- Quan niệm văn hoá gia đình
3.1. Phương hướng xây dựng văn hóa gia đìn hở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
3.1. Phương hướng xây dựng văn hóa gia đình ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình tỉnh Quảng Bình
Đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường, tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định. Muốn đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Gia đình ổn định, hạnh phúc bền vững sẽ là một trong những nhân tố góp phần thực hiện mục tiêu trên. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta nêu rõ: Sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [18; 223].
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) xác định “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [18; 77].
Văn hóa gia đình Việt Nam nói chung và văn hóa gia đình Bố Trạch đang bị chi phối bởi quy luật và khuynh hướng phát triển chung của xã hội, do đó, vấn đề nâng cao chất lượng văn hóa gia đình ở Bố Trạch cũng như trên các địa phương cả nước đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới.
Trước hết là sự chuyển đổi về kinh tế, từ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Về mặt tích cực, nó đã làm cho mỗi gia đình đều có sự thay da đổi thịt, đều hướng tới mục tiêu làm giàu chân chính. Nhờ kinh tế phát triển mà đời sống nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, mức thu nhập bình quân đầu người được nâng cao, chất lượng sống của gia đình ngày càng được cải thiện hơn... đã có sự tác động sâu sắc tới văn hoá gia đình.
Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, việc hình thành những giá trị chuẩn mực xã hội mới được biểu hiện ngay trong đời sống của gia đình. Tư duy, lối sống, mức sống, chất lượng sống... có nhiều thay đổi, nhu cầu làm giàu, nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong những năm qua, Đảng uỷ và chính quyền huyện Bố Trạch đã có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể cho phát triển văn hoá, phát triển đời sống xã hội và con người. Nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động liên quan đến công tác gia đình, các đợt giáo dục về gia đình như cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, công tác xây dựng gia đình hạnh phúc... được tổ chức thường xuyên hơn. Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, xoá đói giảm nghèo, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình... đã thu được những kết quả thiết thực. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng tham gia rất đắc lực để phổ biến, tuyên truyền, cổ vũ cho hoạt động này. Những việc làm đó đã thể hiện sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đối với vấn đề gia đình, định hướng cho phát triển văn hoá gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình triển khai thực hiện đã nảy sinh những vấn đề bất cập như: các nội dung xây dựng văn hóa gia đình đều được lồng ghép trong các phong trào và các cuộc vận động, chưa có một chính sách hay một chiến lược để xây dựng và gìn giữ những giá trị tốt đẹp của văn hóa gia đình; Đội ngũ làm văn hóa
nói chung và liên quan đến công tác gia đình đều là cán bộ kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bài bản và có hệ thống; Hầu hết công tác tuyên truyền vận động, biểu dương những tập thể, cá nhân trong quá trình gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa gia đình chưa thực sự được chú trọng. Vì thế, để giữ gìn và bảo tồn các giá trị của văn hóa gia đình, trong kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa gia đình, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Bố Trạch đã xác định phương hướng, cụ thể:
Thứ nhất: Thực hiện chiến lược xây dựng văn hóa gia đình gắn với phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH ở địa phương Bố Trạch
Cùng với các vùng nông thôn trong cả nước, Bố Trạch tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa với điểm xuất phát thấp. Là huyện nhỏ, lẻ, chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh cộng với thiên nhiên khắc nghiệt nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng Bố Trạch vẫn còn là huyện nghèo, chưa xây dựng được nền kinh tế - xã hội phát triển xứng với tiềm năng của huyện.
Xuất phát từ thực tiễn đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bố Trạch đã nhận thức sâu sắc rằng: cần phải thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo những điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho việc gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, tạo ra những phương tiện hiện đại để phục vụ cuộc sống gia đình, nâng cao mức sống đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình. Bởi vì trong sự phát triển sôi động như hiện nay thì mức sống các gia đình ở Bố Trạch còn thấp so với các huyện trong tỉnh, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện sinh hoạt của các gia đình còn nhiều khó khăn, như vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường, đường sá, công trình vệ sinh... là những vấn đề lớn mà bản thân mỗi gia đình chưa thể giải quyết được. Vì vậy, phát triển kinh tế xã hội chính quyền địa phương cần tạo điều
kiện xây dựng tốt hơn cơ sở hạ tầng để các gia đình đáp ứng được điều kiện cần thiết và tốt nhất cho sự phát triển.
Đảng bộ huyện đã xác định trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cùng với nó, giáo dục đang là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục theo hướng tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả ở tất cả các ngành học, bậc học, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho nhân dân nâng cao dân trí. Bởi thực trạng có trên 60% lao động ở Bố Trạch chưa qua đào tạo nghề nghiệp. Vì vậy, phải nâng cao dân trí xây dựng văn hóa gia đình để phát huy tiềm năng sáng tạo của con người tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - văn hóa xã hội bền vững. Quan tâm phân bổ ngân sách cho giáo dục đạt 30% theo yêu cầu đề ra.
Mặt khác, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đẩy mạnh CNH, HĐH ở Bố Trạch sẽ tạo điều kiện cho các gia đình được quan tâm tới việc ăn, ở, giáo dục, vệ sinh môi trường, dân số - kế hoạch hoá gia đình... để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc nhằm thực hiện đường lối chung của Đảng, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Thứ hai, xây dựng văn hóa gia đình hiện nay ở Bố Trạch phải đảm bảo sự kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam và sáng tạo những giá trị văn hóa của gia đình hiện đại.
“Phát huy giá trị văn hóa truyền thống để xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, hạnh phúc đó là hoạt động tích cực thiết thực thực hiện “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Gia đình Việt Nam có rất nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp và nhiều giá trị vẫn đang hiện diện trong đời sống gia đình và xã hội hiện đại” [14, 69].
Bố Trạch đang phát triển trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, văn hoá gia đình cũng đang có sự chuyển tiếp từ truyền thống đến hiện
đại. Vì vậy, cần phải có những chủ trương để những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam vẫn được trân trọng và trao truyền cho các thế hệ tiếp nối. Nhưng xây dựng, phát triển văn hoá gia đình từ truyền thống đến hiện đại như thế nào cho phù hợp với xu thế phát triển của xã hội đúng với ý nghĩa văn hoá gia đình tiến bộ là một vấn đề không đơn giản, đòi hỏi sự phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân Bố Trạch, trong đó có sự nỗ lực hết mình từ mỗi gia đình. Trong xã hội hiện nay đã và đang có sự biến đổi đáng lo ngại về các thang giá trị về lối sống thực dụng, đề cao giá trị đồng tiền và sự suy giảm về nhân cách, đạo đức con người. Để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân trong giai đoạn mở cửa, hội nhập, định hướng nâng cao chất lượng văn hóa gia đình gắn với phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trên cơ sở bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI góp phần thực hiện mục tiêu: xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hóa ngày càng thấm sâu vào các lĩnh vực đời sống xã hội, vào từng khu vực dân cư, từng gia đình, từng người; kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, hoàn thiện giá trị chuẩn mực mới; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại để xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh của huyện nhà.
Thứ ba, chất lượng văn hóa gia đình phải được xây dựng theo chuẩn mực giá trị trong các định hướng, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới công tác gia đình và xây dựng văn hóa gia đình. Xây dựng văn hóa gia đình trong thời đại ngày nay chính là việc thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Đây chính là sự kế thừa những giá trị tốt đẹp của văn hóa gia đình truyền thống, nâng
văn hóa gia đình lên một trình độ cao hơn cho phù hợp với điều kiện của xã hội mới. Xã hội của chúng ta ngày càng nhận thức rõ vai trò quyết định của gia đình đối với trình độ văn hóa và ý thức đạo đức của con người trong mọi ứng xử. Ngày nay, có thể nói rằng nguyên nhân chủ yếu của mọi tệ nạn xã hội bắt đầu từ sự suy thoái của văn hóa gia đình.
Văn hóa gia đình Bố Trạch đang trong quá trình chuyển đổi từ giá trị văn hóa truyền thống sang giá trị văn hóa hiện đại. Do đó, khó tránh khỏi những vấp váp, lúng túng, lệch chuẩn do những tư tưởng bảo thủ và hành động cực đoan chi phối - cũng cần phân biệt được giá trị và phản giá trị, những hạn chế và tiêu cực, sự chối bỏ những giá trị nhân văn và hiện đại, sự lệch chuẩn và sai lầm trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa để góp phần xây dựng hệ giá trị văn hóa gia đình phù hợp với từng đối tượng, cộng đồng người dân.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ “Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hoá. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội” [16; 60].
Trước thực trạng văn hoá gia đình hiện nay, Đảng và nhà nước ta tiếp tục và đẩy mạnh công tác xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Chỉ thị 49 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng đã nêu rõ “gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Coi đầu tư cho gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững. Gia đình có trách nhiệm với các thành viên và với xã hội; Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình. Xây dựng gia đình phải luôn gắn với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm gương mẫu chăm lo xây dựng chính gia đình mình và vận động nhân dân cùng thực hiện”.
Với những thành tựu đã đạt được, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình truyền thống, việc nâng cao chất lượng văn hóa gia đình ở Bố Trạch ngày một có những bước tiến đáng kể, phấn đấu để văn hóa gia đình được phát triển về vật chất, tinh thần, thể hiện qua nề nếp, kỷ cương, hoà thuận thương yêu đùm bọc lẫn nhau và có trách nhiệm đối với nhau giữa các thành viên. Có hướng xây dựng gia đình ít con, tiến bộ, hạnh phúc. Đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Vì thế, việc nâng cao chất lượng văn hóa gia đình Bố Trạch và rộng hơn là môi trường văn hoá Bố Trạch trong sáng, lành mạnh, văn minh không chỉ có tác động mạnh mẽ đối với quá trình phát triển bền vững của huyện, mà còn có ý nghĩa lớn lao đối với việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên phạm vi cả nước.
3.2. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa gia đình ở huyện Bố Trạch