Chúng tôi đã sử dụng phương pháp xác định hàm lượng kháng thể trong máu của lợn bằng phản ứng ngưng kết gián tiếp hồng cầu theo quy trình của JICA chuyển giao cho Viện Thú Y trong nghiên cứu này,
1. Vật liệu
- Vacxin phòng bệnh phù đầu lợn do Bộ môn Vi trùng, Viện Thú y sản xuất.
- Động vật dùng cho thí nghiệm: Lợn trong độ tuổi từ 21 – 90 ngày
- Kháng nguyên: là các chủng vi khuẩn đã sử dụng để chế vacxin được nuôi cấy trên môi trường thạch máu ở 37oC qua đêm và tiến hành xử lý ở 100oC trong vòng 1 giờ. Hỗn hợp các chủng vi khuẩn được tiến hành trộn lẫn với nhau theo các tỷ lệ tương đương và hòa trở lại vào dung dịch PBS vô trùng theo tỷ lệ cứ 1 đĩa thạch máu với 2-4 ml dung dịch PBS.
- Hồng cầu cừu được lấy trong ngày trong dung dịch có chứa chất chống đông Alsever, ly tâm ở 2500 rpm trong 10 phút và tiến hành rửa 3 lần bằng dung dịch PBS (pH=7.2). Sau lần rửa cuối cùng, hồng cầu cừu đã được pha loãng 25% và được tiến hành trộn với 1 thể tích tương đương dung dịch Glutaraldehyde 1%. Lắc nhẹ ở 4oC trong vòng 30 phút.
- Kháng nguyên và hồng cầu cừu 10% đã qua xử lý được trộn với nhau theo 1 thể tích tương đương. Ủ ở tủ ấm 37 oC trong 1,5-2 giờ.
- Huyết thanh lợn: Pha loãng ở nồng độ 1/10.
2. Phương pháp tiến hành phản ứng
- Phản ứng được thực hiện trên đĩa nhựa 96 lỗ, đáy tròn
- Cách tiến hành như sau:
+ Cho vào tất cả các giếng 25 µl dung dịch PBS
+ Nhỏ 25 µl huyết thanh đã được pha loãng ở nồng độ 1/10 vào giếng thứ 1, trộn đều. Chuyển 25 µl từ giếng thứ 1 sang giếng 2 và cứ làm như vậy đến giếng thứ 7 thì bỏ đi 25 µl. Độ pha loãng huyết thanh của các giếng sẽ lần lượt là 1/20, 1/40, 1/80, ... 1/1280. Riêng giếng cuối cùng chỉ có dung dịch PBS và không có huyết thanh, dùng để làm đối chứng.
+ Cuối cùng, nhỏ vào tất cả các giếng 25
µl hỗn hợp kháng nguyên-hồng cầu cừu. Lắc nhẹ. Để yên tĩnh ở nhiệt độ phòng. Sau 30 phút, đọc kết quả lần 1 và đọc lại lần 2 sau 4 giờ.
Bảng 1: Kết quả thí nghiệm các loại vacxin trên các đối tượng giống khác nhau
Nguyên liệu Số thứ tự giống Đối
chứng
1 2 3 4 5 6 7
PBS (µl) 25 25 25 25 25 25 25 25
Huyết thanh (µl) 25
Độ pha loãng huyết thanh 1/20 1/40 1/80 1/16
0 1/320 1/640 1/1280
Hỗn hợp KN-Hồng cầu cừu 25 25 25 25 25 25 25
3. Cách đánh giá kết quả
+ Phản ứng dương tính: hồng cầu dàn đều ở dưới đáy giếng như hình chiếc ô lộn ngược,
chứng tỏ kháng nguyên và kháng thể là tương ứng với nhau nên đã làm ngưng kết hồng cầu.
+ Phản ứng âm tính: Hồng cầu lắng xuống đáy thành cục tròn đỏ, chứng tỏ kháng thể không tương ứng với kháng nguyên.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Các lợn đồng đều về độ tuổi (14 ngày tuổi) được chia làm 2 lô: Lô tiêm vacxin (thí nghiệm) gồm 46 lợn, và lô không tiêm vacxin (đối chứng) gồm 20 lợn. Mọi quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh khác được tiến hành đồng đều giữa các lô.
