Tình hình kinh tế, văn hóa xã hộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa gia đình ở huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 54)

- Quan niệm văn hoá gia đình

2.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa xã hộ

Toàn huyện có 2 thị trấn và 28 xã, trong đó có 11 xã miền núi, dân tộc đặc biệt khó khăn. Theo niên giám thống kê Bố Trạch, năm 2012, dân số toàn huyện 181.932 người, gồm 02 dân tộc chính là người Kinh (chiếm 98,08%) và người Ma Coong gồm 667 hộ với 3.436 nhân khẩu (chiếm 1,92%). Dân cư phân bổ các vùng không đều nhau, tập trung chủ yếu các xã, thị trấn vùng đồng bằng, vùng ven biển. Vùng núi rẻo cao gồm 02 xã: Tân Trạch, Thượng

Trạch và 02 bản: Ngọn Rào (xã Sơn Trạch), Bản Khe Ngát thuộc Thị trấn Nông trường Việt Trung; vùng biển gồm: Hải Trạch, Nhân Trạch, Đức Trạch, Thanh Trạch.

2.1.2.1. Lĩnh vực kinh tế

Sau khi thống nhất đất nước, năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam quyết định hợp nhất 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh thành một tỉnh mới với tên gọi Bình Trị Thiên. Qúa trình hợp nhất và chỉ đạo hoạt động có nhiều vấn đề bất cập xảy ra. Vì thế, năm 1989, Nhà nước quyết định chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế để phù hợp với khả năng quản lý. Bố Trạch là một trong 7 huyện, thị của Tỉnh Quảng Bình.

Trong điều kiện vừa mới chia tách cùng với điều kiện thiên tai khắc nghiệt, nền kinh tế - xã hội có điểm xuất phát thấp, vì vậy nhiều năm liền tốc độ tăng trưởng thấp, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo từ 20 - 25%.

Những năm gần đây, mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn do tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường đã tác động lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện cùng với việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV, Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhân dân toàn huyện đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành quả quan trọng.

Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, cơ cấu đầu tư toàn xã hội ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 7,83%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,21%; ngành công nghiệp xây dựng tăng 13,4%. Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 16,0%. GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 18,7 triệu đồng/người/năm. Đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ đời

sống, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, xây dựng các vùng chuyên canh, thâm canh. Sản xuất nông nghiệp chuyển dần sang hướng nâng cao giá trị, hiệu quả trên một đơn vị diện tích, năm 2012, tổng sản lượng lương thực đạt 46.891.000 tấn đạt 103,5% kế hoạch. Chương trình phát triển chăn nuôi được đẩy mạnh. Với " Đề án phát triển chăn nuôi" giai đoạn 2 và các chính sách hỗ trợ phù hợp , năm 2012, giá trị ngành chăn nuôi chiếm 44,9% trong giá trị ngành nông nghiệp; Chương trình phát triển thủy sản được triển khai thực hiện có hiệu quả. Là địa phương có biển, đầm phá, Bố Trạch đã phát triển mạnh nuôi trồng thủy hải sản. Toàn huyện có 1.029 ha nuôi trồng thủy sản, năm 2012, sản lượng đánh bắt đạt 19.058,8 tấn đạt 100,3% KH bằng 108,4 % so với cùng kỳ. Song song với các "lợi thế" trên, phía Tây huyện Bố Trạch còn một tiềm năng lớn, đó là giá trị từ cây cao su mà nhân dân ở đây thường ví "vàng trắng". Đến năm 2012, toàn huyện đã trồng mới được trên 10.000 ha trong đó đã có nhiều ha được đưa vào khai thác đem lại sự khá giả cho nhiều người dân.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng 14,85%; hệ thống lưới điện từng bước được đầu tư nâng cấp và mở rộng, có 100% xã, thị trấn dùng lưới điện quốc gia, có trên 99,7% hộ gia đình sử dụng điện.

