Phân tích môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ 3G của công ty thông tin di động (VMS-Mobifone) giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 61)

4. Kết cấu luận văn

2.4.2. Phân tích môi trường bên ngoài

2.4.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô (1) Hoàn cảnh kinh tế trong nước

Lạm phát trong năm 2011 tăng cao đã phần nào chựng lại trong 6 tháng đầu năm 2012, theo dự báo thì sẽ giữ vững ổn định ở mức thấp trong thời gian tới. Tuy

nhiên, suy thoái kinh tế theo dự báo sẽ tiếp diễn đến hết năm 2013, dẫn đến sức mua ngày càng yếu, tiêu dùng trong dân ngày càng sụt giảm, báo hiệu một thời kỳ khó khăn của nền kinh tế chưa đến hồi kết thúc.

Với tình hình kinh tế khó khăn hiện tại, VMS phải thực hiện cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững và lâu dài trong môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn và khốc liệt hơn. Đây là thách thức thực sự cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể xem là một cơ hội để bản thân doanh nghiệp tự sàn lọc, đánh giá lại năng lực nội tại của mình, để từ đó có chính sách thích hợp để đón đầu xu hướng sau khi nên kinh tế được phục hồi.

(2) Dân cư, Giới tính, độ tuổi

Theo thống kê chung: dân số Việt Nam đến năm 2010 có tỷ lệ dân số trẻ cao từ 10-20 tuổi (18,5%), 20-40 (33%), xu hướng này đã không thay đổi nhiều trong giai đoạn 2012-2015. Đây là một lực lượng thanh niên năng động, là lực lượng lao động chính trong xã hội. Giới trẻ có xu hướng di chuyển đến các thành phố lớn, chẳng hạn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và khu vực xung quanh để kiếm cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp.

Đây là cơ hội cho VMS, bởi vì:

- Khu vực đô thị lớn là những khu vực mà VMS đã khẳng định được thương hiệu và uy tín, chiếm thị phần lớn từ rất lâu.

- Nhóm tuổi trẻ sẽ trở thành mục tiêu khách hàng tiềm năng của MobiFone trong vòng 5 năm tới.

Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn cho VMS:

- Khách hàng trẻ tuổi năng động thích sự thay đổi, hầu hết các nhà mạng đều tập trung phát triển thuê bao mới vào phân khúc này, nên việc giữ chân khách hàng này rất khó khăn.

- Tầng lớp người trẻ tuổi chưa thật sự có tài chính để trải nghiệm các dịch vụ công nghệ cao.

Giai đoạn 2012 - 2020 sẽ được xem là sẽ đạt được tốc độ cao trong lĩnh vực công nghiệp hóa, toàn cầu hóa, cải thiện trong đời sống nhân dân, trong đó sẽ thu hút người dân từ nông thôn di chuyển đến các khu vực đô thị, khu công nghiệp, kết quả làm tăng cao trong dân số của khu vực đô thị. Song song với công nghiệp hóa, toàn cầu hóa, nhu cầu CNTT và truyền thông cũng sẽ tăng. Do đó, tiềm năng của doanh nghiệp viễn thông vẫn còn cao, đòi hỏi có cách tiếp cận mạnh mẽ với loại hình truyền thông mới như các dịch vụ dữ liệu 3G.

(4) Tình hình khoa học, công nghệ

Trong khía cạnh truyền thông, đặc biệt là thông tin di động, 3G sẽ phát triển mạnh mẽ, sẽ thay thế dịch vụ thông tin di động truyền thống 2G; trong tương lai gần thì công nghệ 4G cũng sẽ được triển khai. Hơn nữa, thương mại điện tử sẽ phát triển là điều tất yếu, giúp cho việc truy cập internet di động trở thành một nhu cầu ngày càng cấp thiết. Các loại hình dịch vụ dựa trên 3G sẽ tồn tại bao gồm các dịch vụ thoại và phi thoại. Để đáp ứng được nhu cầu này, các nhà khai thác điện thoại di động phải đảm bảo năng lực của mạng và truyền tải dữ liệu kể từ khi 3G là đòn bẩy hiệu quả cho sự phát triển của dịch vụ di động băng rộng.

Đây là cơ hội cho MobiFone trong việc phát triển sản phẩm & dịch vụ dữ liệu dựa trên cơ sở hạ tầng 3G để tăng thị phần và doanh thu, lĩnh chiếm thị trường dữ liệu.

