2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp
- Thu thập tổng hợp số liệu, thông tin trên các sách, báo, tạp chí NH, internet…
- Các số liệu thực tế thu thập tại phòng Kế toán và phòng Kế hoạch kinh doanh của NH Agribank – Chi nhánh Long Xuyên.
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Điều tra phỏng vấn KH thông qua bảng câu hỏi nhằm tìm hiểu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của KH đối với các dịch vụ thẻ của NH, các khó khăn gặp phải khi sử dụng và ý kiến đóng góp từ phía KH.
- Thu thập số liệu sơ cấp:
+ Thu thập ý kiến KH từ bản câu hỏi phỏng vấn. + Vùng chọn mẫu: địa bàn thành phố Long Xuyên
14
+ Cỡ mẫu: 108 (theo Parasuraman (1991) số quan sát tối thiểu phải gấp 4 - 5 lần số biến. Dự kiến nghiên cứu có 21 biến, số quan sát gấp 5 lần số biến = 105 quan sát)
+ Phương pháp chọn mẫu: phi xác suất (chọn mẫu thuận tiện).
+ Đối tượng phỏng vấn là các KH đến sử dụng dịch vụ thẻ tại quầy giao dịch và các địa điểm có đặt máy ATM của Agribank Long Xuyên.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Mục tiêu 1
Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối đồng thời tính tỷ trọng từng khoản mục nghiên cứu nhằm xác định mức độ biến động, kết cấu của các loại thẻ trong tổng số thẻ phát hành và doanh số thanh toán thẻ của NH. Kết hợp phương pháp thống kê mô tả để thấy được tình hình phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ tại NH.
Phân tích số liệu bằng phương pháp so sánh: dựa trên phương pháp so sánh số liệu tương đối và phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối giữa các năm để thấy được sự tăng trưởng trong hoạt động thẻ tại NH.
* Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Δy = y1 – y0 Trong đó:
y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau
Δy : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
* Phương pháp so sánh số tương đối Mục đích của so sánh số tương đối:
- So sánh hai chỉ tiêu cùng loại nhưng có mối liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một số chỉ tiêu nào đó qua thời gian.
- So sánh hiệu quả với kỳ hoạt động trước, cho thấy sự tăng giảm trong hiệu quả hoạt động.
15
Công thức số tương đối động thái kỳ gốc liên hoàn:
Trong đó:
yi: mức độ cần thiết nghiên cứu (mức độ kỳ báo cáo) yi-1: mức độ kỳ trước (mức độ dùng làm cơ sở so sánh) ti: là tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế
Ngoài ra trong quá trình phân tích còn sử dụng biểu đồ và biểu bảng để mô tả số liệu.
2.2.2.2 Mục tiêu 2
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để thống kê mô tả và phân tích số liệu sơ cấp thu thập được. Để định lượng được các nhân tốảnh hưởng đến sự hài lòng của KH cần tiến hành 2 bước sau:
- Đánh giá độ tin cậy của dữ liệu
Tác giả sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của dữ liệu sử dụng trong thang đo. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình phân tích. Bên cạnh đó còn giúp người phân tích đánh giá độ tin cậy của dữ liệu thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,80 đến gần 1 thì thang đo đo lường tốt, 0,70 đến gần 0,80 là sử dụng được” (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008b, trang 24).
- Sau đó sử dụng mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng (Factor Analysis)
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật dùng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu.
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008b, trang 31), “Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu”. % 100 * 1 i i i y y t (2.3)
16
Ngoài ra, phân tích nhân tố còn dựa vào giá trị eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Chỉ những nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình. Đại lượng eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn 1 biến gốc.
Một phần quan trọng trong bảng kết quả phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (component matrix) hay ma trận nhân tố khi các nhân tố được xoay (rotated component matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa nhân tố (mỗi biến là đa thức của các nhân tố). Những hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu diễn tương quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết các biến và nhân tố có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích nhân tố, nên các hệ số tải nhân tố phải có trọng số lớn hơn 0,5 thì mới đạt yêu cầu. Mô hình EFA có dạng như sau:
Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + … + WikXk Trong đó:
Fi : ước lượng trị số của nhân tố thứ i Wi: quyền số hay trọng số nhân tố k : số biến
2.2.2.3 Mục tiêu 3
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội để ước lượng mức độảnh hưởng của các yếu tố (biến độc lập) đến sự hài lòng của KH khi sử dụng dịch vụ thẻ tại NH Agribank Long Xuyên..
Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008a, trang 236), mô hình hồi quy tuyến tính bội được mở rộng từ mô hình hồi quy hai biến bằng cách thêm vào một số biến độc lập để giải thích tốt hơn cho biến phụ thuộc.
Mô hình hồi quy của đề tài nghiên cứu có dạng như sau: Yi = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + … + βiXi + ei
Trong đó:
- Y (biến phụ thuộc): Sự hài lòng của KH sử dụng dịch vụ thẻ tại NH - X1, X2, X3, Xi (các biến độc lập): các nhân tố mới được rút ra từ phân tích nhân tố (các biến ảnh hưởng đến sự hài lòng của KH).
(2.4)
17
- Các hệ số βi được gọi là hệ số hồi quy riêng phần (Partial regression coefficients).
- Thành phần ei là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi σ2.
Một giả định quan trọng đối với mô hình hồi quy tuyến tính là không có biến giải thích nào có thể được biểu thị dưới dạng tổ hợp tuyến tính với những biến giải thích còn lại. Nếu tồn tại một mối quan hệ tuyến tính như vậy, khi đó xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
*Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội:
“R2 có khuynh hướng là một ước lượng lạc quan của thước đo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trường hợp có hơn 1 biến giải thích trong mô hình. Mô hình thường không phù hợp với dữ liệu thực tế như giá trị R2 thể hiện. Trong tình huống này, R2điều chỉnh (Adjusted R square) từ R2 được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội, và được tính như sau:
Trong đó, p là số biến độc lập trong phương trình. So sánh 2 giá trị R2 và R2 điều chỉnh ta sẽ thấy R2 điều chỉnh nhỏ hơn R2, dùng nó đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình” (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008a, trang 238).
*Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Kiểm định F dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể.
Giả thuyết Ho β1 = β2 = β3 = … = βi = 0
“Nếu giả thuyết Ho bị bác bỏ, thì kết luận rằng kết hợp của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được thay đổi của Y, điều này cũng có nghĩa là mô hình ta xây dựng phù hợp với dữ liệu” (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008a, trang 239).
2.2.2.4 Mục tiêu 4
Từ những kết quả phân tích trên Phân tích ma trận SWOT để thấy rõ điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và đe dọa trong HĐKD thẻ của NH kết hợp với ý kiến đánh giá của KH để đề ra các giải pháp nhằm phát triển HĐKD thẻ của NH.
18 Phương pháp phân tích SWOT
Một doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo dựng lợi thế cạnh tranh bằng cách kết hợp các cơ hội – thách thức – điểm mạnh – điểm yếu của mình, sau đó phát triển chúng thành những giải pháp phù hợp.
Theo Nguyễn Quốc Nghi và Lê Quang Viết (2010, trang 116) để phát triển chiến lược dựa trên bản phân tích SWOT, các doanh nghiệp cần phải thiết kế một ma trận các nhân tố, được gọi là ma trận SWOT được trình bày như sau:
SWOT ĐIỂM MẠNH (S) ĐIỂM YẾU (W)
CƠ HỘI (O) S + O W + O
THÁCH THỨC (T) S + T W + T
Lập một ma trận SWOT bao gồm các bước sau: 1. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức. 2. Liệt kê các điểm yếu chủ yếu bên trong tổ chức. 3. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức.
4. Liệt kê các đe dọa quan trọng bên ngoài tổ chức.
5. Kết hợp điểm mạnh bên trong và cơ hội bên ngoài và ghi kết quả vào ô chiến lược SO.
6. Kết hợp điểm yếu bên trong và cơ hội bên ngoài và ghi kết quả vào ô chiến lược WO.
7. Kết hợp điểm mạnh bên trong và mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả vào ô chiến lược ST.
8. Kết hợp điểm yếu bên trong và nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả vào ô chiến lược WT.
19
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH TP LONG XUYÊN 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK VIỆT NAM
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay, NH Agribank là NH thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
NH Agribank Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty nhà nước, là doanh nghiệp nhà nước hạn đặc biệt, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam có thời hạn hoạt động là 99 năm.
