MA TÚY NHƯNG RẤT KHÓ TẠI SAO?

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 93)

Câu chuyện 2:

Ba người nghiện ma túy rất thân nhau. Họ thường dùng chung ma túy nhưng một ngày họ nhận ra rằng ma túy đang hủy hoại cuộc sống của họ. Họđã cố gắng bỏ

ma túy nhiều lần. Cuối cùng họ thề với nhau rằng từ ngày này họ sẽ không bao giờ

sờ vào ma túy nữa và người nào đầu tiên phá lời thề sẽ phải chặt một ngón tay.

Câu chuyện 3:

Một người nghiện ma túy quyết định rời bỏ thành phố nơi anh sống đề về quê cai nghiện. Anh đến một thành phố mới và cai nghiện thành công, anh đã tìm được việc làm và sống một cuộc sống mới trong 10 năm không có ma túy. Khi đó, anh nghĩ

rằng mình đã hoàn toàn dứt được nó nên quyết định trở về thăm nhà. Và vào giây phút anh vềđến thành phố quê hương nhìn thấy cảnh cũ quen thuộc, ký ức ùa về

và nỗi khát khao ma túy lại trỗi dậy. Thay vì về nhà với vợ con, anh đi tìm ma túy.

BƯỚC 3: TÓM TẮT

► Các câu chuyện trên đều là những câu chuyện có thật. Chúng cho thấy rằng nghiện ma túy không đơn thuần chỉ là thói quen mà đã trở thành một trạng thái bệnh lý mà con người không có khả năng kiểm soát, ngược lại, bị nó chi phối mạnh mẽ. Khi cơ thể thiếu ma túy, người nghiện cảm thấy rất khó chịu. Dưới tác động của những cảm giác đó, người nghiện ma túy có thể “làm bất cứđiều gì” để có được ma túy nhằm thoát khỏi sự hành hạ của chúng và được trở lại cảm giác bình thường.

► Vì thế giảđịnh rằng người sử dụng ma túy “không có ý chí” hay là “yếu đuối” là không đúng. Không phải vì họ không muốn, hoặc vì họ yếu đuối, hoặc vì họ

chưa thử từ bỏ, mà vì chứng nghiện ma túy là một trạng thái bệnh lý mà họ

không vượt qua nổi..

► Ảnh hưởng từ những người nghiện ma túy khác và sự kỳ thị của cộng đồng, khiến một số người nghiện ma túy không từ bỏđược ma túy mà vẫn tiếp tục sử

dụng nó. Nếu một người nghiện ma túy cai nghiện thành công, nhưng cộng đồng không tin tưởng mà vẫn tiếp tục kỳ thị họ thì họ cảm thấy cố gắng của họđể từ

bỏ ma túy là vô nghĩa. Một người nghiện ma túy đã chia sẻ: “Gia đình em chẳng quan tâm gì đến em. Kể cả khi em đã bỏđược ma túy, không ai coi em là người tốt. Họ vẫn tiếp tục không tin tưởng em. Vậy thì em bỏ ma túy để làm gì?”.

IDU3 MA TÚY NHƯNG RẤT KHÓ - TẠI SAO?MONG MUỐN TỪ BỎ

Sự kỳ thị và thiếu tin tưởng có thể khiến người đã cai nghiện nhanh chóng tái nghiện

M đã từng đi cai nghiện rất nhiều lần. Lần đầu tiên, khi từ trung tâm cai nghiện trở về nhà, gia đình và họ hàng mừng rỡ, đã cho anh nhiều tiền, để động viên anh. Có tiền anh lại gặp gỡ bạn bè và tái nghiện nhanh chóng. Khi trở về từ trung tâm cai nghiện lần thứ 2, cả gia đình giám sát anh rất chặt chẽ - anh đi đâu, gặp ai, làm gì, gia đình đều biết. Cảm thấy không được tin tưởng và cảm giác bị theo dõi, mất tự do đã khiến anh muốn “nổi loạn”. Anh lại tìm đến ma túy. Khi cai nghiện lần thứ 3 trở về nhà, gia dình không còn quan tâm tới anh nữa, vì đã thấy quá thất vọng. Khi đi trên phố, anh nghe hàng xóm bàn tán về anh, rằng anh đi cai nghiện về béo khỏe hẳn ra, nhưng chắc là không được lâu. Gia đình của bạn anh còn cảnh báo bạn anh không nên gặp và chơi với anh nữa. Những điều đó khiến anh cảm thấy chán nản, và có tâm trạng bất cần đời. Anh lại tái nghiện lần nữa. (Chia sẻ của người

đã từng nghiện ma túy và đã nỗ lực thành công sau 6 lần cai nghiện. Hội thảo 10-11/3/2011 tại Hà Nội).

Một phần của tài liệu Một số bài tập chọn lọc tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao tại Việt Nam (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)