4.1.3.1 Tình hình kinh doanh dịch vụ thẻ
Thu nhập trong kinh doanh thẻ
Hoạt động thẻ là 1 loại hình dịch vụ mang lại cho NH nguồn thu tương đối lớn. Các nguồn thu từ hoạt động này bao gồm phí phát hành, các khoản phí thường niên, phí thu từ các ĐVCNT, phí chậm trả, …. Ngoài ra còn có các loại phí gia hạn mức tín dụng, phí tra soát, phí cấp lại thẻ bị mất cắp, thất lạc...
40
Nhìn chung thu nhập từ HĐKD thẻ tăng giảm không đều. Cụ thể năm 2011 thu nhập đạt gần 1,8 tỷ đồng tăng trên 21% so với 2010. Tuy nhiên khoản thu này của NH năm 2012 lại giảm 19,3% so với 2011, chỉ đạt gần 1,5 tỷ đồng thậm chí thấp hơn mức thu nhập của năm 2010 19 triệu đồng.
Việc đẩy mạnh mở rộng thị phần đã góp phần làm tăng trưởng thu nhập đáng kể cho NH trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đầu năm 2012 hệ thống Agribank Việt Nam nói chung, NH Agribank Long Xuyên nói riêng triển khai liên tục 4 chương trình khuyến mại dành cho chủ thẻ và các ĐVCNT, từ tháng 3 đến hết tháng 6 như một lời tri ân gửi đến KH: “Phát triển thẻ tín dụng quốc
tế dành cho công ty” từ ngày 1/3 đến hết 31/5/2012, “Tri ân chủ thẻ Agribank”
từ tháng 4 đến hết tháng 6, chương trình “Doanh số vàng” từ ngày 01/04 đến 15/05/2012 “Mở thẻ trả lương – tăng cường hợp tác” từ 01/03 đến 31/05/2012 nhằm miễn phí phát hành, miễn phí thường niên năm đầu, giảm giá thanh toán hóa đơn, miễn phí chiết khấu giao dịch thẻ nội địa, phần thưởng, quà tặng, tiện ích,… dành cho KH doanh nhân, KH cá nhân, ĐVCNT, nhân viên các công ty trả lương qua thẻ,…. Điều này góp phần xây dựng thương hiệu, uy tín, tạo được sự tin cậy của KH dành cho NH nhưng cũng là lý do khiến cho thu nhập của NH giảm xuống đáng kể so với những năm trước.
Chi phí trong kinh doanh thẻ
Bên cạnh những khoản thu từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, kinh doanh thẻ cũng phải bỏ ra nhiều loại chi phí, Ngoài chi phí lắp đặt máy ATM, chi phí trong trang bị máy móc thiết bị cho các ĐVCNT và hệ thống máy chủ vận hành, ... các chi phí hằng năm bao gồm: chi phí in ấn và mã hoá thông tin, quản lý hồ sơ KH, lệ phí tham gia tổ chức thẻ quốc tế, các khoản trả lãi cho các số dư TK tiền gửi của KH tại NH,... Qua bảng 4.7 ta thấy chi phí cho HĐKD mỗi năm đều tăng và tốc độ tăng ngày càng cao. Cụ thể năm 2011 chi phí kinh doanh thẻ tăng 2,68% so với năm 2010, năm 2012 tiếp tục tăng 4,58% so với năm 2011. Nguyên nhân chi phí tăng nhanh là do chi phí đầu tư mới 1 máy ATM vào năm 2011 và 3 máy POS vào năm 2012 của NH ( bao gồm chi phí bảo trì, chăm sóc, vận hành, lắp đặt camera, chi phí bảo vệ ATM,…). Tuy nhiên, cùng với chủ trương tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay trong toàn hệ thống vào cuối năm 2012, NH Agribank chi nhánh Long Xuyên cũng tăng cường kiểm soát chi phí kinh doanh thẻ từ đó dù phải chịu chi phí hoạt động thêm 4 máy POS nhưng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 giữ ở mức 88 triệu đồng chỉ tăng hơn 1% so với cùng kì năm 2012.
Ngoài ra, theo Thông tư số 35/2012/TT-NHNN quy định về chi phí dịch vụ đối với thẻ ghi nợ nội địa có hiệu lực thi hành có hiệu lực ngày 03/01/2013,
41
các ngân hàng thực hiện tăng phí giao dịch rút tiền mặt ngoại mạng và sẽ thu phí rút tiền nội mạng nhằm giảm bớt một phần gánh nặng cho các khoản bù lỗ hiện nay của các NH. Agribank Long Xuyên bắt đầu thực hiện thu phí rút tiền mặt máy ATM vào ngày 1/7/2013, góp phần giảm bớt chi phí cho NH trong thời gian sắp tới.
