- Quan niệm văn hoá gia đình
2.2.4. Văn hóa gia đìn hở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ CNH, HĐH, giao lưu, hội nhập quốc tế
thời kỳ CNH, HĐH, giao lưu, hội nhập quốc tế
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội đã phát triển nhanh và xa hơn trước, diện mạo đời sống xã hội đã có nhiều sự đổi thay và văn hóa gia đình cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đặc biệt, từ khi thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương với chủ trương xây dựng nông thôn mới, bộ mặt của làng quê ngày càng khởi sắc, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên, văn hóa gia đình truyền thống đã có những thay đổi để thích nghi với điều kiện xã hội mới theo chiều hướng văn minh, hiện đại. Mặt khác, hiện nay, hầu hết các gia đình đều có các phương tiện nghe nhìn để cập nhật thông tin về mọi lĩnh vực trong nước và thế giới. Từ đó, mọi người có cơ hội để tiếp biến các giá trị, tinh hoa của
văn hóa của dân tộc và nhân loại. Điều này khiến cho văn hóa gia đình Bố Trạch đa dạng và phong phú hơn.
2.2.4.1. Phân loại gia đình theo ngành nghề, địa bàn cư trú ở Bố Trạch
Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ, ở Bố Trạch xuất hiện nhiều loại hình gia đình, trong đó có bốn loại gia đình phổ biến đó là: nhóm gia đình nông dân, công nhân viên chức, ngư dân và đồng bào các dân tộc thiểu số. Mỗi loại gia đình đều mang những nét văn hóa đặc trưng, kết tinh của những giá trị văn hóa truyền thống và không ngừng tiếp thu tinh hóa của văn hóa nhân loại để hình thành nên các giá trị mới, sống động và có ích cho cuộc sống. Tìm hiểu những nét đặc trưng văn hóa của từng loại gia đình, để làm cơ sở đưa ra các giải pháp phù hợp với từng đối tượng, phát huy vai trò của văn hóa gia đình trong việc xây dựng đời sống mới.
* Gia đình nông dân
Bố Trạch là một huyện có phần lớn diện tích đất nông nghiệp 196.100 ha, chiếm tỷ lệ 92,3%, dân số nông thôn chiếm 87,7 %, với hơn 60% lao động làm nông nghiệp. Tập trung ở các xã thuộc vùng đồng bằng chiêm trũng. Đây là loại gia đình chủ yếu sống ở nông thôn, hoạt động chính là sản xuất nông nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn diễn ra mạnh mẽ làm cho bộ mặt làng quê thay đổi, cuộc sống của người nông dân được nâng lên. Nhiều gia đình nông dân ở nông thôn vẫn giữ lại những nét đẹp của văn hóa của gia đình truyền thống, gia đình yêu thương, đùm bọc, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, con cháu biết kính trên nhường dưới, hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, nét đẹp của người nông dân chính là sự cần cù, chịu khó, yêu lao động. Trên thực tế, nhiều gia đình nông dân ở Bố Trạch đã biết chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, làm giàu trên chính mảnh đất quê
hương mình. Chính điều kiện kinh tế đã có những tác động tích cực đến việc xây dựng môi trường văn hóa mới trong gia đình của mình.
Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, đồng thời với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm cho đất nông nghiệp dần thu hẹp lại. Việc đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp khiến cho lao động nông nghiệp không còn vất vả như trước đây, thời gian nhàn rỗi cũng tăng lên, vì vậy đang có xu hướng người lao động nông thôn đi kiếm việc làm ở các thành phố lớn, đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài... Văn hóa gia đình của người dân nông thôn đang có những biểu hiện “lệch chuẩn”, sự suy thoái đạo đức ở một bộ phận thanh niên, tỷ lệ ly hôn ở đối tượng này cao, tỷ lệ trẻ em hư hỏng, có tiền án, tiền sự… phần lớn cũng thuộc gia đình nông thôn.
