Quản lý và phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu Lựa chọn ngân hàng của nhà đầu tư cá nhân khi quyết định gửi tiền vào các ngân hàng TMCP trên địa bàn TPHCM (Trang 103)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.9 Quản lý và phòng ngừa rủi ro

Quản lý rủi ro là một phần quan trọng để khắc phục những rủi ro tín dụng, thực hiện quản trị NHTM từ chiều rộng sang chiều sâu theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro thông qua việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản trị nội bộ, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và chế độ báo cáo thư ờng xuyên.

Thứ nhất, thực hiện công tác thẩm định tín dụng phải chặt chẽ, chính xác. Tổ chức thẩm định, cho vay đối với các dự án, công trình theo đúng quy định .

Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra giám sát nhằm đảm bảo tính an toàn cho cả hệ thống NH và tạo niềm tin cho công chúng, tăng cường công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ nhằm giám sát và ngăn ngừa sai sót trong từng NH, đánh giá thường xuyên liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa để có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp.

Thứ ba, các NHTM phải xây dựng và thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ gồm hệ thống các chính sách, các quy tắc, quy trình, và cơ cấu tổ chức trong bộ máy. Bộ phận kiểm toán nội bộ làm việc với các phòng ban để nắm rõ các quy trình làm việc còn thiếu hoặc chưa hoàn chỉnh nhằm bổ sung kịp thời . Từ đó, chỉ ra những sai sót hoặc rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, chấn chỉnh kịp thời hoạt động NH, kiến nghị cho ban điều hành các vấn đề: việc ra văn bản quy trình, quy chế, quy định chặt chẽ đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống cũng như tuân thủ đúng các quy định của NHNN, các quy định về thanh tra giám sát cần nghiên cứu và ban hành phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Thứ tư, tham gia xử lý các nghiệp vụ về nợ, thu hồi nợ xấu, xử lý rủi ro, các vấn đề cho vay kinh doanh chứng khoán, hoàn thiện việc quản lý tài sản đảm bảo, tránh sai sót kéo dài trong việc theo dõi xuất nhập ngoại bảng.

Thứ năm, các NHTM nên thành lập các công ty quản lý nợ, khai thác nợ.

Thứ sáu, NH cần đẩy mạnh phát triển bộ phận quản lý rủi ro. Bộ phận này phải hoạt động độc lập và song hành với quá trình kinh doanh của mỗi tổ chức, có trách nhiệm theo dõi, giám sát, và thường xuyên kiểm tra các hồ sơ tín dụng, từ đó xếp thành nhóm khách hàng có nguy cơ rủi ro cao và đưa ra các biện pháp loại bỏ dần những khách hàng này, đồng thời tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách đối với khách hàng, hệ thống thông tin quản lý rủi ro công khai, minh bạch về tình hình tài chính, sử dụng các sản phẩm phái sinh để quản lý rủi ro về biến động tỷ giá, lãi suất.

Thứ bảy, việc phát triển đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cũng sẽ góp phần phân tán và hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động. Vì tín dụng là nguồn thu lợi nhuận chính trong kinh doanh NH, nhưng rủi ro rất cao trong việc thu hồi vốn, và thời gian dài trong khi khi phát triển dịch vụ, càng nhiều dịch vụ thì góp phần tăng thu nhập từ những khoản phí dịch vụ mà không có rủi ro.

Một phần của tài liệu Lựa chọn ngân hàng của nhà đầu tư cá nhân khi quyết định gửi tiền vào các ngân hàng TMCP trên địa bàn TPHCM (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)