ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 30 (Trang 39)

PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Là hai loại cây trồng xen với cây Chè: (i) trồng xen giữa cây Mạch môn và cây Chè trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và (ii) trồng xen giữa cây cỏ GhineGhine TD 58 và cây Chè trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Xã Chiềng Ban huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Đây là xã đại diện cho vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và mức độ đa dạng của các loại cây trồng.

Thời gian thực hiện nghiên cứu 3 năm, từ năm 2006 đến 2008.

3. Phương pháp nghiên cứu

Là các phương pháp nghiên cứu thông thường. Sự khác biệt là việc sử dụng các đối tượng nghiên cứu là các loại cây thức ăn gia súc, cây làm thuốc đa mục đích để trồng xen trong

vườn chè. Các đối tượng nghiên cứu này trước đây còn chưa được nghiên cứu hay công bố ở Việt Nam.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Để nghiên cứu ảnh hưởng của cây trồng xen đến sinh trưởng phát triển của cây Chè kiến thiết cơ bản (giống chè Shan Tham Vè 1-3 tuổi), có 3 công thức thí nghiệm trồng xen như sau:

o Công thức 1: Không trồng xen,

trồng chè thuần

o Công thức 2: Trồng xen cỏ Ghine

với chè non

o Công thức 3: Trồng xen cỏ Mạch

môn với chè non

Thí nghiệm được bố trí 3 lần nhắc lại theo khối ngẫu nhiên, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 15 m2 với 3 công thức thí nghiệm là CT1, CT2 và CT3.

Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây Chè được trình bày tại bảng 1.

Bảng 1. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Chè

TT Các chỉ tiêu theo dõi CT1 CT2 CT3

8 tháng 24 tháng 8 tháng 24 tháng 8 tháng 24 tháng

1 Chiều cao cây (cm) 79,57 31,2 75,03 30,4 80,36 30,9

2 Số lá/cây (Lá/cây) 56,00 nhiều 51,00 nhiều 58,00 nhiều 3 Số cành cấp 1 trên cây

(cành/cây)

6,83 11,0 7,10 10,0 6,92 11,7

4 Đường kính thân (cm) 2,87 2,65 2,72

Qua kết quả trình bày tại bảng 1 cho thấy: Các công thức trồng xen cỏ Ghine có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây Chè non, thể hiện ở các chỉ tiêu về chiều cao cây, số cành cấp 1 và đường kính thân. Trồng xen cỏ Mạch môn không có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây Chè. Nguyên nhân chính là do cỏ Ghine có

chiều cao cây lớn, số nhánh đẻ nhiều nên đã che lấp ánh sáng của Chè làm cho Chè sinh trưởng chậm, khả năng phân cành kém.

Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của cây cỏ Ghine và cây Mạch môn được trình bày tại bảng 2.

Bảng 2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cỏ Ghine và Mạch môn trồng xen chè sau trồng 12 tháng TT Chỉ tiêu theo dõi Cỏ Ghine CT2 Cỏ Mạch môn CT3

1 Chiều cao cây (cm) 110 15,64

2 Chiều rộng tán (cm) 88,2 77,34

3 Số nhánh (nhánh/cây) 19,0 10,80

4 Chiều dài lá (cm) 86,8 63,90

Kết quả trình bày tại bảng 2 cho thấy, hai loại cây trồng xen trong vườn Chè đều có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, che phủ đất tốt, góp phần chống xói mòn, chống hạn và che bớt một phần ánh sáng để cây Chè sinh trưởng thuận lợi. Trong đó cây cỏ Ghine có chiều cao cây lớn, độ che phủ lớn và cho sinh khối để làm thức ăn cho gia súc hay làm nguồn hữu cơ cải tạo đất lớn. Tuy nhiên với độ che phủ dày nên cỏ Ghine có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây Chè

non. Cây cỏ Mạch môn có chiều cao cây thấp, độ che phủ rộng nên vừa có các tác dụng như cỏ Ghine mà không tranh chấp ánh sáng với cây trồng chính nên ít có ảnh hưởng đến sinh trưởng của Chè con.

Để đánh giá ảnh hưởng của cây che phủ đất đến độ ẩm đất trồng chè chúng tôi đã tiến hành đo độ ẩm đất ở các tháng mùa khô năm 2007 và đầu năm 2008. Kết quả được trình bày tại bảng 3.

Bảng 3. Độ ẩm đất của các công thức thí nghiệm % độ ẩm tối đa đồng ruộng

TT Tháng theo dõi CT1 CT2 CT3 1 Tháng 10 75 78 80 2 Tháng 11 72 77 81 3 Tháng 12 70 75 77 4 Tháng 1 65 71 74 5 Tháng 2 62 70 72

Qua kết quả bảng 3 cho thấy các công thức có trồng xen cỏ Ghine và cỏ Mạch môn đều có độ ẩm đất cao hơn công thức 1 (không trồng xen), chênh lệch độ ẩm vào các tháng cuối mùa khô giữa các công thức lớn hơn. Công thức trồng cỏ Mạch môn có độ ẩm đất cao nhất.

Một phần của tài liệu Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 30 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w