Chương 3 của luận văn đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động CVKHCN tại BIDV Quảng Bình. Các giải pháp được đề xuất gắn liền với chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020, trên cơ sở những thực trạng và điều kiện cụ thể tại tỉnh Quảng Bình. Các giải pháp đề xuất đối với BIDV Quảng Bình về hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng, đa dạng hóa sản phẩm cho vay, xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng và các giải pháp đồng bộ định hướngđến thị trường và khách hàng nhằm mục đích tạo ra sự phát triển toàn diện và bền vững của BIDV Quảng Bình trong thời gian tới. Song song với việc đề xuất giải pháp, chương 3 còn trình bày những kiến nghị đối với Chính phủ, đối với NHNN và đối với BIDV nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động ngân hàng nói chung và cho việc hiện thực hóa những giải pháp đã đề xuất.
89
KẾT LUẬN
Luận văn nghiên cứu đạt được mục tiêu đặt ra là: trên cơ sở lý luận về phát triển hoạt động CVKHCN đối với NHTM, khảo sát thực trạng hoạt động CVKHCN của BIDV Quảng Bình một cách toàn diện, từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý cho sự phát triển hoạt động CVKHCN của BIDV Quảng Bình. Đểđạt được mục tiêu đó, luận văn tập trung làm rõ và khai thác những nội dung sau:
Thứ nhất: Luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về hoạt động CVKHCN trên cơ sở tổng hợp và phân tích những nguồn tài liệu đáng tin cậy: các giáo trình được sử dụng làm tài liệu giảng dạy về Tài chính – Ngân hàng, các Quyết định của NHNN Việt Nam… Trên những cơ sở vững chắc này, luận văn làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động CVKHCN… Và, một phần nội dung quan trọng là nội dung của phát triển hoạt động CVKHCN và các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động CVKHC. Đây là những cơ sở cho việc khảo sát thực trạng hoạt động CVKHCN như đã thực hiện trong luận văn.
Thứ hai: Luận văn trình bày những kết quả khảo sát hoạt động CVKHCN của BIDV Quảng Bình trong giai đoạn 2012-2014. Hoạt động CVKHCN của BIDV Quảng Bình được xem xét một cách khá toàn diện: thông qua việc phân tích báo cáo tài chính của BIDV Quảng Bình giai đoạn 2012-2014 để lượng hóa các tiêu chí đánh giá hoạt động CVKHCN, các nhận xét đánh giá một cách khách quan và có so sánh với số liệu của hệ thống BIDV; và với việc so sánh với kết quả hoạt động CVKHCN của các NHTM trên cùng thị trường Quảng Bình sẽ giúp việc đánh giá thực trạng một cách khách quan và chính xác hơn. Từ việc khảo sát thực trạng này, luận văn đã đánh giá và chỉ ra những thành tựu, những tồn tại và nguyên nhân đối với BIDV Quảng Bình. Kết quả khảo sát thực trạng này là một trong những cơ sở hình thành giải pháp đề xuất của luận văn.
Thứ ba: Luận văn trình bày những giải pháp đề xuất của tác giả trong việc phát triển hoạt động CVKHCN đối với BIDV Quảng Bình. Với mục tiêu tạo ra sự phát triển toàn diện và bền vững của BIDV Quảng Bình trong thời gian tới, các giải pháp được đề xuất gắn liền với chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020, trên cơ sở những thực trạng và điều kiện cụ thể tại tỉnh Quảng Bình bao gồm: giải phápvề hoàn
90
thiện cơ chế chính sách tín dụng, về đa dạng hóa sản phẩm cho vay, về xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, về hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, về nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng và các giải pháp đồng bộ định hướng đến thị trường và khách hàng. Song song với việc đề xuất giải pháp, luận văn còn đề xuất những kiến nghị đối với Chính phủ, đối với NHNN và đối với BIDV nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động ngân hàng nói chung và cho việc hiện thực hóa những giải pháp đã đề xuất.
Đề tài nếu được thực hiện với quy mô lớn hơn, khi đó sẽđược tiến hành cùng với các hoạt động phân tích, khảo sát thịtrường tốt hơn thì các giải pháp sẽ tối ưu và mang tính áp dụng cao hơn.
