Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ 3G của công ty thông tin di động (VMS-Mobifone) giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 39)

4. Kết cấu luận văn

1.6.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Thiết lập ma trận này nhằm đưa ra những đánh giá so sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành. Qua đó nó cho nhà Quản trị nhìn nhận được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty với đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho công ty và những điểm yếu cần được khắc phục. Để xây dựng một ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực hiện qua 05 bước:

 Bước 1: Lập một danh sách khoảng 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành

 Bước 2,3,4,5: Giống như 2 ma trận IFE và EFE

Đánh giá : So sánh tổng số điểm của công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty

Mẫu ma trận hình ảnh cạnh tranh

TT Các yếu tố thành công

Trọng số

Công ty A Công ty B Công ty C

Mức độ quan trọng Điểm quan trọng Mức độ quan trọng Điểm quan trọng Mức độ quan trọng Điểm quan trọng 1 2 3 4 … Thương hiệu Chất lượng sp Năng lực Mark Năng lực tài chính… TỔNG CỘNG 1,0 1.6.4. Ma trận SWOT

Ma trận SWOT là một công cụ kết hợp quan trọng nhằm phát triểm 4 loại hình chiến lược như sau:

 Chiến lược S.O: Tận dụng điểm mạnh để nắm bắt cơ hội;

 Chiến lược S.T: Tận dụng điểm mạnh để né tránh nguy cơ;

 Chiến lược W.O: Khắc phục các điểm yếu để nắm bắt cơ hội;

 Chiến lược W.T: Khắc phục các điểm yếu để né tránh nguy cơ; Mẫu ma trận SWOT

ĐIỂM MẠNH (S)

ĐIỂM YẾU (W)

CƠ HỘI (O) CHIẾN LƯỢC S.O CHIẾN LƯỢC W.O

NGUY CƠ (T) CHIẾN LƯỢC S.T CHIẾN LƯỢC W.T

1.6.5. Ma trận QSPM

QSPM (Ma trận lựa chọn chiến lược có định lượng) mục đích là đánh giá và xếp loại các chiến lược được lựa chọn để có thể tạo nền tảng xác định chiến lược tốt nhất dành cho doanh nghiệp.

Mẫu ma trận QSPM Các yếu tố quan trọng

chủ yếu

Phân loại

Các chiến lược lựa chọn Cơ sở của số điểm hấp dẫn Chiến lược 1 Chiến lược 2 Chiến lược 3 A B A B A B

Các yếu tố bên trong

1.

2.

Các yếu tố bên ngoài

1.

2.

Ma trận này tận dụng tốt các thông tin, dữ liệu của các ma trận được đề cập ở trên gồm: EFE, hình ảnh cạnh tranh, IFE, SWOT, IE và hệ thống chiến lược tổng hợp. Đây là công cụ để thực hiện việc đánh giá khách quan các chiến lược, đầu tiên dựa vào các nhân tố nền tảng trong ngoài để thu được thành công.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày tổng quan về chiến lược kinh doanh. Tác giả đã hệ thống lại các khái niệm cơ bản, các bước và quy trình xây dựng một chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong đó, nội dung trình bày nêu bật vai trò của chiến lược cấp kinh doanh, phân loại các loại chiến lược và các bước thực hiện chiến lược thông qua việc xây dựng các ma trận chiến lược.

Các vấn đề nêu ra trong chương 1 là cơ sở lý luận để tiến hành thực hiện chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VMS 2.1. Tổng quan vềCông ty thông tin di động (VMS)

2.1.1 Thông tin chung

- Tên giao dịch Tiếng Việt: CÔNG TY THÔNG DI ĐỘNG

- Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM MOBILE TELECOM SERVICES COMPANY - Tên viết tắc: VMS

- Tên thường gọi: VMS-MobiFone hoặc MobiFone

- Trụ sở: Tòa nhà Mobifone, VP1, Khu đô thị Yên hòa, Cầu Giấy, Hà Nội - Website: http://www.mobifone.com.vn

- Ngày thành lập: 16/4/1993 - Logo và thương hiệu: - Slogan: mọi lúc, mọi nơi

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty thông tin di động (tên viết tắc là VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). VMS được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam.