* Gia đình cán bộ công nhân viên chức
Gia đình cán bộ công nhân viên chức là những gia đình mà lao động chính là những người làm công ăn lương. Theo số liệu của Liên đoàn lao động huyện, tổng số cán bộ công nhân viên chức 5.223 người, làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể, các cơ quan nhà nước, trường học, y tế… chiếm tỷ lệ 2,88% dân số trong toàn huyện. Họ là những người có trình độ chuyên môn, có trình độ văn hóa có nhận thức và hiểu biết xã hội. Họ có thu nhập ổn định, chất lượng cuộc sống cao hơn so với mặt bằng chung của vùng nông thôn Bố Trạch. Gia đình công nhân viên chức tiếp thu những nét mới trong xã hội hiện đại, vừa kết hợp với những chuẩn mực giá trị truyền thống, cho nên được coi là một trong những loại gia đình tiên tiến, thể hiện sự dân chủ, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Đây chính là điều kiện để các thành viên trong gia đình thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và tinh thần trách nhiệm trong đời sống gia đình.
Tuy nhiên, đối với gia đình cán bộ công chức vẫn biểu hiện lối sống thực dụng, ham chức ham quyền; con cái thường được nuông chiều quá
mức dẫn đến hư hỏng. Do điều kiện công việc nên ít có thời gian gần gũi, chăm sóc ông bà, quan tâm đến bố mẹ. Đôi khi do tiếp cận với những xu thế mới của xã hội nên thường nảy sinh mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình.
* Gia đình đồng bào dân tộc thiểu số
Gia đình đồng bào dân tộc thiểu số là những gia đình sinh sống ở xã dân tộc, các thành viên trong gia đình chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Đồng bào dân tộc thiểu số ở Bố Trạch chủ yếu là người Ma Coong, có một bộ phận rất nhỏ là người Vân Kiều di cư từ Quảng Ninh sang. Theo số liệu từ Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2012, người Ma Coong có khoảng 1.346 hộ, với 5.300 người, chiếm 3,3% dân số toàn huyện.
Người Ma Coong sống ở các vùng núi cao hoặc ven khe suối. Cuộc sống chủ yếu dựa vào săn bắt, hái lượm và làm nương rẫy. Hiện nay, được sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đời sống của người Ma Coong đã được nâng lên, đồng bào đã đoạn tuyệt với cuộc sống “du canh du cư”. Tuy nhiên với thói quen khai thác các nguồn lợi trực tiếp từ sản phẩm tự nhiên, không muốn chăn nuôi, sản xuất nên cuộc sống còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao trên 90%, có khoảng trên 98% nam giới và phụ nữ hút thuốc lá. Trình độ dân trí thấp, họ giao tiếp bằng ngôn ngữ của người Ma Coong và một ít ngôn ngữ của người Kinh, nơi đây vẫn còn tồn tại những tập tục lạc hậu như “tập tục bỏ của”, người đau ốm thì cúng “Giàng”… Chính điều kiện sống và những thói quen xấu nên văn hóa gia đình của người Ma Coong được coi là thấp nhất so với các cư dân khác trong huyện. Mối quan hệ giữa các thành viên lỏng lẽo, ít có sự quan tâm chăm sóc nhau, điều đặc biệt tư tưởng của bà con Ma Coong trông chờ, ỷ lại vào sự quan tâm của Nhà nước nên chưa tạo lập được một cuộc sống ổn định để tự vươn lên thoát cảnh đói nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới.
* Gia đình ngư dân
Gia đình ngư dân là những gia đình sinh sống ở các xã miền biển, hoạt động chủ yếu là đánh bắt hải sản, thu lợi từ tài nguyên biển. Gia đình
ngư dân ở Bố Trạch thuộc bốn xã Đức Trạch, Hải Trạch, Nhân Trạch, Thanh Trạch. Với tổng số 8.450 hộ, có số dân 39.036 chiếm tỷ lệ 21,6% dân số toàn huyện. Trước đây nghề sinh sống đánh bắt thủy sản gần bờ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian nên đời sống bấp bênh, độ rủi ro cao. Hiện nay, với chủ trương chuyển đổi mô hình sản xuất người dân nơi đây đã mở rộng ngành nghề, đánh bắt kết hợp chế biến, hình thành các trang trại, dịch vụ đặc biệt là hướng đi mới trong xuất khẩu lao động… nên đời sống ngư dân được đổi thay. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh (Hải Trạch: 3,92%, Thanh Trạch: 5,81%, Đức Trạch 5,65%, Nhân Trạch: 6,25%), tỷ lệ trẻ được đến trường cao. Đời sống văn hóa gia đình cũng được thay đổi theo chiều hướng tích cực. Sự dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được nâng lên. Phụ nữ được nắm quyền quản lý, chi tiêu và được xã hội quan tâm. Tuy nhiên mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình thiếu sự bền chặt, tư tưởng “trọng nam” đang tồn tại và chi phối lớn đến cuộc sống gia đình của cư dân biển. Những kiến thức về xã hội, cũng như những kỹ năng xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc chưa được thường xuyên cập nhật nên tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra, tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng, tình trạng thiếu việc làm… đã phần nào ảnh hưởng đến đời sống văn hóa gia đình của các ngư dân ở Bố Trạch.
