- Quan niệm văn hoá gia đình
3.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế làm nền tảng để xây dựng văn hóa gia đình
văn hóa gia đình
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta giai đoạn 2011 - 2020
đã nêu rõ: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau [19; 103].
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình là giải pháp đặc biệt quan trọng, là nền tảng vững chắc để xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Từ điều kiện thực tiễn của địa phương huyện Bố
Trạch, cần phải thực hiện có hiệu quả cơ chế phân cấp quản lý nhà nước về phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho các cấp phát huy nội lực, tăng thu ngân sách, đảm bảo nguồn thu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hiện tại, nhà nước dành nguồn vốn khá lớn cho việc kích cầu nền kinh tế trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu. Đây là một chính sách đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Vấn đề đặt ra là phải sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý và có hiệu quả. Tập trung mọi nguồn lực phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với việc giải quyết các vấn đề nông dân, nông thôn.
Đa dạng hóa các nguồn lực để đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, cần từng bước hiện đại hóa nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện để nhân dân tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Chính sách của các ngân hàng phải thông thoáng, thuận tiện trong quá trình làm thủ tục vay vốn. Thời hạn cho vay phải phù hợp với thời hạn đầu tư sản xuất của nông dân. Cái quan trọng nhất là cho vay với lãi suất ưu đãi và tăng mức cho vay. Người sản xuất, các tổ chức kinh tế ở nông thôn được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay ngân hàng, được vay bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Xây dựng và duy trì các quỹ tín dụng nhân dân ở các xã, thị trấn... hạn chế mức thấp nhất tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn. Chú trọng huy động nguồn vốn tiết kiệm nhỏ, lẻ của người dân bằng cách phát triển các nhóm tiết kiệm tín dụng trong các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, đảm bảo chủ động nguồn vốn tại chỗ và đồng thời tập cho người dân biết “tiết kiệm” để sản xuất, ổn định cuộc sống.
Nhà nước cần dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề, đồng thời, có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hoá phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng. Có chính sách thu hút những người được đào tạo về việc làm ở nông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa.
Thực hiện chính sách hỗ trợ và bảo hộ hợp lý một số ngành có triển vọng nhưng còn nhiều khó khăn như chăn nuôi, nông nghiệp... để người dân bám đồng ruộng sản xuất và hạn chế được những rủi ro trong quá trình thực hiện các chương trình phát triển kinh tế. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả. Thực hiện đồng bộ các chính sách khuyến khích, thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh, nhất là lĩnh vực chế biến nông - lâm - thủy sản.
Chủ động tìm kiếm thị trường, kết nối thông tin và hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ mới cho các hộ gia đình. Khuyến khích phát triển thêm ngành nghề mới và sử dụng lực lượng được đào tạo về kỹ thuật, công nghệ để chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các gia đình phát triển kinh tế. Tạo sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa kinh tế hộ gia đình và kinh tế tập thể hợp tác xã. Các cơ quan, các tổ chức đoàn thể các cấp có trách nhiệm hỗ trợ và cung cấp thông tin kinh tế cho các hộ gia đình, cung cấp kiến thức kỹ thuật mới, đầu tư công nghệ mới, kiến thức pháp luật, quản lý cho các thành viên trong gia đình. Với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thời gian nhàn rỗi sau mỗi vụ mùa rất lớn, do đó, chú trọng công tác đào tạo nghề mới tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho gia đình theo hướng người nông dân tự chọn nghề.
Thực hiện chính sách đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước. Chủ trương này hướng về phục vụ đối tượng chính sách là các gia đình nông dân. Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn cần có sự kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế - xã hội, nhằm giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của các gia đình nông thôn. Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá và thuần phong mỹ tục để rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Mục tiêu của chính sách CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ công bằng văn minh, có cơ cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển ngày càng hiện đại. Cần đầu tư thỏa đáng cho các vùng miền núi rẻo cao, vùng đặc biệt khó khăn để đạt được mục tiêu công bằng xã hội. Ưu tiên phát triển các ngành nghề phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phù hợp với tiềm năng thế mạnh của vùng. Củng cố, phát triển và xây dựng thương hiệu các làng nghề hiện có, ngành nghề truyền thống như rượu Vạn Lộc, nón lá, mộc dân dụng... Tập trung đầu tư để hình thành và phát triển các khu du lịch - dịch vụ như: Phong Nha - Kẻ Bàng; Đá Nhảy, Du lịch sinh thái suối nước Mooc...
Thực hiện đồng bộ các giải pháp về kinh tế sẽ là cơ sở và tiền đề cho