Các loại hình dịch vụ phát triển nhanh, chất lượng ngày càng được nâng cao, Năm 2012, toàn huyện có 328 doanh nghiệp và hợp tác xã (tăng 38 doanh nghiệp), 492 trang trại đạt 2 tiêu chí về quy mô diện tích và giá trị hàng hoá (tăng 19 trang trại so với cùng kỳ), gần 800 trang trại đạt một trong hai tiêu chí (theo quy định mới); có trên 12.720 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể hoạt động trên các lĩnh vực (tăng 680 cơ sở so với cùng kỳ). Các loại hình kinh tế trên đã tạo việc làm thường xuyên cho gần 25.000 lao động và trên 2.500 lao động thời vụ, doanh thu trên 4.200 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước

gần 30 tỷ đồng, đã góp phần tích cực trong giải quyết việc làm và giảm nghèo ở nông thôn. Đặc biệt, cùng với Phong Nha - Kẻ bàng được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, các hoạt động hỗ trợ và dịch vụ du lịch trên địa bàn sôi động hẳn lên. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17,02% cao hơn 1,02% so với mục tiêu đề ra. Tỷ trọng giá trị dịch vụ tăng từ 30,3% năm 2005 lên 38,07% năm 2012. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, du lịch tăng 24,6% năm, gấp 3 lần so với 5 năm trở về trước. Cơ sở hạ tầng khu du lịch Phong Nha - Kẻ bàng tiếp tục được quan tâm, đầu tư, thu hút khách đến tham quan tăng bình quân 13,4% năm.

2.1.2.2. Lĩnh vực văn hóa xã hội

Giáo dục đào tạo chuyển biến rõ rệt, quy mô, chất lượng tiếp tục được mở rộng và nâng cao, từng bước chuẩn hóa và xã hội hóa. Công tác phổ cập giáo dục, xây dựng trường chuẩn quốc gia, giáo dục miền núi, miền biển luôn được chú trọng. 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; có 39 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm tỉ lệ 36,1%; Công tác khuyến học, khuyến tài được nhân dân hưởng ứng tích cực và phát triển rộng rãi. Hoạt động văn hóa, thể thao và thông tin truyền thông có nhiều tiến bộ. Đẩy mạnh chương trình xây dựng làng văn hóa, cơ quan văn hóa gắn với phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” tạo bước chuyển biến căn bản về môi trường văn hóa, nếp sống văn hóa mới, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Công tác dân số, y tế có nhiều chuyển biến tích cực, dịch vụ khám và chữa bệnh mở rộng, quan tâm đến đối tượng chính sách, người nghèo, bà mẹ, trẻ em. Các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường thực hiện có hiệu quả. 93,3% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 30/30 trạm y tế có bác sỹ. Công tác dân số được tập trung chỉ

đạo, chương trình truyền thông ngày càng đa dạng, phong phú; tỷ suất sinh bình quân giảm 21%o, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10%o.

Công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách có nhiều tiến bộ, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 3.000 - 3.500 lao động, năm 2012 có 3.860 lao động được giải quyết, trong đó, xuất khẩu lao động 1.020 người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, từ 24% năm 2005 xuống còn dưới 5% năm 2010 (theo chuẩn cũ) và năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo 15,2% (theo chuẩn mới). Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 19,6%, tỷ lệ hộ dùng nước sạch đạt 80%. Bình quân mỗi năm có 3.500 đến 3.800 lao động được tạo việc làm mới, trong đó xuất khẩu lao động chiếm 15,4%.

Tuy nhiên, trước tình hình thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng, trước xu thế hội nhập mở cửa, huyện Bố Trạch vẫn bộc lộ một số khuyết điểm yếu kém cơ bản, đó là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và thiếu bền vững. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, vẫn còn mang nặng một nền sản xuất nông nghiệp độc canh, chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của các vùng, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Nguồn thu ngân sách thiếu bền vững, phụ thuộc nhiều vào nguồn thu cấp quyền sử dụng đất.

Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học chưa đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp phát triển giáo dục. Giáo dục mũi nhọn, đào tạo sau đại học vẫn còn chưa tương xứng. Chưa quan tâm đúng mức đến môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ở mức thấp, các thiết chế văn hóa chưa được đầu tư đồng bộ. Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên còn ở mức cao, chất lượng hoạt động của một số trạm y tế còn hạn chế…

Chính thực trạng kinh tế - xã hội đã có tác động trực tiếp đến vấn đề văn hóa gia đình huyện Bố Trạch đặc biệt là những thành tựu về kinh tế - xã

hội sau gần 30 năm đổi mới; sự khởi sắc và sự phát triển toàn diện của huyện là động lực và nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển, xây dựng văn hóa gia đình của huyện Bố Trạch hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa gia đình ở huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w