn. Không bắt buộc - mọi người chia sẻ nếu họ cảm thấy thoải mái.

Chia sẻ trong hội thảo

Mời các tham dự viên chia sẻ câu chuyện của họ trong nhóm lớn. Những chia sẻ

này hoàn toàn mang tính tự nguyện, không ai bị ép buộc chia sẻ câu chuyện. Mọi người chỉ chia sẻ khi cảm thấy thực sự thoải mái. Sau khi một số thành viên chia sẻ

câu chuyện, hãy hỏi họ: “Bạn cảm thấy như thế nào? Những chuyện đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của bạn?”.

Thảo luận

Người điều hành hỏi các tham sự viên: “Bài học mà chúng ta học được từ bài tập này là gì? Cảm xúc của chúng ta như thế nào khi gặp phải sự kỳ thị?”.

Tóm tắt

Trước khi kết thúc bài tập này, người điều hành tóm tắt những điểm chính mà các tham dự viên vừa chia sẻ trong câu chuyện của họ. Trong phần tóm tắt, người điều hành nên nhấn mạnh những điểm sau nếu các tham dự viên chưa đề cập đến:

Bài tập này giúp chúng ta nhìn lại và hiểu sâu hơn từ cảm xúc của bản thân về

việc bị kỳ thị là như thế nào.

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)