A5 TRẢI NGHIỆM CỦA CHÚNG TA KHI BỊ KỲ THỊ

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 28)

Bài tập này yêu cầu các tham dự viên nhớ lại những thời điểm trong cuộc đời họ, khi mà họ cảm thấy bị kỳ thị và bằng cách chia sẻ những trải nghiệm về sự kỳ

thị, các tham dự viên có thể hiểu được cảm giác khi bị kỳ thị như thế nào, và đó là cách giúp họ có được sự thông cảm hơn với những nhóm hiện đang chịu sự

kỳ thị nặng nề từ phía cộng đồng và xã hội.

Bài tập này đòi hỏi rất cao sự tin tưởng và cởi mở giữa các thành viên trong nhóm. Vì vậy, tốt nhất là không nên sử dụng bài tập này làm bài tập đầu tiên. Tốt hơn, chúng ta nên tiến hành bài tập này vài ba bài tập khác, khi các tham dự

viên đã xác định được các biểu hiện của sự kỳ thịđối với NCH trong các hoàn cảnh khác nhau. Khi đó, bài tập A5 này được sử dụng để khai thác sâu hơn cảm nhận của các cá nhân về sự kỳ thị: cảm xúc khi mình bị kỳ thị là như thế nào. Bằng cách này, tham dự viên sẽ cởi mở hơn về nhau và sẵn sàng chia sẻ các trải nghiệm của họ.

Cần lưu ý là bài tập này xem xét sự kỳ thị nói chung, chứ không nói về sự kỳ thị

liên quan tới mại dâm. Vì vậy, hướng dẫn của bài tập này là:” Hãy nhớ lại một thời điểm nào đó trong cuộc sống của bạn khi bạn cảm thấy bị cô lập hoặc bị

chối bỏ, chỉ bởi vì bạn bị xem là không giống với những người khác”. Đưa ra một số ví dụđể giúp các tham dự viên hiểu được rằng họ cần suy nghĩ và nhớ lại những trải nghiệm nào (bạn bị trêu chọc vì gia đình bạn nghèo; hay bị trêu chọc

ở trường vì bạn nhỏ bé hơn các bạn khác, hoặc vì bạn không biết đá bóng, v.v). Bài tập này cần sự giới thiệu cẩn thận nhằm giúp các tham dự viên phá bỏđược

cảm giác không thoải mái về việc ngồi và kể lại các trải nghiệm riêng của họ cho những người khác. Có thể bắt đầu bằng việc người điều hành là người đầu tiên chia sẻ câu chuyện của mình.

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)