- Quan niệm văn hoá gia đình
1.2.1. Những tác động của văn hóa gia đình đối với sự phát triển con ngườ
con người
Như chúng ta đã biết con người bắt đầu từ gia đình. Văn hóa con người bắt đầu từ văn hóa gia đình và mang dấu ấn của văn hóa gia đình. Gia đình chính là cái gốc của con người, nơi con người được sinh ra, được bắt đầu một
cuộc đời. Và trong suốt cuộc đời cho đến khi kết thúc, gia đình luôn là điểm tựa, là cội nguồn tình cảm, là cái nôi của sự bình yên. Chính sự bình yên ấy là yếu tố vô cùng cần thiết cho cuộc sống con người và cho xã hội.
Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và cha, mẹ cũng là những người thầy đầu tiên của con trẻ. Tác phẩm "Phương án 0 tuổi- Chiếc nôi ươm hạt giống tài năng" của Phùng Đức Toàn đã trích dẫn lời của nhà triết học Helvetius cho “Cho dù một đứa trẻ bình thường, chỉ cần giáo dục đúng cách cũng có thể trở thành một người phi thường” [48; 53].Gia đình là một môi trường văn hóa, nhưng khác với các môi trường văn hóa khác, gia đình tạo ra bầu không khí văn hóa đầu tiên mà con người với tư cách là một cá thể được gắn bó, được hít thở, được tiếp nhận để hình thành nhân cách con người. Từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, con người trải qua nhiều giai đoạn, lứa tuổi khác nhau. Mỗi giai đoạn phát triển con người có những đặc điểm tâm sinh lý đặc thù, nó được bộc lộ rõ nét trong môi trường gia đình và được các thành viên trong gia đình hiểu để có những tác động, giáo dục hiệu quả. Gia đình cũng chính là tổ ấm, là nơi thể hiện những tình cảm gắn bó sâu sắc giữa các thành viên, chính những tình cảm ấm áp, thiêng liêng ấy sẽ tạo nên một môi trường văn hóa gia đình lành mạnh. Văn hóa gia đình càng cao, càng phong phú, tinh tế, đa dạng càng tác động tích cực đến việc giáo dục, hình thành nhân cách con người. Ngược lại, văn hóa gia đình ở trình độ thấp, đơn điệu, thô thiển, rập khuôn thì sẽ tạo ra những “sản phẩm” con người què quặt, hư hỏng.
Chính vì vậy, để tạo ra những con người mới phát triển toàn diện, có tri thức, có lương tâm, đạo đức, sống có đạo lý, biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân nhằm thỏa mãn chung mọi nhu cầu về tâm lý, tinh thần, tình cảm và vật chất của mỗi thành viên trong gia đình thì nhất thiết phải có sự tổng hợp của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như môi trường văn hóa gia đình, trường học và xã hội nhưng văn hóa gia đình là môi trường đầu tiên chắp đôi cánh cho con người vào đời với niềm vui sáng tạo, cảm nhận được vai
trò làm chủ của mình trong việc chiếm lĩnh tri thức và có đầy đủ ý thức trách nhiệm đối với gia đình, đất nước. Môi trường văn hóa gia đình sẽ là cái cầu nối cho con người tiếp xúc với xã hội. Văn hóa gia đình sẽ trang bị cho con cái những kiến thức kế thừa, những kết cấu nhân cách xã hội, truyền đạt những tri thức và những tư tưởng cao đẹp, những mẫu mực nhân cách, những hệ thống hành vi phù hợp với những hệ giá trị văn hóa của dân tộc, của gia đình.