Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa gia đình ở huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 121)

- Quan niệm văn hoá gia đình

3.2.5. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

Cần xác định gia đình và xây dựng văn hóa gia đình là vấn đề của toàn xã hội, đây là vấn đề lớn, đa dạng và lâu dài. Nó không thể chỉ là công việc của một ngành nào, đoàn thể nào mà là công việc chung của toàn xã hội. Trong quá trình tổ chức thực hiện các cấp ủy Đảng phải trực tiếp lãnh đạo, chính quyền là người trực tiếp thực hiện, Mặt trận, các đoàn thể chính trị xã hội, phòng giáo dục, phòng văn hóa thông tin... là những đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện.

Cần có quyết tâm, sự thống nhất về mặt tổ chức chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND, UBMTTQ và các đoàn thể trong quá trình triển khai các phong trào thi đua yêu nước của từng tổ chức nhằm động viên được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, trước hết quan tâm từ mỗi gia đình, cụm dân cư, xã, thị trấn, cơ quan, trường học... trên mọi địa bàn. Nêu cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền, mặt trận và các đoàn thể mỗi địa phương đối với quá trình thực hiện cuộc vận động ở từng cơ sở. Phải có sự phối hợp thường xuyên và đồng bộ giữa chính quyền với mặt trận và các đoàn thể quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng, khơi dậy được tiềm năng, lòng nhiệt tình, tính tự giác của mọi tầng lớp nhân dân.

Trong quá trình thực hiện, các ngành, các đoàn thể phải xây dựng nội dung chương trình hành động cụ thể để phát huy cao nhất khả năng của từng thành viên. Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ trong mọi việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, huy động mọi tiềm năng để đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng “gia đình văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Xây dựng các tiêu chí phù hợp với từng thôn, làng, tổ dân phố và các gia đình, để phong trào thực sự hiệu quả, tạo ra mội trường văn hóa ngay chính trong gia đình và cộng đồng dân cư... Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể phải huy động các tầng lớp nhân dân tham gia bàn bạc nhiều vấn đề thiết thực tại địa phương về phát triển kinh tế, về trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông, thực hiện các nội quy, hương ước của địa phương về tổ chức cưới, tang lễ… theo nếp sống mới.

Hội liên hiệp phụ nữ có vai trò nòng cốt trong công tác xây dựng gia đình và văn hoá gia đình. Hiện nay, lực lượng phụ nữ ở Bố Trạch chiếm 52% dân số, lao động nữ chiếm 48%, với vai trò là trung tâm của các mối quan hệ

trong gia đình, người phụ nữ cần phải được trang bị những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc. Với thiên chức là người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người, người phụ nữ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và phát triển gia đình; nhất là trong cuộc sống hiện đại, người phụ nữ có vai trò rất lớn trong việc hình thành những giá trị văn hoá mới; là người chọn lọc, phát triển và nhân lên những giá trị văn hóa tốt đẹp cho các thành viên trong gia đình.

Với vai trò là tổ chức đoàn thể chính trị xã hội có chức năng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người phụ nữ, Hội cần thường xuyên vận động, tiếp cận với từng hội viên phụ nữ, từng thành viên trong gia đình, từ đó, đề ra các biện pháp, kịp thời điều chỉnh sự chỉ đạo trong công tác xây dựng gia đình cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn khách quan.

Từ cuộc vận động xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Hội phụ nữ cần rút ra những kinh nghiệm bổ ích và cần phát huy trong cuộc vận động này. Đó là phải làm cho mọi người, đặc biệt là các hội viên hiểu rõ quan điểm của Đảng, mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của các cuộc vận động. Trong quá trình thực hiện, lực lượng phụ nữ phải luôn đi đầu và phát huy vai trò nòng cốt. Trong quá trình tiến hành cuộc vận động, cần đôn đốc, kiểm tra, rút kinh nghiệm để chỉ đạo kịp thời, sát sao, đúng đắn. Luôn theo dõi, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các gia đình thực hiện được những tiêu chuẩn đã học tập, đăng ký.

