III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
a. Cấu trúc quần xã Tuyến Trùng
4.4 Tính chất môi trường nền đáy theo chỉ số M
MI
Kết quả thu được tại khu vực biển Tây gồm 22 họ của 7 bộ là Enoplida, Chromadorida, Desmodorida, Monhysterida, Areaolaimida, Plectida và Triplonchida. Tất cả 22 họ đều đưa vào tính chỉ số MI, đạt 100% tổng số họ thu được.
Bảng 3. Số lượng các họ Tuyến Trùng tại các điểm thu mẫu
TT Các bộ Các họ Mật độ tại các điểm thu mẫu
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 01 Enoplia Ironidae 1 1 1 1 1 02 Oxystominidae 7 12 6 4 12 6 12 03 Oncholaimidae 1 3 5 2 11 13 04 Chromadorida Chromadoridae 3 10 12 2 12 20 27 05 Ethmolaimidae 1 14 17 14 06 Cyatholaimidae 5 1 7 9 3 07 Selachinematidae 1 08 Desmodorida Desmodoridae 6 1 10 5 7 29 09 Microlaimidae 1 1 2 10 Monoposthiidae 1 11 Monhysterida Monhysteridae 17 1 7 2 4 2 12 Sphaerolaimidae 4 2 4 3 1 14 6 13 Xyalidae 3 28 18 2 44 21 23 14 Siphonolaimidae 8 15 Linhomoeidae 1 9 26 2 1 16 Areaolaimida Axonolaimidae 4 7 24 10 11 11 21 17 Comesomatidae 11 15 16 17 12 49 25 18 Diplopeltidae 3 3 1 3 1 19 Plectida Haliplectidae 1 1 20 Aegialoalaimidae 1 3 1 2 21 Ceramonematidae 13 1 22 Triplonchida Rhabdodemamidae 1 1 1 Phân nhóm chỉ số bền vững sinh học c-p của các nhóm Tuyến Trùng trong một hệ sinh thái là xác lập khả năng mẫn cảm và thích ứng của các nhóm Tuyến Trùng khác nhau đối với môi trường. Chỉ số (colonizers- persisters) có giá trị từ 1 tới 5 trong đó, nhóm c-p=1-2 là nhóm
có quần lạc cao (colonizers), dễ thay đổi, nhạy cảm và cũng tương đồng với tính không bền vững về sinh thái, còn nhóm Tuyến Trùng nằm trong khoảng từ c-p =3-5 là nhóm thay thế các nhóm tiên phong khi môi trường thay đổi.
Bảng 4: Chỉ số sinh học c-p và hệ số sinh trưởng MI Các họ Tuyến Trùng Chỉ số Hệ số sinh trưởng MI
c-p T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 Họ Ironidae 4 0.04 0.02 0.03 0.02 0.02 Họ Oxystominidae 4 0.41 0.47 0.15 0.4 0.39 0.14 0.27 Họ Oncholaimidae 4 0.06 0.12 0.13 0.06 0.25 0.29 Họ Chromadoridae 3 0.13 0.29 0.23 0.15 0.29 0.35 0.45 Họ Ethmolaimidae 3 0.04 0.34 0.29 0.23 Họ Cyatholaimidae 3 0.22 0.03 0.13 0.16 0.05 Họ Selachinematidae 3 0.03 Họ Desmodoridae 3 0.26 0.03 0.19 0.12 0.12 0.48 Họ Microlaimidae 3 0.04 0.02 0.15 Họ Monopsthiidae 3 0.1 Họ Monhysteridae 1 0.25 0.01 0.04 0.02 0.02 0.01 Họ Sphaerolaimidae 3 0.18 0.06 0.08 0.22 0.02 0.24 0.1 Họ Xyalidae 2 0.09 0.55 0.23 0.1 0.71 0.24 0.25 Họ Siphonolaomidae 3 0.24 Họ Linhomoieidae 2 0.03 0.18 0.33 0.03 0.01 Họ Axonolaimidae 2 0.12 0.14 0.31 0.5 0.18 0.13 0.23 Họ Comesomatidae 2 0.32 0.29 0.20 0.85 0.19 0.57 0.28 Họ Diplopeltidae 3 0.13 0.09 0.02 0.07 0.02 Họ Haliplectidae 3 0.02 0.25 Họ Aegialoalaimidae 4 0.06 0.08 0.02 0.04 Họ Ceramonematidae 3 0.25 0.02 Họ Rhabdodemaniidae 4 0.02 0.03 0.02 Tổng số 2.35 2.55 2.46 2.37 2.76 2.67 2.75
Kết quả thu được: Chỉ số c-p = 3- 4 chiếm 77.27 % tổng số c- p của khu vực nghiên cứu và c-p=1-2 chỉ đạt 22.72 % tổng số c-p của khu vực.(Bảng 4.3)
Tại khu vực này chỉ số MI giữa các điểm không có sự khác biệt lớn lắm (2.346-2.75), giá trị MI đạt trung bình (cao nhất là 5 và thấp nhất là 1-2), môi trường ở khu vực này tương đối sạch, ổn định.