Lĩnh vực hoạt động của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ thông tin di động.

Quá trình hình thành và phát triển qua các mốc thời gian như sau:

1993: Thành lập Công ty Thông tin di động.

1994: Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực I tại Hà Nội & II tại Tp.HCM.

1995: Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Comvik (Thụy Điển). Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực III tại Đà Nẵng

2005: Công ty Thông tin di động ký thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Comvik.

2006: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực IV tại Cần Thơ

2008: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực V tại Hải Phòng. Thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng.

2009: Nhận giải Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng; VMS - MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 3G; Thành lập Trung tâm Tính cước và Thanh khoản.

7/2010: Chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

12/2010: Thành lập thêm Trung tâm thông tin di động Khu vực VI tại Biên Hòa.

Năm 2011: Công ty chính thức được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao

động của Chủ tịch nước ngày 15/7/2011, do đã có nhiều đóng góp nổi bật trong việc tạo công ăn việc làm, sáng tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành và của quốc gia.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của VMS

- Văn phòng Công ty: Tòa nhà MobiFone - Khu VP1, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Bao gồm khối văn phòng và các phòng ban chức năng - Trung tâm Thông tin di động khu vực I có trụ sở chính tại Hà Nội, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Bắc (các tỉnh phía Bắc đến Hà Tĩnh)

- Trung tâm Thông tin di động khu vực II có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực TP Hồ Chí Minh

- Trung tâm Thông tin di động khu vực III có trụ sở chính tại Ðà Nẵng, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Trung và Cao Nguyên (từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hoà và 4 tỉnh Cao Nguyên

- Trung tâm Thông tin di động khu vực IV có trụ sở chính tại Cần Thơ, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng TTDĐ khu vực 10 tỉnh miền Tây

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC TRUNG TÂM TTDĐ KHU VỰC

- Trung tâm Thông tin di động khu vực IV có trụ sở chính tại Cần Thơ, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực 10 tỉnh miền Tây Nam Bộ

- Trung tâm Thông tin di động khu vực V có trụ sở chính tại Hải Phòng, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực tại 14 tỉnh, thành phố phía Bắc Trung Bộ PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN, THỐNG KÊ TÀI CHÍNH PHÒNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG ĐÀI HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 1080 CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC CHI NHÁNH TỈNH TỔ XÉT THẦU PHÒNG KỸ THUẬT KHAI THÁC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

ĐÀI ĐIỀU HÀNH KHU VỰC

PHÒNG CNTT

CÁC ĐÀI VIỄN THÔNG

GIÁM ĐỐC

PHÒNG ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG

- Trung tâm Thông tin di động khu vựcVI có trụ sở chính tại TP.Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động tại 09 tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ

- Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng được thành lập ngày 06/10/2008 có trụ sở

chính tại Thành phố Hà nội, có chức năng phát triển, quản lý, khai thác và kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng thông tin di động (bao gồm dịch vụ SMS, dịch vụ trên nền SMS, trên nền GPRS, 3G và dịch vụ chuyển vùng quốc gia, quốc tế).

- Xí nghiệp thiết kế có trụ sở tại Hà Nội với nhiệm vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế xây

dựng các công trình thông tin di động.

- Trung tâm Tính cước và Thanh khoản có trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội, có nhiệm vụ quản lý, vận hành, khai thác hệ thống Tính cước và quản lý khách hàng tập trung, hệ thống Đối soát cước tập trung, hệ thống IN và các hệ thống thanh toán điện tử đảm bảo phục vụ yêu cầu SXKD; Đối soát và thanh khoản cước với các mạng trong nước, Quốc tế; Nghiên cứu, phát triển hệ thống Tính cước và Quản lý khách hàng, hệ thống Đối soát cước, hệ thống IN, các hệ thống thanh toán điện tử phục vụ SXKD của Công ty thông tin di động.

Phân bố nhân sự tại công ty như sau:

Bảng 2.1: Phân bố nhân sự tại các đơn vị của công ty

Đơn vị Số lượng lao động

VP Công ty 320 Trung tâm 1 249 Trung tâm 2 328 Trung tâm 3 251 Trung tâm 4 236 Trung tâm 5 176 Trung tâm 6 233 XNTK 15

Trung tâm VAS 75

Trung tâm tính cước

và thanh khoản 65

Với quy mô gần 2.000 nhân viên trên toàn quốc, trong đó 83,2% có trình độ đại học hoặc trên đại học và tuổi trung bình là 32 tuổi, nhân sự của công ty VMS được đánh giá là lực lượng lao động trẻ, năng động và luôn làm việc đầy nhiệt huyết vì sự phát triển bền vững của công ty.

Tỉ lệ cán cân doanh thu và thị phần tại các Trung tâm như sau:

Hình 2.3: Tỷ lệ cán cân doanh thu giữa các trung tâm năm 2011

Biểu đồ trên cho thấy, Trung tâm 2 tại Tp.HCM chiếm tỉ lệ khác cao 36% trên tổng doanh thu và thị phần toàn công ty. Do đó thị trườngTp.HCM được xem là thị trường cực kỳ quan trọng đối với MobiFone. Bên cạnh đó thị trường Đông Nam bộ (Trung tâm 6) chiếm 17%, đứng sau Trung tâm 2 là một thị trường năng động vào giàu tiêm năng cần được chú trọng phát triển.

2.1.4. Các sản phẩm và dịch vụ hiện đang khai thác2.1.4.1. Sản phẩm 2.1.4.1. Sản phẩm

Thuê bao trả sau: Sản phẩm truyền thống, bổ sung nhiều giá trị phù hợp với khách hàng có nhu cầu sử dụng cao. Chiếm khoảng 10% số lượng thuê bao

Thuê bao trả trước: Có thể sử dụng cho các khách hàng có nhiều nhu cầu với 7 loại thuê bao gồm: Mobicard, Mobi4U, Mobi-Q, Q-teen, Q-student, Mobi365, MobiZone. Ra sau nhưng chiếm đến 90% số thuê bao trên mạng

 Thiết bị kết nối internet cho máy tính: Fast connect 2.1.4.2. Dịch vụ

Mobifone cung cấp hơn 50 dịch vụ giá trị gia tăng, những dịch vụ 3G cơ bản gồm:

Video call: Hiển thị hình ảnh trên điện thoại di động qua cuộc gọi. Dịch vụ này giúp khách hàng của Mobifone có thể thấy được hình ảnh của người đàm thoại bằng camera trên điện thoại.

Internet di động: Internet di động cho phép khách hàng kết nối internet trên điện thoại di động qua GPRS/EDGE/3G của nhà mạng MobiFone.

Mobile TV: Mobile TV cho phép khách hàng của MobiFone xem các chương trình truyền hình trực tuyến trong nước và quốc tế và/hoặc theo nhu cầu (các chương trình truyền hình, video clips, fim, nhạc) và/hoặc gửi các nội dung tới thuê bao di động khác.

Wap Portal: 3G Wap Portal cung cấp cho người dùng một thế giới thông tin về thể thao, kinh doanh và giải trí như Mobile TV, nhạc, chat với các ngôi sao. Ngoài ra, khách hàng có thể tra từ điểm và sử dụng các dịch vụ tiện ích trực tuyến.

Fast connect: Fast Connect cho phép khách hàng truy cập internet băng rộng di động và gửi các tin nhắn đa phương tiện qua hệ thống MobiFone qua các thiết bị kết nối internet 3G

2.1.5. Tình hình kinh doanh của Mobifone trong những năm gần đây

Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty VMS trong giai đoạn 2009-2012 được tóm tắc qua bảng sau:

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VMS năm 2009-2012

STT Mục Đơn vị 2009 2010 2011 2012(DK)

1 Doanh thu tiêu dùng

(Doanh thu thực) Tỷ VND 18,043 24,055 28,200 28,707

2 Lợi nhuận Tỷ VND 5,528 5,586 6,450 6,700

3 Thuê bao Triệu 30.00 34.00 42.19 46.00

4 Doanh thu data (3G) Tỷ VND 72 457 791 1500

Hình 2.5: Sự phát triển thuê bao qua các năm 2009-2012

Bảng 2.3: Biểu đồ so sánh ARPU các năm

(Nguồn: công ty VMS)

Mặc dù số lượng thuê bao tăng vọt nhưng ARPU giảm đáng kể theo từng năm, từ đó dẫn đến doanh thu tăng không tương ứng với kỳ vọng của công ty. Chính vì vậy mà dịch vụ 3G được xem như một giải pháp để cải thiện ARPU của các thuê bao MobiFone .

