Việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ không chỉ cần nỗ lực của NHTM là đủ mà cần có sự hỗ trợ từ NHNN qua việc tạo môi trường pháp lý và các điều kiện thực hiện, cụ thể:
Thứ nhất, ổn định thị trường và định hướng chính sách
NHNN với vai trò là cơ quan chủ quản trực tiếp cùng những thay đổi trong chính sách, cơ chế sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các NHTM. Để có sựổn định tương đối về cơ cấu dịch vụ, NHNN cần xây dựng danh mục các dịch vụ mà ngân hàng cũng như các tổ chức khác được phép cung cấp và bổ sung hàng năm phù hợp với thông lệ quốc tếvà trình độ phát triển của ngành ngân hàng cũng như phù hợp với việc đảm bảo an toàn hệ thống.
NHNN cần có một cơ chế thông thoáng để thúc đẩy sự phát triển dịch vụ ngân hàng. Ban hành những quy định chung về chuẩn công nghệ ngân hàng nhằm định hướng cho các ngân hàng phát triển công nghệ, từđó tạo dễ dàng trong việc phối hợp, liên kết các ngân hàng.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng
NHNN cần hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện cho các định chế tài chính hoạt động và phát triển. Để hội nhập quốc tế thành công cần phải xây dựng môi trường
85
pháp lý đảm bảo tính đồng bộ thống nhất, minh bạch, bình đẳng, ổn định và phù hợp với các cam kết quốc tếcó tính đến đặc thù của Việt Nam tạo sân chơi bình đẳng và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh để tất cả các ngân hàng trong nước và ngoài nước phát triển.
Xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại phát triển; thành lập hệ thống cổng thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả.
Đẩy nhanh quá trình thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc hoàn thiện các văn bản liên quan đến vấn đề này. NHNN trình Chính phủ có lộ trình xây dựng Luật giao dịch bằng tiền mặt trong nền kinh tế. Căn cứ khoản 2 điều 1 Luật NHNN hiện hành quy định: NHNN thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các Tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ”. Khi luật giao dịch bằng tiền mặt ra đời sẽ giúp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế và giảm được hoạt động kinh tế “ngầm”, lo ngại công chúng trong lĩnh vực phòng chóng tham nhũng, rửa tiền, trốn thuế và các hoạt động phi pháp khác. Ngoài ra còn tiết kiệm được chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản tiền đảm bảo an toàn tài sản Nhà nước và công dân giúp cho hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế và có điều kiện để NHTM mở rộng hoạt động ở các nước phát triển. NHNN hoàn thiện xây dựng cơ chế chính sách về tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn bộ nền kinh tế xã hội. Quốc hội không chỉ dừng lại ở hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt mà phải sớm ban hành luật thanh toán không dùng tiền mặt để xử lý tổng thể phạm vi và đối tượng thanh toán, các chủ thể tham gia thanh toán...
Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Đây là hệ thống thanh toán nòng cốt của nền kinh tế trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển hiện nay. Mở rộng phạm vi thanh toán điện tử liên ngân hàng (hiện nay chỉ có các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, HCM, Hải Phòng, Cần Thơ...). Khi đó khả năng thanh toán trên toàn quốc sẽ nhanh hơn.
Phát triển thị trường thẻ, phối hợp với cơ quan truyền thông báo chí để tuyên truyền quảng bá sâu rộng cho đến nhiều tầng lớp dân cư. Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, trong giai đoạn hiện nay để tránh thất thoát trong đầu tư cơ sở hạ
86
tầng thẻ, NHNN đóng vai trò là cơ quan chủ quản nhanh chóng định hướng và phối hợp với liên minh thẻ và các NHTM xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, kết nối các hệ thống NHTM của các liên minh thẻ thành một hệ thống nhằm tăng khả năng tiện ích cho khách hàng sử dụng thẻ.
NHNN không ngừng hoàn thiện cơ chế và chính sách điều hành, nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý, nhanh chóng cập nhật và ban hành các quy định chuẩn mực về những loại hình dịch vụ mới nhằm tạo điều kiện cho các NHTM có thể chủ động, linh hoạt triển khai ra thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định về các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng mới.
Khuyến khích các ngân hàng chú trọng phát triển hoạt động dịch vụ. Việc xác định mục tiêu đẩy mạnh phát triển mảng dịch vụ của các NHTM là hết sức cần thiết và phù hợp, bởi vì hoạt động dịch vụ phát triển sẽ góp phần nâng cao tính hiệu quả trong kinh doanh ngân hàng và thúc đẩy cải thiện năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng để từ đó đảm bảo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời dịch vụ ngân hàng phát triển sẽđáp ứng tối đa những tiện ích cho khách hàng và cho nền kinh tế.
Thứ ba, tăng cường hơn nữa công tác thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn cho hoạt động ngân hàng.
Hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực là nhân tố tạo ra môi trường thuận lợi cho các dịch vụ ngân hàng phát triển. Một hệ thống tài chính hoạt động có hiệu quả và ổn định sẽ đảm bảo nhiều cơ hội cho việc phát triển, tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng có chất lượng cao với chi phí thấp. Hệ thống tài chính như thế chỉ tồn tại trong điều kiện có một hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực. Hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Không những thế lĩnh vực ngân hàng còn là một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, những vấn đề của hệ thống ngân hàng có xu hướng gây hiệu ứng dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế. Khi hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng càng sâu rộng, hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp đồng nghĩa với nhiều rủi ro phát sinh cho các tổ chức tín dụng cũng như cho toàn hệ thống ngân hàng. Cơ quan Thanh tra, giám sát sẽ là cơ quan thực hiện đầy đủ một chu trình gồm 4 khâu: Cấp phép; ban hành quy chế; thực hiện giám sát (giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ); xử phạt và thu hồi giấy phép nhằm đảm bảo sự nhất quán và nâng cao hiệu lực của hoạt động giám sát. Điều này đã đánh dấu sựthay đổi lớn trong công tác thanh tra
87
giám sát ngân hàng. Các hoạt động giám sát nếu được đẩy mạnh sẽ phát hiện sớm những nguyên nhân gây ra biến động bất lợi từ đó có biện pháp ngăn chặn, hạn chế những rủi ro đáng tiếc và vì thế góp phần bảo vệcho nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng – điều kiện cho các dịch vụ ngân hàng có thể phát triển. Mục tiêu của giám sát không chỉ để ngăn chặn khủng hoảng tài chính mà còn đảm bảo sự ổn định bền vững của nền tài chính do vậy giám sát ngân hàng cần phải xây dựng được những chỉ tiêu cốt lõi dựa trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc các điểm yếu dễ bịtác động, dễ bị tổn thương trong toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát đối với ngân hàng thì đổi mới phương pháp giám sát của NHNN phải được đưa vào thực hiện dần dần từng bước trước khi bắt đầu áp dụng một cách triệt để.
Thứ tư, Không can thiệp quá sâu vào hoạt động của các NHTM
Sự can thiệp quá sâu của NHNN vào hoạt động kinh doanh của NHTM làm cho NHTM mất đi thế chủ động trong kinh doanh từđó hạn chế khả năng sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụmang tính đặc thù riêng của ngân hàng.
Về điều hành lãi suất: NHNN tiến dần đến tự do hóa lãi suất hoàn toàn để các NHTM cũng như BIDV tự chủhơn trong việc xác định lãi suất kinh doanh.
NHNN nên tạo cơ chế “mở” cho các ngân hàng trong việc triển khai các dịch vụ mới theo hướng những gì không cấm thì được phép làm chứ không phải trình qua NHNN nữa. Do đặc thù của dịch vụ là thứ vô hình và dễ sao chép, bắt chước nên việc trình xin phép cho các dịch vụ mới đôi khi sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của các ngân hàng hoặc đối thủ cạnh tranh sẽ chớp thời cơ tung sản phẩm ra trước.
3.8.2. Kiến nghịđối với BIDV
Thứ nhất, tăng cường công tác chỉ đạo
Lãnh đạo BIDV cần tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo đối với các chi nhánh. Công tác chỉ đạo phải được cụ thể hóa hơn nữa thông qua chiến lược tổng quan, chỉ tiêu rõ ràng và biện pháp cụ thể trong từng thời điểm cụ thể. Điều này sẽlàm cơ sở để lãnh đạo BIDV Quảng Bình đưa ra các quyết sách phù hợp với những thay đổi của thị trường, tạo tiền đề cho những giải pháp phát triển hoạt động CVKHCN.
88
Thứ hai, hỗ trợ trong việc đào tạo, đầu tư hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin
Để mang lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động, hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ ngoài yếu tố hiện đại, tiên tiến cần có sựđồng bộ trong hệ thống BIDV và thậm chí là liên ngân hàng. Vì vậy, việc đầu tư hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin cần có sự hỗ trợ của BIDV. Hơn nữa, công tác đào tạo cũng cần có sự hỗ trợ từBIDV để giảm thiểu chi phí và mang lại hiệu quả thật sự.
Thứ ba, tăng cường trao đổi mô hình giữa các chi nhánh
Đây là một phần trong giải pháp hệ thống ởkhâu đào tạo và trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh. Điều này nếu có sự hỗ trợ từ BIDV sẽcó được tính nhất quán, hợp lý trong việc học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các chi nhánh đúc rút kinh nghiệm từ các mô hình khác nhau, từ đó tránh những sai sót và tiết kiệm chi phí trong việc triển khai các giải pháp.