Khu hệ Tuyến Trùng sống tự do ở biển Tây bao gồm 93 giống thuộc 22 họ của 7 bộ. Trong đó bộ Tuyến Trùng nước lợ và ven bờ Monhysterida chiếm tỷ lệ cao nhất (27 giống chiếm 29 %), tiếp theo là bộ Tuyến Trùng biển đặc trưng Chromadorida (15 giống chiếm 16.1 %) và chiếm tỷ lệ ít nhất là bộ Triplonchida (1 giống 1.1 %).
Số giống tại các điểm khảo sát rất khác nhau, số lượng giống dao động từ 11 đến 44 giữa các điểm nghiên cứu, trong đó, điểm T4 có
số giống thấp nhất (11 giống). Đây là điểm gần bờ nhất trong khu vực bãi bồi chịu nhiều ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người. Các hoạt động này đã chi phối sự phát triển phong phú về số giống của quần xã Tuyến Trùng.
Mặt khác, mật độ phân bố Tuyến Trùng tại các điểm khảo sát cũng không đều nhau, các điểm ở gần bờ như T4 có mật độ thấp (40 cá thể), có thể do tác động của con người gây ra như việc khai thác, đánh bắt thủy sản ven bờ làm cho khu vực này bị tác động. Còn tại các điểm xa bờ như T5, T6 và T7 thuộc vùng biển sâu thì mật độ Tuyến Trùng tương đối cao do ít chịu tác động của con người.
Mật độ Tuyến Trùng khu vực biển Tây có sự biến động theo xu hướng từ Đông sang Tây và bị gián đoạn tại khu vực T4. Sau đó lại tiếp tục tăng dần đến T7. Khu hệ Tuyến Trùng ở khu vực này biến động chia thành hai nhóm sinh thái rõ rệt: điểm T1, T2 và T3 thuộc khu vực bãi bồi
rừng ngập mặn ven biển Cà Mau, mức độ tác động không lớn nên mật độ Tuyến Trùng tương đối cao và tăng dần; điểm T5, T6 và T7 thuộc khu vực biển sâu, ít chịu ảnh hưởng của hoạt động kinh tế nên mật độ Tuyến Trùng rất cao. Tuy nhiên tại điểm T4, mật độ Tuyến Trùng chỉ có 40 cá thể/282 cm3, cho thấy rằng, tại khu vực này đã bị tác động của con người và các tác động của tự nhiên dẫn đến mật độ Tuyến Trùng giảm mạnh.
Các họ chiếm ưu thế là Comesomatidae chiếm gần 17.2 %; Xyalidae chiếm 16.5 % tổng số cá thể; Axonolaimidae chiếm 10.4 %; Chromadoridae chiếm 10.2%
Sự phân bố cũng như tỉ lệ giữa các giống là không đồng đều, điều này chứng tỏ môi trường, lượng thức ăn, hàm lượng các chất vô cơ cũng như hữu cơ tại các điểm nghiên cứu là tuơng đối khác nhau. Điều này cũng khẳng định sự thay đổi mật độ cũng như sự phân bố của Tuyến Trùng là hậu quả do tác động của con người đến môi trường.
Nghiên cứu về cấu trúc dinh dưỡng và độ đa dạng của Tuyến Trùng ở biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa, tại vùng biển này có chỉ số đa dạng Shannon-Wiener dao động từ 4.1 đến 5.3, chỉ số đa dạng Margalef biến thiên từ 7.1 đến 9.0 (Nguyễn Đình Tứ và ctv, 2003) thì các chỉ số này rất cao, điều này chứng tỏ khu vực này có nguồn nước tương đối sạch và chưa bị ô nhiễm. So với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, môi trường biển ở khu vực này khá sạch và ít bị tác động của con người.
Trong khi đó, nghiên cứu tại sông Thị Vải (Đồng Nai), cho thấy chỉ số Margalef dao động từ 0.003-0.019 ( Nguyễn Vũ Thanh và ctv, 1999), chỉ số này rất thấp. Đây là khu vực chịu tác động của chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các nhà máy hóa chất và các khu công nghiệp dọc hai bờ sông. Giá trị các chỉ số đa dạng luôn phản ánh hợp lý các tác động lớn lên môi trương. Khu vực này đã bị ô nhiễm, nên sự đa dạng về giống cũng như mật độ Tuyến Trùng đều thấp hơn so với kết quả nghiên cứu tại khu vực biển Tây.