(5) Toàn cầu hóa

Nhu cầu thông tin liên lạc được dự báo tăng mạnh mẽ, đó là cơ hội cho ngành truyền thông và thông tin liên lạc trong nước hợp tác với các đối tác trên toàn thế giới. Đó là việc gia nhập các hiệp hội, tổ chức về thông tin di động, chính sách roaming quốc tế, chia sẻ tài nguyên giữa các nhà mạng của các quốc gia, đó là hợp tác đầu tư ra nước ngoài. Đây là những cơ hội cho những nhà mạng có xu hướng quốc tế hóa, cập nhật và trao đổi thông tin với các đối tác một cách tích cực như MobiFone để tăng doanh thu và thuê bao/ ARPU.

Môi trường chính trị và pháp lý của Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2015 được coi là ổn định và cải thiện phù hợp với xu hướng:

- Giữ vững ổn định chính trị;

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư;

Trong lĩnh vực viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành các quy định nghiêm ngặt về quản lý phát triển cơ sở hạ tầng mạng di động, thông tin của người sử dụng điện thoại di động.

Một khi các quy chuẩn về chất lượng, giá cước, dịch vụ được quy định rõ ràng và hợp lý thì việc cạnh tranh sẽ tập trung chủ yếu vào chất lượng dịch vụ, chiến lược bán hàng, quảng bá. Đây là cơ hội cũng là thách thức cho MobiFone trong việc giữ vững và mở rộng thị phần các dịch vụ 3G.

2.4.2.2. Phân tích môi trường ngành (Môi trường vi mô)

Phân tích môi trường ngành theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter như sau:

- Các mối đe doạ của các công ty mới và nhà cung cấp mạng:

+ Sự xuất hiện của các nhà cung cấp mạng ảo sẽ được coi là đối thủ mới, tuy nhiên, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ hạn chế giấy phép để mở rộng mô hình này. Hơn nữa, việc hợp tác với các nhà mạng lớn vẫn còn rất khó khăn, do đó, điều này không phải là một mối đe dọa cho MobiFone;

- Quyền năng nhà cung cấp:

Quyền năng của các nhà cung cấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp MobiFone như sau:

+ Thiết bị, công nghệ: phụ thuộc vào hệ thống cơ sở hạ tầng cũ, gặp khó khăn trong việc thay thế, nâng cấp do chi phí cao;

+ Vật liệu: SIM, thẻ, và các hàng hoá khác phục vụ việc bán hàng hiện nay phải được nhập khẩu từ các nước khác và phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài;

- Quyền năng của khách hàng:

+ Nhà phân phối: kênh phân phối mạnh mẽ, có thể áp đặt các công ty trong chính sách phân phối để hưởng lợi chứ không phải là khách hàng;

+ Khách hàng: Khách hàng rất dễ dàng lựa chọn nhà cung cấp khác, thay đổi số, đổi mạng với chi phí thay đổi sản phẩm thấp. Hơn nữa, họ thích khuyến mãi và chạy theo các chương trình khuyến mãi, sẵn sàng sử dụng SIM khuyến mãi và bỏ số cũ thay thế cho thẻ cào nạp tiền.

- Nguy cơ của sản phẩm thay thế:

+ ADSL thường được sử dụng truy nhập internet phổ biến. Tuy nhiên, với xu hướng của thế giới công nghệ, đặc biệt là tính linh hoạt và di động của các mạng di động 3G, băng thông di động rộng được dự báo sẽ dần dần thay thế ADSL, do đó, mối đe dọa không phải là lớn;

+ Wimax là một công nghệ mới được dự đoán sẽ cạnh tranh trực tiếp với công nghệ 3G trong tương lai. Xu thế phát triển của mạng di động 3G là công nghệ LTE. Để tăng cường sức mạnh, đòi hỏi các doanh nghiệp đề xuất kế hoạch để tiếp cận công nghệ này. MobiFone được cấp giấy phép thử nghiệm LTE, tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán rằng thời gian cho LTE và WiMAX phát triển là từ năm 2015 trở đi; + Wifi (Mạng không dây) là dịch vụ cạnh tranh trực tiếp với một số dịch vụ Internet di động 3G của MobiFone (Mobile Broadband), nhưng theo chính sách quản lý thì trong thời gian tới cục viễn thông sẽ kiểm soát các dịch vụ này, sẽ không còn chuyện Wifi miễn phí tràn lan nữa. Tất cả các điểm phát wifi đều phải trả phí mới được cấp phép.