Bảng 2: Lịch tiêm vacxin và lấy mẫu các lợn thuộc lô tiêm vacxin và đối chứng
Tuổi của lợn
Lô tiêm vacxin (n=46) Lô đối chứng (n=20)
Lấy mẫu máu Tiêm vacxin Thời điểm kể từ khi tiêm Lấy mẫu máu
14 ngày Lần 1 Lần 1 Ngày 0 Lần 1
21 ngày Lần 2 Ngày 7
Cai sữa lúc 21 ngày tuổi
51 ngày Lần 2 1 tháng Lần 2 81 ngày Lần 3 2 tháng 111 ngày Lần 4 3 tháng 141 ngày Lần 5 4 tháng 171 ngày Lần 6 5 tháng 201 ngày Lần 7 6 tháng
Tất cả các mẫu máu sau khi lấy được tiến hành ly tâm, chắt lấy huyết thanh và thực hiện phản ứng ngưng kết gián tiếp hồng cầu (IHA) để
xác định hàm lượng kháng thể tồn tại trong máu của các lợn.
Bảng 3. Hiệu giá kháng thể trong huyết thanh lợn ở lô thí nghiệm và đối chứng
Lô sau khi tiêmThời điểm vacxin Số mẫu HT Hiệu giá kháng thể 0 1/10 1/20 1/40 1/80 1/160 1/320 1/640 1/1280 TN Ngày 0 46 46 Ngày 7 46 18 22 6 1 tháng 46 4 18 19 5 2 tháng 46 3 17 21 5 3 tháng 46 6 29 11 4 tháng 46 8 22 16 5 tháng 46 14 20 12 6 tháng 46 32 12 2 ĐC Ngày 0 20 20 1 tháng 20 20
Qua kết quả kiểm tra các mẫu huyết thanh của lợn ở lô thí nghiệm và đối chứng cho thấy:
+ Trước khi tiêm vacxin (ngày 0): tất cả 46 lợn đều có kết quả kháng thể âm tính với kháng nguyên toàn khuẩn chết là các chủng vi khuẩn đã dùng để chế vacxin.
+ Đến ngày thứ 7 sau khi tiêm vacxin mũi 1 và trước khi tiêm mũi 2: hiệu giá kháng thể trong máu của các lợn đã bắt đầu xuất hiện mặc dù chưa cao. Cụ thể: có 18 lợn (39,16%) đạt hiệu giá kháng thể 1/10, 22 lợn (47,83%) đạt hiệu giá 1/20 và chỉ có 6 lợn (13,04%) đạt hiệu giá 1/40.
+ 1 tháng sau khi tiêm vacxin mũi 2: Hiệu giá kháng thể trong máu các mẫu đã tăng lên rõ rệt. Cụ thể: có tới 18 lợn (39,16%) đạt hiệu giá 1/160, 19 lợn (41,30%) đạt hiệu giá 1/320, và 5 lợn (10,87%) đạt tới hiệu giá 1/640
+ Tại các thời điểm kiểm tra 2 tháng và 3 tháng sau khi tiêm vacxin mũi 2: hàm lượng kháng thể trong máu của lợn vẫn tiếp tục duy trì được ở các nồng độ cao và tập trung chủ yếu vào các hiệu giá 1/160 và 1/320
+ Tuy nhiên, đến thời điểm 4 tháng và 5 tháng sau khi tiêm mũi 2, hiệu giá kháng thể trong máu của lợn có sự giảm đi rõ rệt: Với đa số các mẫu cho hiệu giá ở mức 1/80, cụ thể là 22/46 lợn (chiếm tỷ lệ 47,8%) ở tháng thứ 4 và 20/46 lợn (chiếm tỷ lệ 43,48%) ở tháng thứ 5 có hiệu giá kháng thể ở mức 1/80.
+ Đến tháng thứ 6 sau khi tiêm vacxin: các hiệu giá kháng thể đều giảm xuống tới mức thấp nhất với 32/46 lợn (chiếm 69,57%) có hiệu giá 1/20, tức là chỉ vừa đủ ở ngưỡng bảo hộ.
* Trong khi đó, ở lô đối chứng: các mẫu huyết thanh của các lợn được kiểm tra ở các ngày 0 và 1 tháng (tính theo ngày tiêm vacxin của lô thí nghiệm) thì đều cho các kết quả kháng thể âm tính.