2.2.4.2. Văn hóa gia đình thể hiện trong các mối quan hệ và chuẩn mực ứng xử của gia đình
* Quan hệ vợ, chồng
Mối quan hệ này trong gia đình truyền thống rất được coi trọng, người xưa từng nói là “đạo vợ chồng”. Tục ngữ có câu “thuận vợ thuận
chồng tát bể đông cũng cạn”. Hiện nay, cùng với sự biến đổi của cuộc sống thì quan hệ hôn nhân gia đình, tình nghĩa vợ chồng cũng có sự thay đổi, “đạo vợ chồng” vẫn được đề cao và sự tôn trọng của chồng đối với vợ, hay của vợ đối với chồng tiếp tục được duy trì. Sự thay đổi lớn biểu hiện ở quan niệm về hôn nhân, trước đây, sự chi phối của cha mẹ trong hôn nhân của con cái là rất lớn, nhiều gia đình cha mẹ đóng vai trò quyết định đến việc chọn bạn đời cho con. Ngày nay, trong gia đình hiện đại ở Bố Trạch, quan hệ vợ chồng thường được xây dựng trên cơ sở tình yêu tự nguyện, bình đẳng tôn trọng lẫn nhau. Những giá trị đó được biểu hiện trong việc chọn vợ, chọn chồng trên cơ sở lựa chọn của người đến tuổi kết hôn. Theo số liệu khảo sát thì có trên 98% (CNVC), 96% (nông dân), 88% (ngư dân),
86% (đồng bào dân tộc thiểu số) người được hỏi cuộc hôn nhân của họ xuất
phát từ tình yêu. Họ có sự tìm hiểu, được chủ động lựa chọn bạn đời cho mình theo những tiêu chí riêng như hợp nhau về lối sống, quan niệm, nhận thức, tâm sinh lý… Và mức độ rất hài lòng về hôn nhân của các đối tượng người dân được hỏi được biểu hiện bằng sơ đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Đánh giá của các nhóm đối tượng khi được hỏi về mức độ hài lòng về cuộc hôn nhân của mình, với sự lựa chọn phương án “rất hài lòng”
Nhưng vấn đề đặt ra ở đây, bên cạnh những thay đổi tích cực đó thì quan hệ hôn nhân, vợ chồng ở Bố Trạch cũng có sự rạn nứt, đó là nạn ly hôn có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo số liệu của Tòa án nhân dân huyện trong năm 2012, đã có 138 đơn đề nghị toà án xử ly hôn, giảm 01 đơn so với năm 2011 (trong đó phụ nữ đứng đơn chiếm tỷ lệ 68%, độ tuổi ly hôn dưới 30 tuổi chiếm 70%). Đối tượng ly hôn nhiều nhất là ở nông dân nông thôn. Lý do chủ yếu được nêu là không hợp nhau trong cách sống, bạo lực gia đình và ngoại tình và tập trung phần lớn vào những gia đình có một trong hai người đi làm ăn ở nước ngoài về. Điều này chứng tỏ nhận thức về hạnh phúc gia đình chưa thực sự đúng mức. Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ tác động của đồng tiền, bạo lực gia đình, nhưng có thể xuất phát từ quan niệm “thoáng” trong hôn nhân, thích thì sống với nhau, không thích thì “sống thử”, để rồi những cuộc hôn nhân chóng vánh, chia tay nhẹ nhàng như không. Pháp luật, rồi sự tự do lựa chọn… không những không giữ được sự ràng buộc cần thiết như đạo đức truyền thống mà còn là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa cha mẹ, anh em trong gia đình.
*Quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Ngày nay, ở Bố Trạch mối quan hệ này đã phát triển theo chiều hướng tích cực hơn. Nó được biểu hiện trong các hình thái gia đình cũng khác nhau. Nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp vẫn được giữ gìn và phát triển. Cha mẹ với con cái vừa là mối quan hệ che chở, chăm sóc, nuôi dạy yêu thương vừa là mối quan hệ bè bạn. Nếu như trước đây cha mẹ luôn có tiếng nói đặc biệt quan trọng, thể hiện rõ quyền uy đối với con cái; ngược lại, con cái chỉ biết nghe và chịu sự chi phối, điều hành của cha mẹ; thì ngày nay con cái đã được đối thoại với cha mẹ, được trao đổi, được thảo luận nhiều vấn đề trong cuộc sống. Con cái có thể nói lên những nguyện vọng, những chính kiến riêng của mình. Cha mẹ không chỉ đơn thuần là những người bề trên dạy bảo con cái,
mà hơn thế trong rất nhiều gia đình ở Bố Trạch, đặc biệt là những gia đình tri thức, cán bộ công nhân viên chức, cha mẹ còn là những người bạn sẵn sàng chia sẽ những tâm tư tình cảm đối với con cái. Và ngược, lại con cái vâng lời, có hiếu với cha mẹ cho trọn đạo làm con. Song, con cái hôm nay không chịu vâng lời một cách máy móc - tức là nội dung chữ Hiếu đã phong phú hơn xưa; để làm tròn chữ Hiếu, không chỉ là ở cạnh để chăm sóc, nâng đỡ cha mẹ lúc tuổi già mà hôm nay thế hệ con cái đã lựa chọn cách sống có ích, phấn đấu vươn lên, đóng góp cho cộng đồng, xã hội cũng là một trong những cách thể hiện tốt đạo làm con.
Điểm khác biệt giữa văn hóa gia đình Bố Trạch hiện nay so với các vùng quê ở phía Bắc, hay ở phía Nam, đó là trọng tình cảm, trong các anh em thì cha mẹ thường dành nhiều tình cảm hơn cho người con út và thường ngoài sự phân chia của cải cho các con thì người con trai út lúc nào cũng được ưu ái hơn “Út trút gia tài”. Bởi vậy, phần lớn các bậc cha mẹ lúc tuổi già thường sống chung với người con trai út “khó cũng anh con út, sướng cũng anh con út”.
Hiện nay, xu thế ít con và việc trông chờ con trông nom, đỡ đần lúc tuổi già bắt đầu có sự thay đổi, có sự cởi mở hơn, trong gia đình nếu chỉ có duy nhất một người con trai nhưng không nhất thiết phải ở với cha mẹ mà tùy vào hoàn cảnh, công việc để có thể sống riêng hay sống xa nhà, hiện tượng những gia đình hạt nhân (duy chỉ có cha, mẹ) từ 55 tuổi trở lên có chiều hướng gia tăng. Hơn nữa, do nhu cầu công việc, con cái phải ở xa nhà và việc tách hộ (nhưng ở chung một nhà) để cha mẹ già được hưởng các chế độ ưu đãi của nhà nước như hộ nghèo, trả tiền điện và các chế độ khác cũng làm gia tăng số lượng hộ gia đình chỉ có những người già.
Ngày nay, sự biểu hiện của văn hóa gia đình ở Bố Trạch là sự chu đáo, hết lòng vì con trong mọi lĩnh vực, trong đó lĩnh vực học hành là đáng kể
nhất. Các gia đình đều dành khoản chi tiêu lớn cho việc học tập và tạo dựng nghề nghiệp cho con. Tình yêu cho con cái cũng có sự thay đổi khá lớn về quan niệm trong thời đại mới, với mô hình gia đình từ 1 - 2 con, thì tình yêu và sự chăm sóc ấy lại càng toàn vẹn hơn về cả thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, tàn dư của những tật xấu không vì thế mà bị mất đi. Nhiều người cha, người mẹ vì một lý do nào đó mà vẫn có những hành vi bạo lực, ngược đãi con, lạm dụng sức lao động của con trẻ. Theo báo cáo của Phòng giáo dục huyện, có 35 trẻ em phải bỏ học giữa chừng vì điều kiện gia đình và vì nhận