IV. KẾT LUẬN
Số lượng cá thể Tuyến Trùng tại mỗi điểm thu mẫu phân bố không đều, cao nhất tại điểm T6 (180 cá thể) và giảm dần ở điểm T4 (40 cá thể), điều này chứng tỏ sự phân bố của quần xã Tuyến Trùng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: kích cỡ hạt, cấu trúc mạng lưới thức ăn cũng có thể do tác động của con người và tự nhiên. Tuy nhiên để có thể đánh giá sát thực hơn thì cần phải có những nghiên cứu sâu và lâu dài hơn.
Trong tổng số 22 họ Tuyến Trùng thu được tại khu vực biển Tây thì họ Comesomatidae là họ chiếm ưu thế (17.2 %), các họ tiếp theo có tỉ lệ cao hơn 10 % là họ: Xyalidae và Axonolaimidae, có 8 họ có tỉ lệ thấp hơn 1 % là: Aegialaimidae, Siphonolaimidae, Ironidae, Microlaimidae, Rhabdodemaniid, Haliplectidae, Monoposthide và Selachnematide.
Sự phân bố về giống cũng không đều, cao nhất tại điểm T3 (44 giống) và thấp nhất tại điểm T4 (11 giống).
Các chỉ số đa dạng Shannon-Wiener và Margalef có giá trị tương đối cao. Chỉ số tăng trưởng MI của quần xã Tuyến Trung cho thấy chất lượng môi trường tại đây ở khá sạch, ổn định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bongers, T.; Alkemade, R. & Yeates, G. W. 1991. Interpretation of disturbance-induced maturity decrease in marine nematode assemblages by means of the Maturity Index. Marine Ecology Progress Series, 76: 135-142. 2. Bongers, T.; van der Meulen, H. & Korthals, G. 1997. Inverse relationship between the nematode maturity index and plant parasite index under enriched nutrient conditions. Applied Soil Ecology, 6: 195-199.
3. Bongers, T. & H. Ferris, 1999. Nematode community structure as a bioindicator in environmental monitoring. Trends Ecol. Evol, 14 : 224–228.
4. Heip, C.; M. Vincx & G. Vranken, 1985. The ecology of marine nematodes. Oceanogr. Mar. Biol. Ann. Rev., 23: 399-489.
5. Hoàng Thị Minh Thảo (2008). Nghiên cứu ứng dụng việc khảo sát quần xã Tuyến Trùng biển nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường sinh học trong trầm tích ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi hoạt động dầu khí ven biển Đông Nam Bộ. Báo cáo tồng kết đề tài khoa học cấp ngành. Trung tâm An toàn và Môi trường Dầu Khí. Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam.
6. Ngo Xuan Quang, Ann Vanreusel, Nguyen Vu Thanh, Nic Smol (2007). Local Biodiversity of meiofauna in the intertidal Khe Nhan mudflat, (Can Gio mangrove forest, Vietnam) with special emphasis on free living nematodes. Ocean Science Journal, Vol. 42, No.3.
7. Ngo Xuan Quang, Ann Vanreusel, Nic Smol, Nguyen Vu Thanh, Nguyen Ngoc Chau (2008). Three new species of free-living marine nematodes from Can Gio mangrove forest, Ho Chi Minh, Vietnam. Tạp chí Sinh Học. 30(2). 8. Ngô Xuân Quảng, Nguyễn Vũ Thanh (2007). Cấu trúc thành phần loài quần xã Tuyến Trùng sống tự do khu vực Khe Nhàn, Cần Giờ. TP. Hồ
Chí Minh. Tuyển tập Hội Thảo Quốc Gia về Sinh Thái Tài Nguyên Sinh vật lần thứ 2. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội. 493-500. 9. Nguyễn Ngọc Châu, Vũ Thanh Tâm (2005). Nghiên cứu sử dụng Tuyến Trùng để đánh giá chất lượng môi trường đất trong hệ sinh thái nông nghiệp. Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 1 về Sinh Thái, Tài nguyên Sinh Vật. 690-697.
10. Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Vũ Thanh. Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về nhóm động vật không xương sống cỡ trung bình và Tuyến Trùng biển tại Vịnh Văn Phong, Khánh Hòa. Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 1 về Sinh Thái, Tài nguyên Sinh Vật. 885-891.
11. Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Vũ Thanh, Nguyễn Văn Thanh. Về cấu trúc dinh dưỡng và độ đa dạng của quần xã Tuyến Trùng ở ven bờ tỉnh Khánh Hòa. Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 1 về Sinh Thái, Tài nguyên Sinh Vật. 893-901.