Đề tài có thểđược mở rộng để nghiên cứu hoạt động CVKHCN tại BIDV Quảng Bình một cách quy mô, trong thời gian dài hơn; hoặc nghiên cứu hoạt động CVKHCN tại NHTM trên thị trường Quảng Bình; hoặc nghiên cứu hoạt động CVKHCN tại một chi nhánh của BIDV.
91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
[1]. ANZ Việt Nam, Dịch vụ cho vay mua nhà, http://www.anz.com/vietnam/vn/ personal/mortgage/home-loans/
[2]. ANZ Việt Nam, Thông tin doanh nghiệp, http://www.anz.com/vietnam/vn/about- us/our-company/anz-vietnam/
[3]. Báo Công thương, http://baocongthuong.com.vn/tai-chinh/6785/anz-doat-giai-san- pham-cho-vay-mua-nha-tot-nhat-cua-the-asian-banker.htm#.VFNzWWfInnE
[4]. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình, http://www.quangbinh.gov.vn/3cms/ ?cmd=180&art=1336101144173
[5]. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
[6]. 32TĐào Ngọc Dũng32T (2012), Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
[7]. 32TPhạm Thu Hiền32T (2011), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
[8]. Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung, Tiền tệ Ngân hàng, NXB Phương Đông, 2011
[9]. HSBC Việt Nam, http://www.hsbc.com.vn/1/2/personal/loans/personal-instalment [10]. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội
[11]. Trần Ngọc Minh (2011), Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dung tại Ngân hàng Đầu tưu và Phát triển Việt Nam chi nhánh sở giao dịch 1, Luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
[12]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Lịch sử phát triển, http://www.bidv.com.vn/Gioithieu/Lich-su-phat-trien.aspx
92
[13]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, http://www.bidv.com. vn/Download/%7BpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ987Yr+xkjT5%7D/BCTC_rieng_le_Q32 012.pdf
[14]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, http://www.bidv.com.vn/ Download/%7BpZuxB7fkTpsv0/21kd+ uQ2CaB69GsrmE%7D/
BCTC_hop_nhat_Quy_III.2013.pdf
[15]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (22/8/2012), Quyết định về việc phê duyệt chiến lược phát triển, Hà Nội.
[16]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, http://www.bidv.com.vn/Nha- dau-tu/Tong-quan-ve-BIDV/Chien-luoc-phat-trien/Dinh-huong-chien-luoc-cua-BIDV- trong-giai-doan-201.aspx
[17]. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
(số1627/2001/QĐ-NHNN), Hà Nội
[18]. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
(số493/2005/QĐ-NHNN), Hà Nội
[19]. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
(số18/2007/QĐ-NHNN), Hà Nội
[20]. Đào Lê Kiều Oanh (2012), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
[21]. Trần Thị Lan Phương (2014), Phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Ngoại thương (Cơ sở 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh)
[22]. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (17/06/2012), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội.
[23]. Phạm Văn Sáng (2012), Hoạt động bán lẻ tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân, Luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
93
[24]. Tạp chí Tài chính, http://www.tapchitaichinh.gov.vn/Utilities/PrintView.aspx? distributionid=24779
[25]. Phan Thăng (2012), Quản trị chất lượng, NXB Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh [26]. Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thông tin doanh nghiệp, http://www.thesaigontimes. vn/94770/%E2%80%9CANZ-dat-danh-hieu-%E2%80%9CNgan-hang-ban-le-tot- nhat-tai-Viet-Nam%E2%80%9D-nam-2013%E2%80%9D.html
[27]. Thời báo Ngân hàng, http://thoibaonganhang.vn/tin-tuc/40-hsbc-duoc-binh-chon- la-ngan-hang-quan-ly-tien-te-tot-nhat-25981.html
[28]. Nguyễn Viết Thông (2013), giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[29]. Phạm Thu Thủy (2012), Đánh giá các lợi thế cạnh tranh trên thị trường ngân hàng bán lẻ của các NHTM Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 123 [30]. http://news.go.vn/tai-chinh/tin-605053/chang-duong-55-nam-ve-vang-cua-chi- nhanh-bidv-quang-binh.htm
[31]. Tô Khánh Toàn (2014), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
TIẾNG ANH
[32]. Professinal Academy, Marketing Theories - The Marketing Mix - From 4 P’s to 7 P’s, http://www.professionalacademy.com/news/marketing-theories-the-marketing- mix-from-4-p-s-to-7-p-s
94
PHỤ LỤC
QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BIDV QUẢNG BÌNH
STT Các bước thực hiện Nội dung thực hiện Cán bộ thực hiện 1 Tiếp thị tới khách hàng về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của BIDV Tiếp thị tới khách hàng tất cả các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của BIDV, bán chéo các sản phẩm dịch vụ của BIDV khi khách hàng có nhu cầu.
