6. Cấu trúc của luận văn
3.2.2 Giải pháp từ phía ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, đẩy mạnh tiến trình đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN để hình thành bộ máy tinh gọn nhưng có đủ năng lực xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường dựa trên công nghệ tiên tiến, thực hiện các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động NHTW nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động NH nhằm đảm bảo các TCTD hoạt động được an toàn, lành mạnh. Trong đó, chú trọng việc thanh tra giám sát hoạt động của các TCTD, cần cải tiến thủ tục xét duyệt, thẩm định nghiêm túc, chặt chẽ các hồ sơ xin cấp phép thành lập mới các TCTD, tổng hợp phân tích tình hình hoạt động của toàn bộ hệ thống NH, công bố kịp thời, đầy đủ và trung thực thông tin tài chính của NH ra công chúng.
Thứ ba, tập trung đẩy nhanh tiến độ soạn thảo và ban hành các quy phạm pháp luật thuộc chức năng của NHNN như soạn thảo và ban hành Luật Cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, đưa luật này trở thành công cụ kiểm soát cạnh tranh, bổ sung, sửa đổi Luật ngân hàng VN và luật các TCTD phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Luật Cạnh tranh quy định về cạnh tranh, có đầy đủ các biện pháp và chế tài những ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh như các tin đồn không thực, quảng cáo gây nhầm lẫn.... Đối với Luật các TCTD và Luật Ngân hàng, có
mục đích bảo đảm hoạt động của các TCTD được lành mạnh, kinh doanh an toàn và có hiệu quả, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu tới an toàn hệ thống như khả năng thanh khoản...
Thứ tư, NHNN cũng nên điều chỉnh biểu phí thanh toán điện tử, để các NHTM cũng