Sự phân bố hàm lượng kháng thể tại các thời điểm khác nhau giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng được minh họa thêm tại biểu đồ sau:
Hình 1: Đồ thị phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh lợn tại lô thí nghiệm và đối chứng IV. KẾT LUẬN
- Vacxin thử nghiệm có khả năng tạo miễn dịch phòng hộ và bảo vệ cho lợn rất sớm. Theo một số nghiên cứu trước đây tại Bộ môn Vi trùng - Viện Thú Y thì khi hiệu giá kháng thể trong máu của lợn đạt 1/20 là lợn đã có khả năng bảo hộ, kháng lại bệnh phù đầu do E. coli gây ra. Trong nghiên cứu này, ngoại trừ 18 mẫu (chiếm tỷ lệ 39%) được xác định hiệu giá kháng
thể đạt 1/10 ở thời điểm sau khi tiêm vacxin mũi 1 được 7 ngày và trước khi tiêm vacxin mũi 2, còn lại tất cả các mẫu được xác định ở các thời điểm sau đó, thậm chí cả sau khi tiêm 6 tháng, vẫn có giá trị bảo hộ đối với lợn được tiêm vacxin.
- Vacxin nên được tiến hành tiêm 2 mũi cho lợn: mũi 1 vào thời điểm trước khi cai sữa 1 tuần và mũi 2 vào thời điểm cai sữa để hệ thống
miễn dịch của cơ thể lợn có thời gian kích thích sinh ra đủ lượng kháng thể đảm bảo cho lợn có khả năng phòng hộ, chống lại bệnh tật trong thời gian sau đó.
- Hàm lượng kháng thể trong máu luôn được duy trì tới ngưỡng đủ khả năng bảo hộ (>1/20) và kéo dài tới 6 tháng sau khi tiêm, vì vậy trong 1 đời lợn chỉ cần tiêm vacxin 2 lần vào các thời điểm nêu trên là phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thanh Nghị, Nguyễn Văn Quang, Cù Hữu Phú (2005). “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh phù đầu ở lợn con từ 21 ngày tuổi đến 90 ngày tuổi tại huyện Sóc Sơn-Hà Nội và biện pháp phòng trị” Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Thái Nguyên, tr 63 - 64.
2. Nguyễn Khả Ngự (2000). “Xác định các yếu tố gây bệnh của E. coli trong bệnh phù đầu lợn con ở Đồng bằng sông Cửu Long, chế vacxin phòng bệnh”. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp..
3. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Đỗ Ngọc Thuý và cs (2004). “ Bệnh phù đầu do vi khuẩn E. coli dung huyết gây ra ở Bình Định và Hà Tây. Sử dụng autovacxin phòng bệnh”, Báo các khoa học chăn nuôi thú y, nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội 2004, tr 123 - 136.
4. Alexa P., Salajka E., Salajkova Z., Machova A. (1995). “Combined parenteral and oral immunization against enterotoxigenic Escherichia coli diarrhly in weaned piglets”. Vet Med. (Praha) (40), pp. 365- 370.
5. Bertschinger H. U., Nief V., Tschape H. (2000). “Active oral immunization of suckling piglets to prevent colonization after weaning by enterotoxigenic Escherichia coli with fimbriae F18”. Vet. Microbiol. (71), pp. 255- 267.
6. Bosworth B. T., Samuel J. E., Moon H. W., Brien A. D., Gordan V. W., Whip S. C. (1996). “Vaccination with genetically modified Shiga-like toxin IIe prevents edema disease in swine”. Infect. Immun. (64), pp. 55- 60.
7. Gordon V. M., Whipp S. C., Moon H. W., O'Brien A. D., Samuel J. E. (1992). “An enzymatic mutant of Shiga-like toxin II variant is a vaccine candidate for edema disease of swine”. Infect. Immun. (60), pp. 485- 490.
8. MacLeod, D. L., and Gyles, C. L. (1991). “Immunization of pigs with a purified Shigalike toxin II variant toxoid”, Vet Microbiol 29, pp. 309 –318.
RESEARCH ASSESSMENT EFFECT USE VACCINE PREVENTIVE EDEMA DISEASEFOR BIGLET IN HA TAY FOR BIGLET IN HA TAY
Le Cong Hung1 SUMMARY: Vaccine should be injected 2 times. The first time should be at before weaning for 1 week and second time at the time of weaning. So that, the immune system of pigs can have enough time to stimulate the production of antibody in blood high enough ensuring that pigs are capable to protect against the disease. Antibody content in the blood are maintained to the threshold (>1/20) and last for 6 months after injection. Therefore, during a life cycle of a pigs raising in a farm just need to be injected vaccine for2 times only.
Keywords:Vaccine; Preventive Edema disease; Pigs; Immune system; Antibody
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TRỒNG XEN CÂY MẠCH MÔN (Ophiopogon
Japonicus .Wall) ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CHÈ THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN
TẠI TỈNH SƠN LA
Nguyễn Thế Hinh, Nguyễn Đình Vinh TÓM TẮT: Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây Mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall) đến sinh trưởng của cây Chè trong thời kỳ kiến thiết cơ bản tại xã Chiềng Ban huyện Mai Sơn - Sơn La. Kết quả bước đầu cho thấy trồng xen cây Mạch môn với cây Chè non không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Chè, mà ngược lại còn có tác dụng làm tăng độ ẩm đất, chống xói mòn cho đất và tăng sinh trưởng của cây Chè trong giai đoạn kiến thiết cơ bản.
Từ khóa:Chè; Trồng xen; Mạch môn; sinh trưởng; kiến thiết cơ bản
I. TỔNG QUAN
Trồng xen được xem như là một trong những biện pháp kỹ thuật để sử dụng đất đai một cách có hiệu quả. Kỹ thuật trồng xen phù hợp sẽ cho phép nông dân thu được nhiều sản phẩm nhất trên diện tích đất của mình, đồng thời vẫn duy trì được độ phì nhiêu của đất, chống xói mòn và rửa trôi đất trên những vùng đất dốc, hạn chế sâu bệnh và cỏ dại. Bên cạnh mục tiêu tăng thu nhập, trồng xen còn có ý nghĩa về môi trường như giúp tăng độ che phủ đất, bảo vệ môi trường sinh thái của vùng, cải tạo đất và góp phần sản xuất nông nghiệp bền vững. Nghiên cứu các biện pháp canh tác trồng xen phù hợp giữa các cây trồng và các vùng sinh thái khác nhau có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những nước có nhiều đồi núi như ở nước ta.
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu trong nước và ngoài nước về phương thức trồng xen nhằm xây dựng những mô hình canh tác phù hợp cho các tổ hợp hai hay nhiều loại cây trồng khác nhau trên từng vùng sinh thái nhất định. Trên thế giới có nhiều tác giả đã nghiên cứu về các hệ thống cây trồng xen khác nhau. Andereas Neef (2007), Willey (1979), Huxley và Maigu (1978), Trenbath (1979), Ghafarzadeh (1994), Heichen (1987), Paera (1989), Tonhasca, Stiner (1991), Weil (1991), Seok Dong Kim (1993),… Tại Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về các hệ thống trồng xen cho nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có nhiều công trình nghiên cứu các hệ thống cây trồng xen trên đất dốc và hệ thống trồng xen với các loại cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như Dương Hồng Hiên
(1962), Bùi Quang Toản (1968), Nguyễn Hữu Quán (1984), Lê Văn Trịnh, Hà Minh Trung (1993, Hoàng Thị Lương (1995), Nguyễn Công Vinh, Thái Phiên (1997), Phạm Văn Hiền (1998), Hà Đình Tuấn, Lê Quốc Doanh (2001), Trịnh Phương Loan, Hoàng Văn Tất, Đào Huy Chiên và cộng sự (2001), Huỳnh Văn Khiết (2003).
Sơn La là tỉnh miền núi, nơi có diện tích đất dốc chiếm phần lớn diện tích tự nhiên. Nông dân của tỉnh Sơn La đã sử dụng một diện tích khá lớn đất dốc để trồng Chè (ví dụ tại huyện Mộc Châu, Mai Sơn, Bắc Yên). Vì vậy, nghiên cứu nhằm lựa chọn hệ thống cây trồng xen che phủ đất phù hợp trên các diện tích canh tác của người dân là rất cần thiết. Xác định được hệ thống cây trồng xen che phủ đất cho các loại cây trồng chính sẽ góp phần tăng thu nhập cho nông dân, chống xói mòn và rửa trôi đất, tăng tính hiệu quả sử dụng đất, góp phần tăng độ phì cho đất và giảm phân bón.
Cây Mạch môn (Ophiopogon japonicus) là loại cây bản địa có ý nghĩa kinh tế do củ Mạch môn được sử dụng làm thuốc Đông y chữa các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, giải độc, giải khát và chữa bệnh tiểu đường v.v, lá cây Mạch môn có thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Cây Mạch môn có khả năng thích nghi cao với điều kiện khô hạn, có bóng râm, dễ trồng, … Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu về trồng xen cây Mạch môn trong vườn Chè kiến thiết cơ bản. Các kết quả nghiên cứu thu được cũng có thể làm cơ sở cho các huyện khác trong tỉnh Sơn La hay các tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương tự tỉnh Sơn La lựa chọn để áp dụng.