3.9. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của luận văn đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động CVKHCN tại BIDV Quảng Bình. Các giải pháp được đề xuất gắn liền với chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020, trên cơ sở những thực trạng và điều kiện cụ thể tại tỉnh Quảng Bình. Các giải pháp đề xuất đối với BIDV Quảng Bình về hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng, đa dạng hóa sản phẩm cho vay, xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng và các giải pháp đồng bộ định hướngđến thị trường và khách hàng nhằm mục đích tạo ra sự phát triển toàn diện và bền vững của BIDV Quảng Bình trong thời gian tới. Song song với việc đề xuất giải pháp, chương 3 còn trình bày những kiến nghị đối với Chính phủ, đối với NHNN và đối với BIDV nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động ngân hàng nói chung và cho việc hiện thực hóa những giải pháp đã đề xuất.
89
KẾT LUẬN
Luận văn nghiên cứu đạt được mục tiêu đặt ra là: trên cơ sở lý luận về phát triển hoạt động CVKHCN đối với NHTM, khảo sát thực trạng hoạt động CVKHCN của BIDV Quảng Bình một cách toàn diện, từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý cho sự phát triển hoạt động CVKHCN của BIDV Quảng Bình. Đểđạt được mục tiêu đó, luận văn tập trung làm rõ và khai thác những nội dung sau:
Thứ nhất: Luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về hoạt động CVKHCN trên cơ sở tổng hợp và phân tích những nguồn tài liệu đáng tin cậy: các giáo trình được sử dụng làm tài liệu giảng dạy về Tài chính – Ngân hàng, các Quyết định của NHNN Việt Nam… Trên những cơ sở vững chắc này, luận văn làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động CVKHCN… Và, một phần nội dung quan trọng là nội dung của phát triển hoạt động CVKHCN và các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động CVKHC. Đây là những cơ sở cho việc khảo sát thực trạng hoạt động CVKHCN như đã thực hiện trong luận văn.
Thứ hai: Luận văn trình bày những kết quả khảo sát hoạt động CVKHCN của BIDV Quảng Bình trong giai đoạn 2012-2014. Hoạt động CVKHCN của BIDV Quảng Bình được xem xét một cách khá toàn diện: thông qua việc phân tích báo cáo tài chính của BIDV Quảng Bình giai đoạn 2012-2014 để lượng hóa các tiêu chí đánh giá hoạt động CVKHCN, các nhận xét đánh giá một cách khách quan và có so sánh với số liệu của hệ thống BIDV; và với việc so sánh với kết quả hoạt động CVKHCN của các NHTM trên cùng thị trường Quảng Bình sẽ giúp việc đánh giá thực trạng một cách khách quan và chính xác hơn. Từ việc khảo sát thực trạng này, luận văn đã đánh giá và chỉ ra những thành tựu, những tồn tại và nguyên nhân đối với BIDV Quảng Bình. Kết quả khảo sát thực trạng này là một trong những cơ sở hình thành giải pháp đề xuất của luận văn.
Thứ ba: Luận văn trình bày những giải pháp đề xuất của tác giả trong việc phát triển hoạt động CVKHCN đối với BIDV Quảng Bình. Với mục tiêu tạo ra sự phát triển toàn diện và bền vững của BIDV Quảng Bình trong thời gian tới, các giải pháp được đề xuất gắn liền với chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020, trên cơ sở những thực trạng và điều kiện cụ thể tại tỉnh Quảng Bình bao gồm: giải phápvề hoàn
90
thiện cơ chế chính sách tín dụng, về đa dạng hóa sản phẩm cho vay, về xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, về hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, về nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng và các giải pháp đồng bộ định hướng đến thị trường và khách hàng. Song song với việc đề xuất giải pháp, luận văn còn đề xuất những kiến nghị đối với Chính phủ, đối với NHNN và đối với BIDV nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động ngân hàng nói chung và cho việc hiện thực hóa những giải pháp đã đề xuất.
Đề tài nếu được thực hiện với quy mô lớn hơn, khi đó sẽđược tiến hành cùng với các hoạt động phân tích, khảo sát thịtrường tốt hơn thì các giải pháp sẽ tối ưu và mang tính áp dụng cao hơn.
Đề tài có thểđược mở rộng để nghiên cứu hoạt động CVKHCN tại BIDV Quảng Bình một cách quy mô, trong thời gian dài hơn; hoặc nghiên cứu hoạt động CVKHCN tại NHTM trên thị trường Quảng Bình; hoặc nghiên cứu hoạt động CVKHCN tại một chi nhánh của BIDV.
91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
[1]. ANZ Việt Nam, Dịch vụ cho vay mua nhà, http://www.anz.com/vietnam/vn/ personal/mortgage/home-loans/
[2]. ANZ Việt Nam, Thông tin doanh nghiệp, http://www.anz.com/vietnam/vn/about- us/our-company/anz-vietnam/
[3]. Báo Công thương, http://baocongthuong.com.vn/tai-chinh/6785/anz-doat-giai-san- pham-cho-vay-mua-nha-tot-nhat-cua-the-asian-banker.htm#.VFNzWWfInnE
[4]. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình, http://www.quangbinh.gov.vn/3cms/ ?cmd=180&art=1336101144173
[5]. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
[6]. 32TĐào Ngọc Dũng32T (2012), Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng,