Sức sinh sản của cá trôi Ấn Độ trong điều kiện nuôi ở Quảng Trị

Một phần của tài liệu Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 30 (Trang 44)

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

5. Sức sinh sản của cá trôi Ấn Độ trong điều kiện nuôi ở Quảng Trị

kiện nuôi ở Quảng Trị

Chúng tôi đã nghiên cứu 38 cá trôi Ấn Độ cái thành thục (19 cá chính vụ và 19 cá tái phát) theo các nhóm kích thước khác nhau, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.

Sức sinh sản tuyệt đối của cá trôi Ấn Độ tăng tỷ lệ thuận theo nhóm trọng lượng, còn sức sinh sản tương đối không tuân theo quy luật này. Đối với cá sinh sản chính vụ, nhóm có kích thước 36cm-58,5cm tương đương với trọng lượng 600- 2500g có sức sinh sản tương đối dao động từ 145-276 trứng/g, sức sinh sản tuyệt đối từ 87.065-690.540 trứng/cá thể. Theo nghiên cứu của Alikunhi (1957) trên 4 cá trôi Ấn Độ có trọng lượng dao động trong khoảng 2,0- 2,5kg, sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 226.500 đến 758.250 trứng/cá thể, trung bình 397.231 trứng/cá thể và sức sinh sản tương đối là 109- 303 trứng/g, trung bình 165 trứng/gam. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, nhóm cá trôi Ấn Độ có trọng lượng 2,0-2,5 kg, sức sinh sản tuyệt đối trung bình 414.928 trứng/cá thể; sức sinh sản tương đối trung bình 182 trứng/g. Như vậy kết quả của chúng tôi cao hơn so với kết quả của Alikunhi (1957) trên cá trôi Ấn Độ ở Ấn Độ.

Bảng 4. Quan hệ giữa kích thước với sức sinh sản của cá trôi Ấn Độ ở Quảng Trị

(cm) lượng (g) Dao động Trung bình Dao động Trung bình mẫu chú 36,0 -43,5 600 - 950 87065 - 194750 153383 ± 12160 145 - 218 185 ± 10,1 8 Chính vụ 49,0 -56,5 1150 -1980 224250 - 371000 288885 ± 22371 195 - 215 188 ± 14,3 6 Chính vụ 56,5 -58,5 2000- 2500 228600 - 690540 414928 ± 74297 119 - 276 182 ± 25,9 5 Chính vụ 37,0 - 43,5 615- 950 128325 - 183840 150785 ± 6390 160 - 190 175 ± 4,4 8 Tái phát 48,0 - 56,0 1030– 1950 163770 - 370500 274765 ± 33015 159 - 190 173 ± 4,3 6 Tái phát 55,5 - 60,0 2000- 2500 340000 - 425000 379610 ± 14955 145 - 180 162 ± 6,4 5 Tái phát

Năm 1972, Khan tính toán trên 39 buồng trứng cá trôi Ấn Độ cỡ 1,8-9,2 kg, tác giả đã thấy số lượng trứng thay đổi từ 621.345 đến 3.521.025 trứng, trung bình là 1.926.233 trứng. Bình quân một gam buồng trứng có 1.654 trứng. Cụ thể nhóm có trọng lượng 1,8-2,1kg có sức sinh sản tương đối 368-585/g; nhóm 2,2- 3,0kg: 356- 431trứng/g. Kết quả này cao hơn nhiều so với kết quả của chúng tôi.

Đối với cá sinh sản tái phát, nhóm có kích thước 37cm – 60cm tương đương với trọng lượng 615 – 2500g có sức sinh sản tương đối dao động 145 – 190 trứng/g, sức sinh sản tuyệt đối 128.325 – 425.500 trứng/cá thể. Như vậy, sức sinh sản tuyệt đối cũng như tương đối của cá tái phát nhỏ hơn chính vụ.

Theo Nguyễn Tường Anh (1999), những cá tái thành thục trong năm thường có hệ số thành thục thấp hơn (sức sinh sản thấp hơn) những cá thành thục lần đầu của năm ấy. Lý do là tuy các yếu tố môi trường và hoạt động nội tiết là bình thường nhưng cá có thời gian bắt mồi và tái tích luỹ noãn hoàng ngắn trước khi sinh sản lần sau trong năm.

Rất tiếc, cho đến nay chưa có một công bố nào về sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá trôi Ấn Độ từ khi nhập vào Việt Nam. Chính vì vậy, chúng tôi không thể so sánh với sức sinh sản của cá trôi Ấn Độ ở các vùng khác nhau ở Việt Nam.

