6. Cấu trúc của luận văn
3.3.2 Nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng
Năng lực tài chính là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các ngân hàng. Năng lực tài chính đủ mạnh thì mới phát huy được nội lực, đủ khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ trong và ngoài nước , và cơ cấu lại hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, năng lực tài chính của các NHTM nước ta nhìn chung còn yếu, tất cả các chỉ số đều còn là thấp so với các nước trong khu vực. Vốn chủ sở hữu là yếu tố quyết định sức mạnh của ngân hàng. Do đó, để nâng cao năng lực tài chính, các ngân hàng nên thực hiện một số biện pháp sau:
a) Vốn điều lệ:
Tăng vốn điều lệ là một yếu tố quyết định trong chiến lược phát triển lâu dài của các ngân hàng, đặc biệt là các NHTMCP. Hiện nay phần lớn các NH thường sử dụng vốn huy động để cho vay vượt quá quy định của NHNN, sự mất cân đối này nếu không được kiểm soát hợp lý sẽ dẫn đến khủng hoảng của toàn hệ thống. Khi vào hội nhập, cùng với những biến động bất ổn thường xuyên của thị trường tài
chính quốc tế, các NHTMCP VN khó có thể tránh khỏi mất khả năng thanh khoản khi khách hàng gửi tiền đồng loạt đến rút tiền, dễ rơi vào tình trạng phá sản. Như vậy muốn có tỷ lệ vốn an toàn trên 9% thì các NHTM phải được bổ sung vốn.
Thứ nhất, các NHTM nên dùng các biện pháp tăng vốn nhanh và an toàn như: lợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu cho cả nhà đầu tư chiến lược và cổ đông hiện hữu. Đối với những NHTMCP hoạt động quá yếu kém về tài chính, không thể tăng vốn điều lệ thì cần phải tăng vốn điều lệ thông qua sáp nhập, hợp nhất, hoặc có thể thu hồi giấy phép hoạt động, đảm bảo nâng chỉ số vốn tự có trên tổng tài sản có trên 9%.
Thứ hai, việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các NHTM trong nước tối đa 30% cũng góp phần tăng nhanh vốn điều lệ của các NHTMCP VN. Do đó, các NHTMCP cần phải chủ động trong việc liên doanh với một NHNNg hoặc có chính sách kêu gọi các NHNNg góp vốn cổ phần.
Thứ ba, thị trường chứng khoán đang ảm đạm, giá cổ phiếu của ngành tài chính đang rớt giá, bị ảnh hưởng bởi tình hình lạm phát cao của nền kinh tế, các NH chắc chắn gặp phải những khó khăn và rủi ro khi tăng vốn. Đứng trước thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam đang bội thực nguồn cung, các NHTM cần phải có lộ trình tăng vốn dựa theo mức tăng trưởng của dư nợ cho vay, cần chủ động chọn thời điểm và hình thức tăng vốn trên cơ sở minh bạch thông tin hoạt động và kết quả kinh doanh.
b) Huy động vốn:
Thứ nhất, các NHTM mở rộng huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau như : mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch toàn quốc, bảo đảm thuận tiện cho huy động vốn; hiện đại hóa công nghệ gắn liền với đổi mới phong cách giao dịch của nhân viên, tạo sự tôn trọng của ngân hàng đối với người gửi tiền. Đồng thời, các NHTM cần đẩy mạnh các hoạt động marketing, quảng cáo, khuyến mãi trong huy động vốn, tạo thông tin minh bạch, rộng rãi cho người dân chủ động lựa chọn các hình thức gửi tiền với lãi suất, kỳ hạn khác nhau.
Thứ hai, đa dạng hóa các sản phẩm gửi tiền tiết kiệm, các hình thức huy động vốn đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Trong việc huy động vốn, các NHTM tạo sự chủ động lựa chọn linh hoạt cho khách hàng như: gửi một lần nhưng rút gốc linh hoạt vẫn được lãi suất cao, lãi suất bậc thang; gửi tiết kiệm gắn với bảo hiểm nhân thọ, các chương trình khuyến mãi, trúng thưởng; gửi càng nhiều lãi suất càng cao, tăng lãi suất huy động để cạnh tranh huy động vốn và mở rộng thị phần tiền gửi... Tuy nhiên, các NHTM không nên dùng lãi suất như là một phương tiện cạnh tranh. Việc các NH tăng lãi suất huy động có thể dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các NH và tác động xấu đến nền kinh tế.
Thứ ba, về chiến lược thu hút tiền gửi, cần xây dựng một hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp tạo cho người dân có thói quen sử dụng tài khoản NH. Số dư tiền gửi trên tài khoản của khách hàng là nguồn vốn rất quan trọng để các NHTM sử dụng cho vay, đầu tư cho các nhu cầu của nền kinh tế. Đồng thời, những thủ tục rắc rối cần được cắt giảm để tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng .
Thứ tư, việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ chẳng những nâng cao năng lực tài chính, mà còn là điều kiện để tăng cường huy động vốn trên thị trường để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế.
c) Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng:
Để có thể điều hành tốt hiệu quả hoạt động của NH, các NHTM cần hướng tới một hệ thống kế toán minh bạch, hoàn thiện tốt hệ thống cơ sở dữ liệu điều hành, đưa ra một hệ thống tiêu chí chuẩn mực đánh giá về chất lượng hoạt động của mình. Chủ yếu là tập trung nâng cao năng lực cán bộ, xây dựng đội ngũ chuyên gia quản lý giỏi về cơ chế, luật quốc tế, nhân sự , đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đổi mới tư duy trong kinh doanh . Đồng thời, tập trung đổi mới, ứng dụng công nghệ NH hiện đại, tạo bước đột phá mới về công nghệ, tập trung mở rộng quy mô về vốn, để vượt qua những hạn chế hiện nay, tạo ra chất lượng dịch vụ tốt, hiệu quả đầu tư cao. Tóm lại, nâng cao năng lực tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các NHTM, nâng cao khả năng sinh lời góp phần phát triển lợi thế cạnh tranh về công nghệ, nhân lực, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức, mạng lưới phân phối, thị trường và khách
hàng.... Năng lực tài chính đủ mạnh thì mới phát huy được nội lực, đủ khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ trong và ngoài nước, và cơ cấu lại hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.