VMS ARPU Development 1994 - 2008 Sự phát triển củaVMS ARPU 1994- 2008

Nguồn: VMS 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 ARPU hỗn hợp Trảtrước Trả sau 2.000.000 2.400.000 2.800.000 1.200.000 400.000 1.600.000 0

2.2. Thực trạng kinh doanh dịch vụ 3G của công ty VMS2.2.1. Sự phát triển của dịch vụ 3G tại Việt Nam 2.2.1. Sự phát triển của dịch vụ 3G tại Việt Nam

Ngày 2/4/2009, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố 4 giấy phép 3G là: Viettel, Vinaphone, MobiFone và liên danh EVN + Vietnam mobile

Như vậy, Việt Nam nằm trong số những quốc gia bắt đầu ứng dụng 3G và có nhiều lợi thế như: không phải mò mẫm dò đường, công nghệ cũng không còn quá mới mẻ và giá thiết bị phần cứng, phần mềm cũng đã dễ chịu hơn. Sau ba năm xây dựng cơ sở hạ tầng mạng 3G, số thuê bao 3G đã không phát triển như kỳ vọng của các nhà mạng. Tính đến thời điểm cuối năm 2011, tổng số thuê bao 3G của Việt Nam đạt 12,8 triệu. Tốc độ trung bình truy cập dịch vụ 3G đạt từ 2,5Mb/s đến 3,072 Mb/s

Tuy nhiên, tình hình đã trở nên triển vọng hơn khi hiện nay thuê bao 3G tại Việt Nam đã bắt đầu phát triển một cách mạnh mẽ. Phải mất gần 22 tháng từ khi các nhà mạng đưa vào khai thác (10/2009 đến tháng 7/2011) cả nước mới chỉ có khoảng hơn 8 triệu thuê bao, thì đến tháng 4/2012 đã có 12,8 triệu thuê bao. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc thuê bao 3G tăng trưởng mạnh có sự “đóng góp” của việc giảm giá dịch vụ kết nối 3G qua điện thoại di động và sự phát triển mạnh mẽ của dòng điện thoại di động thông minh (smartphone).

Lý giải cho sự nóng lên nhanh chóng của dịch vụ Mobile internet, các chuyên gia cho rằng, đó là do sự thúc đẩy từ các cuộc cạnh tranh giảm giá và khuyến mãi cước 3G của các nhà mạng. Ông Hoàng Sơn - Giám đốc Công ty Viễn thông Viettel, cho biết: “Một trong những lý do khiến 3G chưa thực sự “bùng nổ” ở Việt Nam là do tâm lý của người dùng cho rằng sử dụng dịch vụ 3G rất đắt đỏ. Tuy nhiên, trên thực tế với các chính sách kích thích tiêu dùng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hiện nay cước 3G đã thấp hơn 2G”.

Kết quả khảo sát của Công ty IDC cho thấy, năm 2011 thị trường smartphone Việt Nam đạt mức tăng trưởng 44% và trong năm 2012 sẽ vượt lên mức 51%. Cùng với đó, các nhà mạng Viettel, MobiFone, VinaPhone đang “chạy đua”

giảm cước dữ liệu 3G đã giúp người dùng giảm được nhiều chi phí hàng tháng nên smartphone và tablet sẽ ngày càng phổ biến.

Thống kê mới nhất cho thấy tổng số thuê bao 3G đạt khoảng 12,8 triệu, chiếm 14,71% dân số Việt Nam. Thông tin này được Cục Viễn thông (Bộ TT&TT)

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ 3G của công ty thông tin di động (VMS-Mobifone) giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)