IV. KẾT LUẬN

Trong điều kiện nuôi ở Quảng Trị có thể đưa ra một số kết luận sau:

- Cá trôi Ấn Độ thành thục lần đầu sau 1 năm tuổi, cá đực có trọng lượng dao động trong khoảng 520 - 810g, chiều dài 35- 40cm; cá cái có trọng lượng là 600-900g, chiều dài 36- 45cm.

- Mùa sinh sản chính vụ của cá trôi Ấn Độ từ tháng 4 đến tháng 5.

- Cá trôi Ấn Độ có khả năng thành thục từ tháng 4 đến tháng 10. Tỷ lệ thành thục trong chính vụ của cá đực và cá cái vào tháng 5 đạt 100%. Tỷ lệ thành thục tái phát cao vào tháng 5 và tháng 6: tỷ lệ của cá cái đạt từ 70 – 80%, cá đực từ 80% đến 83,3%.

- Độ béo Fullton và Clark tăng dần từ tháng 1 đến tháng 3, sau đó giảm từ tháng 3 đến tháng 5.

- Nhóm cá nuôi chính vụ có trọng lượng (600 – 2500g), sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 87.065 – 690.540 trứng/cá, sức sinh sản tương đối dao động từ 145 – 276 trứng/g.

- Nhóm cá nuôi tái phát có trọng lượng (615 – 2500g), sức sinh sản tuyệt đối từ 128.325 – 425.500 trứng/ cá thể và sức sinh sản tương đối từ 145 – 190 trứng/g.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tường Anh (1999). Một số vấn đề về

nội tiết học sinh sản cá. NXB Nông nghiệp 238 tr.

2. Sakun, O. F., Buskaia, N. A. (1968). Xác

chu kỳ sinh dục cá. Lê Thanh Lựu dịch. NXB

Nông Nghiệp, Hà Nội, 47 trang

3. Phạm Minh Thành, Bùi Lai (1989). Sự thích

nghi của 3 loài cá Ấn Độ: Catla catla, Labeo rohita, Cirrhinus mrigala được di nhập vào đồng bằng sông Cửu Long. Hội thảo Khoa học

toàn quốc về Nuôi trồng Thuỷ sản tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I, trang 61-67. 4. Phạm Văn Trang (1987). Kết quả sinh sản

nhân tạo cá rôhu (Labeo rohita) ở Miền Bắc Việt Nam. Các công trình nghiên cứu KHKT-

Sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi ở Việt Nam. Tạp chí Thuỷ sản, tr: 87-92.

5. Trần Văn Vỹ (2001). Kỹ thuật nuôi cá trôi

Ấn Độ. NXB Nông Nghiệp, 55 tr

6. Khan, H.A. and V.G. Jingran 1975. Synopsis of biological data on rohu Labeo rohita (Hamilton, 1822). FAO fish. Synop. (111): 100 p. 7. Meunier, F.J., R. Rojas-Beltran, T. Boujard and F. Lecomte 1994. Seasonal growth rhythms in some teleosts of French Guiana. Rev. Hydrobiol. Trop. 27 (4): 423 – 440.

8. Rahman, A.K.A. 1989. Freshwater fishes of Bangladesh. Zoological Society of Bangladesh. Department of Zoology, University of Dhaka. 364 p.

SOME REPRODUCTIVE CHARACTERISTICS OF INDIAN CARP (Labeo rohita Hamilton, 1882) IN QUANG TRI PROVINCE

Le Van Dan1, Nguyen Tuong Anh 2, Vo Van Phu3, Ngo Huu Toan4 SUMMARY: Indian carp (Labeo rohita) is one of the main cultured fish species in the Central and the North of Vietnam. Studied results on reproductive characteristics of the fish species in cultural condition in Quang Tri province indicated that both the male and female fish matured after age 1+, equyvalent mature weight and length of the male fish oscillate from 520 – 810g and 35 – 40cm; and of the female fish were about 600 – 900g and 36 – 45cm, respectively. Its absolute and relative reproductive capacity increased following its body weight. Main spawning season of the species extended from April to May and its spawning could repeat in the time from May to Octorber. The mature coefficient of Indian carp reached the highest level on May, about 16.96%. Fat indexes of Fulton and Clark of the species increased gradually from January to March after decreased from March to May.

Keywords: Indian carp; reproductive characteristics; spawning season; mature coefficient

PhD. Student of Hue Agro-Forestry University, 2Ass.Prof.Dr.-College of Natural Science-Ho Chi Minh City National University, 3 Ass.Prof.Dr Hue College of Science, 4 Dr. of of Hue Agro-Forestry University

Một phần của tài liệu Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 30 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w