Đánh giá các loại hình SDĐ nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 30 (Trang 56)

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đánh giá tổng quát cơ cấu SDĐ

3.2. Đánh giá các loại hình SDĐ nông nghiệp

3.2.1. Cơ cấu đất nông nghiệp

Diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản ở huyện Thuận Thành khá lớn, chiếm tới 6,65% tổng diện tích đất nông nghiệp; đất cây

lâu năm chiếm 0,34%, còn lại là đất dành cho trồng trọt, chiếm khoảng 93,05%. Trong đất trồng trọt, chủ yếu là đất ruộng lúa, màu (chiếm khoảng 83,88%), đất cây hàng năm khác chiếm 9,16% (bảng 2).

Bảng 2. Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Loại đất Mã số Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất nông nghiệp 7.803,81 100,00

1. Đất sản xuất nông nghiệp: 7.287,97 93,39

a. Đất trồng cây hàng năm: CHN 7.261,18 93,05

+ Đất trồng lúa LUA 6.545,97 83,88

+ Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi COC - -

+ Đất trồng cây hàng năm khác HNK 715,21 9,16

b. Đất trồng cây lâu năm CLN 26,79 0,34

2. Đất lâm nghiệp: LNP - -

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản: NTS 512,18 6,56

4. Đất nông nghiệp khác: NKH 3,66 0,05

3.2.2. Diễn biến đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp hiện đang có xu thế giảm do trong những năm gần đây nhu cầu xây dựng của Thị trấn Hồ - Trung tâm của huyện mới được thành lập, kéo theo các công trình giao thông và xây dựng cơ bản cũng được mở rộng. Mặt khác trong công cuộc CNH-HĐH, nhu cầu

diện tích đất để xây dựng các khu công nghiệp nhiều. Chính vì thế mà một phần lớn diện tích đất nông nghiệp phải chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở. Mặt khác, tiềm năng đất chưa sử dụng có thể được khai thác và sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp ở huyện Thuận Thành rất hạn hẹp. Vì vậy, con đường để tăng tổng giá

trị sản lượng NN là đầu tư thâm canh, tăng vụ, ưu tiên mở rộng diện tích các loại cây trồng có giá trị, sớm hình thành các vùng chuyên canh như vùng lúa, vùng rau - màu,... từng bước chuyển nền NN sang sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển đất sản xuất NN sang đất chuyên dùng và đất ở cần phải có kế hoạch, quy hoạch chi tiết cụ thể nhằm sử dụng quỹ đất tiết kiệm và hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 30 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w