Để nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa gia đình là một công cuộc lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức. Với phương châm “Hướng về cơ sở”, Hội phụ nữ Bố Trạch luôn coi trọng công tác tuyên truyền, vận động nhằm lôi cuốn được đông đảo quần chúng hưởng ứng, tham gia. Đồng thời, phải phát động chiều sâu, giải quyết những việc cụ thể có kết quả thực tế như: hỗ trợ phụ nữ phát

triển kinh tế, phong trào “tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, nhân rộng mô hình phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi, giáo dục các phẩm chất của người phụ nữ trong thời đại mới “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”…, làm cho chị em tin tưởng và tham gia tích cực thực hiện các mục tiêu của cuộc vận động xây dựng gia đình " 5 không - 3 sạch" và gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong xây dựng văn hóa gia đình. Thanh niên luôn là lực lượng đi đầu trong mọi hoạt động, lực lượng thanh niên hiện nay chiếm hơn 30% dân số của địa phương, do đó, có vị trí quan trọng trong cộng đồng dân cư. Với tính nhạy bén, năng động và sáng tạo, có ý thức tự chủ, có thị hiếu văn hoá lành mạnh, sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ nên thanh niên là lực lượng chủ yếu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Phát huy những truyền thống tốt đẹp của thanh niên, tuổi trẻ Bố Trạch cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức về cuộc vận động “Thanh niên sống đẹp vì cuộc sống cộng đồng”, Huyện Đoàn cùng với MTTQ, Hội phụ nữ, Hội nông dân phối hợp hành động, làm cho đời sống văn hoá của nhân dân ở cơ sở ngày càng thêm sinh động và phong phú.

Song song với việc thanh niên tham gia nâng cao chất lượng văn hóa gia đình, xây dựng đời sống văn hóa mới, cần phải bồi dưỡng cho họ những chuẩn mực giá trị tư tưởng chính trị, chuẩn mực giá trị thẩm mỹ văn hoá truyền thống, đặc biệt là những giá trị tốt đẹp của gia đình, văn hóa gia đình. Việc xây dựng môi trường văn hoá gia đình - văn hoá xã hội là việc làm cần thiết, bởi đây là yếu tố tác động đa chiều đến tâm hồn, tình cảm, lối sống của thanh niên.

Phải khẳng định rằng Đoàn Thanh niên huyện Bố Trạch là một trong những lực lượng xung kích trên mặt trận xây dựng văn hoá gia đình và gia

đình văn hoá của huyện nhà. Sự đóng góp của đoàn vào cuộc vận động là ở chỗ làm cho giới trẻ và quần chúng nhân dân nhận thức rõ về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn hóa gia đình, đồng thời, tăng cường giáo dục cho đoàn viên về truyền thống tốt đẹp của gia đình giúp họ sống có lý tưởng, phấn đấu, rèn luyện phẩm chất đạo đức phù hợp với thời đại mới.

Các cấp bộ đoàn cần xây dựng chương trình, kế hoạch liên tịch với các ban ngành, nhất là ngành văn hoá - thông tin để tranh thủ và tạo sức mạnh đồng bộ trong việc động viên tuổi trẻ tham gia xây dựng gia đình và gia đình văn hóa. Tham gia giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để làm giàu thêm văn hóa Việt Nam.

Hội Cựu chiến binh tham gia cuộc vận động xây dựng văn hóa gia đình ở Bố Trạch. Với tư cách là các Cựu chiến binh tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới của Tổ quốc, Hội tiếp tục động viên các hội viên phát huy vai trò, bản chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ, gương mẫu trong hành động, ứng xử, hay trong mọi hoạt động tại gia đình và xã hội. Tham gia giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng, về đạo đức, lối sống có văn hoá, tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình...

Hội Nông dân huyện là một trong những thành viên tích cực của công tác xây dựng gia đình, nâng cao chất lượng văn hóa gia đình tại địa phương. Đặc biệt, nông dân là lực lượng then chốt trong quá trình thực hiện mục tiêu quốc gia “xây dựng nông thôn mới”, đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là chương trình quốc gia mang tính toàn diện lần đầu tiên được thực hiện trên quy mô cả nước. Xây dựng nông thôn mới là để đáp ứng yêu cầu bền vững của đất nước, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, đồng thời, thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng

kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các h́nh thức tổ chức sản xuất hợp lư, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu vận động của hội là: Xây dựng người nông dân trong thời kỳ đổi mới có nếp sống lành mạnh, có kiến thức, trách nhiệm với gia đình, quê hương, đất nước. Cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất. Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh, xây dựng nông thôn mới đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa gia đình ở Bố Trạch.

Liên đoàn Lao động huyện Bố Trạch đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nội dung và chỉ đạo, đôn đốc cuộc vận động xây dựng “cơ quan văn hóa, đơn vị văn hóa”. Hướng hoạt động chủ yếu của Liên đoàn Lao động là tăng cường giáo dục ý thức kỷ luật lao động công nghiệp, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mọi cán bộ, công chức, làm cơ sở vững chắc cho việc hình thành, phát triển tập thể văn hóa, gia đình văn hóa. Là lực lượng đi đầu, gương mẫu, mỗi một cán bộ, đảng viên cần phải nêu cao tinh thần tự giác, gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tham gia tích cực trong các cuộc vận động “ngày vì người nghèo”, phát huy tinh thần tương thân tương ái, hướng về cộng đồng, chung tay xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh phát huy vai trò nòng cốt của các đoàn thể, Phòng Văn hóa thông tin, Phòng giáo dục đào tạo, Phòng lao động thương binh xã hội... tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành để xây dựng kế hoạch thực hiện xây dựng môi trường văn hóa gia đình, cộng đồng, xã hội. Ngành giáo

dục lại đi vào chiều sâu từng học sinh thông qua giáo dục học đường, tuyên truyền những chuẩn mực về đạo đức, lối sống, những nét đẹp văn hóa của gia đình, giáo dục những kỹ năng sống, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp...; Ngành lao động thương binh xã hội tuyên truyền giáo dục về các chính sách xã hội đối với gia đình, đền ơn đáp nghĩa, chống các tệ nạn xã hội... Điều cần lưu ý, trong phương pháp tuyên truyền, không nên sử dụng biện pháp chung chung mà cần có những biện pháp tuyên truyền giáo dục phù hợp với chức năng và đặc trưng riêng của ngành mình, tùy theo từng đối tượng, lứa tuổi, ngành nghề.. để có những hình thức truyền thông thích hợp. Có như vậy, hiệu quả tuyên truyền giáo dục mới sâu sát với mục tiêu đề ra.

Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá thường xuyên, định kỳ trên cơ cở kế hoạch hoạt động của từng cơ quan, đơn vị. Nghiên cứu xây dựng các mô hình gia đình với các tiêu chí phù hợp, tiến hành tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và nhân rộng mô hình.

Điều quan trọng nhất, để nâng cao chất lượng văn hóa gia đình cần phải gắn với việc thực hiện các cuộc vận động lớn, các phong trào thi đua yêu nước của các tổ chức đoàn thể và xem đây cuộc vận động văn hóa lớn mang tính lâu dài và có ý nghĩa chính trị xã hội vô cùng sâu sắc, quan trọng. Tiếp tục một bước thực hiện đưa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chung, là một mắt xích quan trọng trong quá trình đổi mới, thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH quê hương Bố Trạch. Do đó, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể tổ chức xã hội đều có trách nhiệm triển khai thực hiện phong trào đầy đủ và nghiêm túc.

Như vậy, để đạt được những kết quả về xây dựng văn hóa gia đình và nâng cao chất lượng văn hóa gia đình nhằm phát huy những nét đẹp trong văn

hoá gia đình truyền thống, tiếp thu những nét văn hóa mới trong đời sống hiện đại, đòi hỏi các cấp, các ngành, cấp uỷ, chính quyền cơ sở cần phải quan tâm thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp; đồng thời, có những cơ chế chính sách phù hợp để văn hóa gia đình Bố Trạch tiếp tục được củng cố, làm cơ sở, nền tảng xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa gia đình ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xây dựng văn hóa gia đình ở huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w