- Mức độ cạnh tranh trong ngành:

Năm 2011 là một năm cạnh tranh, khuyến mãi và chạy đua bán hàng khắc nghiệt. Tuy nhiên, xu hướng của năm 2012 trở đi sẽ giảm việc khuyến mãi tràn lan do chính sách thắt chặt việc đăng ký thông tin cá nhân và phát triển thuê bao mới trả trước của Bộ Thông tin và Truyền thông được áp dụng từ 1/7/2012.

Đối thủ lớn là Viettel có vùng phủ sóng rộng, đang chiếm lĩnh khu vực nông thôn và đang tìm cách phát triển khu vực thành thị bằng những chiến lược hết sức táo bạo.

Bảng 2.7: Tóm tắc các cơ hội và nguy cơ chung của MobiFone

Cơ hội

- Xu hướng tiêu dùng của người dân tăng lên khi nền kinh tế phát triển ngày càng năng động;

- Dân số trẻ, năng động, yêu thích công nghệ là một lợi thế để phát triển 3G

- Thị trường đầu cuối smartphone, máy tính bản phát triển mạnh mẽ tạo cơ hội phát triển các dịch vụ dựa trên dịch vụ 3G;

- Thị trường 3G tại Việt Nam là một thị trường tiềm năng, năng động và luôn tiếp nhận các công nghệ mới.

- Khách hàng luôn có mong muốn chi trả nhiều hơn cho các dịch vụ chất lượng cao, quan tâm nhiều đến chất lượng hơn là vấn đề giá cả.

- Đối tác luôn xem MobiFone là một đối tác mạnh đáng tin cậy, luôn sẵn sàng hợp tác

Nguy cơ

- Áp lực cạnh tranh ngày càng cao;

- Các nhà cung cấp dịch vụ từ nước ngoài muốn xâm nhập thị trường Việt Nam;

- Phụ thuộc nhiều vào công nghệ và kỹ thuật nước ngoài khi xây dựng mạng.

- Chính sách quản lý của các cơ quan nhà nước chưa thật sự rõ ràng và ổn định;

- Định hướng của nhà nước về mô hình phát triển, cũng như tiến trình cổ phần hóa cho MobiFone chưa rõ ràng.

- Đóng vai trò quá quan trọng trong tập đoàn VNPT dẫn đến có thể bị đơn vị chủ quản làm cho sự phát triển trở nên trì trệ.

2.4.3. Phân tích các đối thủ

Hiện nay, MobiFone, Vinaphone và Viettel đang thống lĩnh thị trường và chiếm khoảng 96% thị phần thị trường điện thoại di động trong cả nước. Thị phần của nhà cung cấp dịch vụ di động vào cuối năm 2011 được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:

Hình 2.9: Thị phần của thuê bao di động đến cuối năm 2011

(Nguồn: Tài liệu nội bộ của MobiFone _ báo cáo tầm nhìn di động của Nielsen năm 2011)

Thông qua đồ thị, chúng ta có thể thấy rằng đối thủ chính của MobiFone là Viettel và Vinaphone. Chúng tôi sẽ phân tích tổng quan sơ qua từng đối thủ chính của VMS.

Viettel

Viettel là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tích hợp đầy đủ băng thông rộng cố định, thoại, điện thoại di động và dịch vụ quốc tế với các lĩnh vực di động dẫn đầu thị trường. Mặc dù ra đời sau, Viettel đã phát triển mạng điện thoại di động nhanh nhất, quyết định đến tính cạnh tranh và tăng trưởng của thị trường điện thoại di động tại Việt Nam. Thành công của Viettel được dựa trên lợi thế về vốn và phát triển mạng lưới một cách nhanh chóng với chiến lược kỹ thuật đi trước kinh doanh

Sau một thời gian thử nghiệm, vào ngày 25/03/2010 Viettel đã chính thức khai trương mạng 3G tại 63 tỉnh, thành phố với thông điệp “ Sắc màu cuộc sống”. Vẫn với triết lý “ mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau”, quan điểm mạng 3G phải tốt và rộng khắp như mạng 2G. Tại thời điểm khai trương, Viettel đã hoàn thành 8.000

trạm, gấp 1,5 lần so với cam kết với Bộ TTTT, phủ sóng tới tận trung tâm huyện và các xã lân cận của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Bên cạnh vùng phủ sóng rộng, Viettel còn quan tâm đầu tư để có một mạng di động 3G có tốc độ cao nhất.