Như vậy, tuy tình hình thu nhập có sự giảm mạnh trong năm 2012 cùng với việc chi phí tăng trong năm khiến cho lợi nhuận năm 2012 giảm 21,55% so với 2011 và thấp hơn cả năm 2010 nhưng tình hình lợi nhuận trong kinh doanh thẻ tại NH Agribank chi nhánh Long Xuyên vẫn giữở mức khả quan và bắt đầu tăng nhẹ vào năm 2013 thể hiện ở sự tăng trưởng 0,71% lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012, cùng với việc đặt thêm máy ATM và các máy POS tạo tiền đề cho sự phát triển xa hơn ở lĩnh vực này trong thời gian tới.
Bảng 4.7: Kết quả kinh doanh dịch vụ thẻ tại Agribank Long Xuyên từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 6 - 2013/ 6 - 2012 Các chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Thu Nhập 1.468 1.782 1.438 649 654 314 21,39 (344) (19,30) 5 0,77 Chi phí 149 153 160 87 88 4 2,68 7 4,58 1 1,15 Lợi nhuận 1.319 1.629 1.278 562 566 310 23,50 (351) (21,55) 4 0,71
Nguồn: phòng Kế toán Agribank Long Xuyên, từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013
4.1.3.2 Đánh giá thực trạng kinh doanh thẻ tại NH
Đạt được:
Agribank Long Xuyên bắt đầu phát hành chiếc thẻ đầu tiên năm 2006, trong khi nhiều NH thương mại đã triển khai nghiệp vụ thẻ từ lâu và chiếm phần lớn thị phần trên thị trường thẻ tại địa bàn. Ban giám đốc NH cũng như các cán bộ đã không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ, đưa sản phẩm dịch vụ thẻ bắt đầu những bước đi đầu tiên đến KH trên địa bàn thành phố Long Xuyên, đặt nền móng đầu tiên cho HĐKD thẻ tại NH. Là một trong những chi nhánh loại 3 của Agribank Việt Nam, Agribank Long Xuyên duy trì kênh phân phối thanh toán thẻ với 2 máy ATM phân bố tại phường Mỹ Long và phường Bình Khánh không chỉ đáp ứng nhu cầu của chủ thẻ Agribank mà
42
phục vụ nhu cầu của KH của các NHTM khác kết nối thanh toán thẻ với Agribank. Bên cạnh đó, mạng lưới EDC/POS cũng được quan tâm phát triển, tính đến 31/06/2013, NH đã ký hợp đồng với 7 điểm chấp nhận thanh toán thẻ mang đến cho KH phương thức thanh toán thuận tiện, an toàn.
Về sản phẩm thẻ, tính đến tháng 6 năm 2013 Agribank đã phát triển 3 sản phẩm thẻ chủ yếu là thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế. Bên cạnh đó còn có các dịch vụ hiện đại như SMS banking, Internet banking,… cùng với nhiều tiện ích khác. Số lượng thẻ phát hành (tích lũy) của NH là 10.763 thẻ (bao gồm 10.700 thẻ ghi nợ nội địa, 37 thẻ ghi nợ quốc tế và 26 thẻ tín dụng quốc tế), với doanh số thanh toán thẻ tăng trưởng trên 20% mỗi năm, đến năm 2012 doanh số thanh toán đạt gần 122 tỷ đồng mang về nguồn thu nhập trên 1,4 tỷ đồng (tính riêng năm 2012). Đây là kết quả đáng khích lệ cho ban lãnh đạo cùng các cán bộ Agribank Long Xuyên, đánh dấu sự phát triển và trưởng thành của NH trong lĩnh vực kinh doanh thẻ.
Hạn chế:
Dịch vụ thẻ của Agribank Long Xuyên đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm qua, song bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại nhất định. Mức độ nhận biết của thị trường đối với 1 số sản phẩm của Agribank về dịch vụ thẻ còn chưa đáng kể. Ngoài ra, tiến độ triển khai các sản phẩm dịch vụ của Agribank còn chậm, kênh phân phối còn chưa thực sự tiện lợi để đáp ứng được nhu cầu của dân cư trên địa bàn, chương trình ATM thường xuyên bị lỗi, KH thương gặp trường hợp rút tiền không thành công nhưng TK KH vẫn bị trừ (ghi nợ). Do đó tạo tâm lý không an tâm cho KH khi sử dụng thẻ của Agribank. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những tồn tại đó là:
- Chưa có nhiều giải pháp để đẩy mạnh việc phát triển các sản phẩm hiện đại. Bên cạnh công tác tìm kiếm, chăm sóc KH và công tác tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị còn nhiều hạn chế thì tâm lý chuộng tiền mặt của người dân trên địa bàn cũng gây khó khăn cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ thẻ.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa được quan tâm đầu tư đồng bộ, hoạt động thanh toán của các chủ thẻ chủ yếu tại 2 máy ATM của NH trong khi tại các điểm POS doanh số thanh toán còn thấp. Tuy Agribank Long Xuyên đã hoàn thành việc nâng cấp hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) nhưng đường truyền vẫn thường xuyên bị quá tải và gây lỗi trong giao dịch tự động của KH tại các máy ATM.
43