Agribank là NH lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng KH. Tính đến 31/12/2012, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:
- Tổng tài sản: trên 617.859 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn: trên 540.378 tỷ đồng. - Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng.
- Tổng dư nợ: trên 480.453 tỷ đồng.
- Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia.
- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ.
Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ NH phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ NH tiên tiến. Agribank là NH đầu tiên hoàn thành dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán KH (IPCAS) do NH Thế giới tài trợ. Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu KH là hộ sản xuất, hàng chục ngàn KH là doanh nghiệp và là một trong số các NH có quan hệ NH đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.043 NH đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Agribank đã danh dự được Đảng và nhà nước, chính phủ, ngành NH, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý. Với vị thế là NHTM – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã và đang không ngừng nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng
20
khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
Nguồn: Phòng Kế toán Agribank Long Xuyên, 2013
Hình 3.1 Mô hình tổ chức bộ máy điều hành của Agribank Việt Nam
Chi nhánh nước ngoài
Phòng giao dịch Chi nhánh loại III Chi nhánh
Phòng giao dịch
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Ban kiểm soát
Ủy ban Quản lý rủi ro Ban thư ký HĐTV TỔNG GIÁM ĐỐC Kế toán trưởng Các phó Tổng giám đốc Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ
Hệ thống ban chuyên môn nghiệp vụ
Sở giao dịch Văn phòng đại diện Đơn vị sự nghiệp Công ty con Chi nhánh loại I, Loại II
21
3.2 TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK – CHI NHÁNH TP LONG XUYÊN 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Hiện nay Agribank chi nhánh Tp Long Xuyên là chi nhánh loại 3 trong hệ thống tổ chức của Agribank Việt Nam, có con dấu riêng, được hạch toán độc lập, tổ chức hoạt động theo điều lệ và quy chế của Agribank Việt Nam.
Tên: NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thành phố Long Xuyên.
Địa chỉ: 40-42-44 Hai bà Trưng, Mỹ Long, Long Xuyên. Điện thoại: 076.3846367, Fax: 076.3842549.
Ngày 03/04/1995 Tổng giám đốc Agribank Việt Nam đã ra quyết định thành lập Agribank Việt Nam chi nhánh Trưng Vương (trực thuộc Agribank Việt Nam chi nhánh tỉnh An Giang) với mô hình hoạt động như một phòng giao dịch. Đến năm 2000 đổi tên thành Agribank Việt Nam chi nhánh thành phố Long Xuyên và hoạt động cho đến nay.
Qua nhiều năm hoạt động, NH Agribank Việt Nam chi nhánh thành phố Long Xuyên đã khẳng định vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế thành phố Long Xuyên cũng như tỉnh An Giang và ngày càng khẳng định uy tín, vị thế của mình. Với chức năng “đi vay để cho vay”, Agribank Việt Nam chi nhánh thành phố Long Xuyên đã khai thác có hiệu quả nguồn vốn huy động để có thể phát vay cho người dân trên địa bàn có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh,…. NH Agribank Việt Nam chi nhánh thành phố Long Xuyên luôn là bạn đồng hành cùng với nhân dân thành phố Long Xuyên luôn ra sức thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, của ngành trong việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, với phương châm “NH và nông dân cùng nhau kinh doanh cùng nhau hướng tới tương lai”.
Agribank Việt Nam chi nhánh thành phố Long Xuyên hoạt động theo nguyên tắc “trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả” nên hơn 10 năm trưởng thành và phát triển NH đã khẳng định được vị thế của mình trong ngành NH trên địa bàn thành phố Long Xuyên, xem KH là “thượng đế”, qua chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ với phong cách làm việc nhanh gọn, tận tình, chu đáo và chữ “tín” được đặt lên hàng đầu đã quyết định sự thành công của NH.
22
3.2.2 Cơ cấu tổ chức
Nguồn: Phòng Kế toán Agribank Long Xuyên, 2013
Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh Long Xuyên Chức năng nhiệm vụ của Ban giám đốc:
- Giám đốc NH: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành chung, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong HĐKD đối với giám đốc NH