Sau 3 năm triển khai, số trạm 3G của Viettel đã đạt 17.000 trạm, phủ sóng đến 95% dân số Việt Nam. Viettel đã triển khai HSPA trên toàn mạng với tốc độ tải dữ liệu trên lý thuyết lên tới 14,4 Mbps dowload và upload lên tới 5,7 Mbps sẵn sàng cho HSPA+ với tốc độ tải dữ liệu lên đến 21 Mbps.

Bảng 2.8: Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu của Viettel

Điểm mạnh Điểm yếu

- Mạng lưới truyền dẫn cáp quang tốt

- Vùng phủ sóng rộng khắp

- Chính sách bán hàng linh động

- Công tác quản trị tốt, có tính thống nhất cao

- Thị phần ở nông thôn cao

- Hình ảnh thương hiệu còn mờ nhạt ở những thành phố lớn

- Đầu tư nước ngoài quá mức dẫn đến khó khăn về tài chính.

- Nhân sự không ổn định

- Mạng lưới tập trung nhiều cho số lượng, chất lượng chưa được cải thiện

Vinaphone

Vinaphone là nhà khai thác mạng di động thuộc tập đòan VNPT . Đã từng là mạng lớn nhất tại Việt Nam liên quan đến thuê bao và vùng phủ sóng, sau này bị mất vị trí số 1 vào tay MobiFone, rồi đến Viettel do chính sách quản lý và chiến lược thiếu sự linh hoạt, bị ảnh hưởng nặng bởi cơ chế của Bưu Điện cũ. Chiến lược gần đây của Vinaphone đã được tập trung vào việc xây dựng lại hình ảnh, thương hiệu mạng.

Ngày 12/10/2009 tại Hà Nội, Vinaphone đã chính thức khai trương mạng Vinaphone 3G và trở thành mạng di động tiên phong ở Việt Nam cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thông tin di động trên nền công nghệ 3G. Tại thời điểm khai trương mạng 3G, Vinaphone cung cấp ngay cho khách hàng 6 dịch vụ mới, bao gồm: dịch vụ Internet di động tốc độ cao như: Mobile Internet (truy cập

Internet tốc độ cao trực tiếp từ điện thoại), Mobile Broadband (truy cập Internet tốc độ cao từ máy tính thông qua sóng di động); các dịch vụ có tính đột phá như: Mobile Camera (xem trực tiếp hình ảnh tình trạng các nút giao thông); các dịch vụ giải trí cao cấp như Mobile TV (xem trực tiếp 15 kênh truyền hình trên máy di động), 3G Portal (thế giới thông tin và giải trí trên điện thoại di động).

Sau 3 năm triển khai, số trạm 3G của Vinaphone đã đạt 9.000 trạm, phủ sóng đến 95% dân số Việt Nam. Vinaphone đã triển khai HSPA trên toàn mạng với tốc độ tải dữ liệu trên lý thuyết lên tới 14,4 Mbps download và upload lên tới 5,7 Mbps sẵn sàng cho HSPA+ với tốc độ tải dữ liệu lên đến 21 Mbps.

Bảng 2.9: Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu của Vinaphone

Điểm mạnh Điểm yếu

- Phủ sóng rộng đến vùng nông thôn

- Được hỗ trợ mạnh mẽ từ VNPT trong mạng lưới kênh phân phối và cơ sở hạ tầng.

- Quan hệ tốt với địa phương thông qua VNPT và Bưu Điện tỉnh thành

- Thương hiệu gắn liền với truyền thống ngành bưu điện

- Cơ chế cồng kềnh, thủ tục nặng nề

- Công tác quản trị chưa tốt

- Chậm thay đổi dẫn đến trì trệ

- Còn ảnh hưởng nhiều phong cách của thời kỳ Bưu Điện độc quyền nên công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng còn nhiều hạn chế

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày đầy đủ thực trạng của doanh nghiệp thông qua việc giới thiệu sơ lược về công ty VMS. Phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian qua nói chung và dịch vụ 3G nói riêng, từ đó rút ra được các ưu điểm và hạn chế của chiến lược kinh doanh dịch vụ 3G từ khi triển khai đến nay. Tác giả cũng phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ 3G

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ 3G của công ty thông tin di động (VMS-Mobifone) giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)