Cán bộ
QHKHCN
2 Hướng dẫn, tiếp nhận
hồsơ khách hàng
Hướng dẫn khách hàng về hồ sơ, tài liệu cần cung cấp cho ngân hàng và kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của hồsơ, tài liệu.
Cán bộ QHKHCN 3 Đánh giá và phân tích hồsơ tín dụng của khách hàng
Đánh giá về thông tin nhân thân khách hàng,
tình hình quan hệ tín dụng, mục đích và kế
hoạch sử dụng vốn vay, năng lực tài chính, tài sản bảo đảm.
Cán bộ
QHKHCN
4 Đề xuất và quyết
định cấp tín dụng
- Lập báo cáo đề xuất tín dụng và trình cho cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
- Trường hợp cấp tín dụng qua thẩm định rủi ro Cán bộ QLRR tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận QHKHCN, thực hiện thẩm định rủi ro về nhân
thân, năng lực tài chính, mục đích, phương án
sản xuất, kinh doanh; Đánh giá toàn diện rủi ro
và các biện pháp phòng ngừa lập báo cáo thẩm
định rủi ro trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro và quyết định cấp tín dụng.
- Thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ vay cho khách hàng. - Cán bộ QHKHCN - Cán bộ QLRR 5 Ký kết hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý Lập hợp đồng tín dụng và trình ký. Thực hiện
công chứng/chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo, mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm theo quy
định.
Cán bộ
QHKHCN
6 Đề xuất và quyết
định giải ngân
Kiểm tra các điều kiện giải ngân trình Lãnh đạo
phòng QHKHCN/ Lãnh đạo Phòng Giao dịch ký
phê duyệt giải ngân hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân nếu vượt thẩm quyền.
Cán bộ
95 7
Giao nhận hồsơ, cập nhật thông tin
vào hệ thống
- Cán bộ QHKHCN hoàn thiện và bàn giao hồ
sơ cho Cán bộ QTTD.
- Cán bộ QTTD kiểm tra tính đầy đủ, khớp đúng
trên bề mặt hồ sơ thực hiện cập nhật thông tin vào hệ thống.
- Cán bộ QTTD chuyển cho Phòng giao dịch
KHCN để thực hiện giải ngân. - Cán bộ QHKHCN - Cán bộ QTTD - Cán bộ giao dịch KHCN 8 Giải ngân
Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện các chứng từ
giải ngân, kiểm tra sự phù hợp của các hồ sơ,
chứng từ trình Lãnh đạo phòng giao dịch KHCN/ Lãnh đạo phòng giao dịch thực hiện giải ngân cho khách hàng. Cán bộ giao dịch KHCN 9 Kiểm tra giám sát khách hàng, khoản vay
Kiểm tra giám sát khoản vay, khách hàng vay,
mục đích sử dụng vốn vay trước và trong quá
trình duyệt vay, giải ngân, kiểm tra giám sát đối với tài sản bảo đảm, xử lý khi phát hiện dấu hiệu bất thường.
Cán bộ
QHKHCN
10
Quản lý sau khi giải ngân và thu nợ, lãi, phí
- Cán bộQHKHCN chăm sóc khách hàng, thông
báo khách hàng trả nợđúng hạn, thực hiện phân loại nợ gửi bộ phận QLRR tổng hợp.
- Cán bộ QTTD thông báo định kỳ tới Phòng QHKHCN các khoản vay quá hạn, tính toán, trích lập dự phòng rủi ro.
Cán bộ
QHKHCN - Cán bộ
QTTD
11 Điều chỉnh tín dụng Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều chỉnh hạn mức/số tiền vay, biện pháp bảo đảm.
Cán bộ
QHKHCN
12 Thanh lý hợp đồng tín dụng
Đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí… để tất toán khoản vay, phòng QHKHCN
đầu mối thực hiện giải tỏa các hợp đồng bảo
đảm tiền vay, CBQTTD thực hiện lưu hồ sơ
theo quy định. -Cán bộ QHKHCN -Cán bộ QTTD -Cán bộ giao dịch KHCN