0
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1 Tình hình ra rễ của cây mầm

Một phần của tài liệu TẠP CHÍ KINH TẾ SINH THÁI SỐ 30 (Trang 83 -83 )

1. Tình hình ra rễ của cây mầm

Số liệu quan sát về thời gian ra rễ, số lượng rễ và chiều dài rễ bình quân của cây mầm ở các công thức thí nghiệm được thống kê trong bảng 1, lúc này lá mầm đã xòe hết, màu sắc lá mầm thay đổi từ vàng chanh sang màu xanh nhạt, biểu hiện kết thúc giai đoạn cây mầm.

Từ kết quả trên bảng 1 cho thấy, đối với công thức 3 (đối chứng) sau khi hạt nứt nanh, rễ

chính được sinh ra và tiếp tục mọc dài trong khoảng 5 ngày đạt chiều dài bình quân 5 cm.

Bảng 1. Tình hình ra rễ của cây mầm Công thức Thời gian ra rễ sau khi tác động (ngày) Số rễ chính bình quân (cái) Số rễ bên bình quân (cái) Chiều dài rễ chính bình quân (cm) Chiều dài rễ bên bình quân (cm) 1 12 3,5 6 1,5 1,2 2 12 3,0 7 1,4 1,3 3 5 1,0 0 5,0 0

Như vậy, hết thời kỳ cây mầm nếu không có tác động vào hệ rễ, cây Trám con vẫn chỉ có 1 rễ cọc duy nhất và chưa mọc rễ bên. Trong khi đó ở công thức 1 và 2 sau khi cắt rễ mầm khoảng 12 ngày, cây mầm hình thành nên bộ rễ cọc chùm có bình quân từ 3 - 3,5 rễ chính dài từ 1,4 - 1,5 cm và đồng thời cũng mọc bình quân 6 - 7 rễ bên dài từ 1,2 - 1,3 cm.

2. Sinh trưởng của hệ rễ và của cây con

Đo đếm hệ rễ cây con sau khi cấy vào bầu ở tháng tuổi thứ 4 cho kết quả tại bảng 2. Có thể nhận thấy số lượng rễ chính ở cả 3 công thức đều không có thay đổi gì so với hết giai đoạn

cây mầm, điều này cho thấy sự hình thành rễ chính chủ yếu diễn ra trong giai đoạn cây mầm. Trong khi đó, số lượng rễ bên lại có sự biến đổi rất lớn, ở công thức 3 (đối chứng) đã xuất hiện những rễ bên (7 cái) nhưng so với công thức 1 và 2 thì số lượng này kém rất nhiều lần, đặc biệt sinh trưởng chiều dài rễ bên của công thức 1 và 2 vượt gấp 2 lần so với đối chứng. Ngoài ra, quan sát còn thấy có sự khác biệt về vị trí ra rễ bên của các công thức. Đối với công thức 1 và 2 thấy xuất hiện rễ bên cả ở phần cổ rễ và cả từ rễ chính, còn ở công thức 3 chỉ thấy rễ bên mọc ra từ rễ chính.

Bảng 2. Sinh trưởng hệ rễ cây con 4 tháng tuổi Công

thức Số rễ bình Rễ chính Rễ bên

quân (cái)

Chiều dài bình quân (cm)

Số rễ bình quân (cái) Chiều dài bình quân (cm)

1 3,5 14 12 10,8

2 3,0 13 11 11,0

3 1,0 15 7 5,5

Khi cây con đạt đến 12 tháng tuổi, kết quả cuối cùng về sinh trưởng của cây con và của hệ rễ được thể hiện ở bảng 3.

Bảng 3. Sinh trưởng đường kính, chiều cao và hệ rễ cây con 12 tháng tuổi

Công thức Giá trị bình quân Đường kính gốc (cm) Chiều cao vút ngọn (cm) Số rễ chính (cái) Số rễ cấp 1 (cái) Số rễ cấp 2 (cái) Số rễ cấp 3 (cái) Sinh khối tươi cả cây (gam) Sinh khối tươi rễ (gam) Sinh khối tươi lá thân (gam) 1 1,02 91,67 3,5 12,6 26,2 609 95 55 40 2 1,00 90,10 3,0 12,0 25,2 594 94 53 41 3 0,80 84,78 1,0 8,0 15,0 94 90 40 50

Kết quả bảng 3 và kết quả kiểm tra sai dị từng đôi có thể khẳng định sự khác biệt giữa công thức 1 và 2 là không rõ rệt, nhưng sự khác biệt với công thức 3 (đối chứng) là rõ rệt. Hay nói cách khác, khi có tác động bằng cách cắt rễ mầm đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con và hệ rễ của nó theo chiều hướng tích cực. Đặc biệt ở đây cần nhấn mạnh là số rễ cấp 3 ở công thức 1 và 2 lớn hơn rất nhiều (gấp hơn 7 lần) so

với đối chứng, điều này rất quan trọng vì hệ rễ cám có tác dụng chủ yếu trong việc hút các chất dinh dưỡng. Ngoài ra số liệu thể hiện trên biểu đồ cho thấy, sinh khối tươi của phần rễ ở công thức 1 và 2 chiếm tỷ lệ lớn hơn trong tổng sinh khối tươi của cả cây, nhưng ở đối chứng thì ngược lại. Điều đó càng khẳng định khi cắt rễ mầm đã tạo ra một bộ rễ phát triển tốt hơn.

A

B

Hình 1. Sinh khối tươi cây con 12 tháng tuổi (A) và sinh trưởng đường kính (D) và chiều cao (H) cây

con 12 tháng tuổi (B)

Tuy không có sự sai khác rõ rệt giữa 2 công thức 1 và 2, nhưng để áp dụng vào thực tế sản xuất chúng tôi đề nghị nên sử dụng công thức 1, vì rễ mầm non dễ gẫy nên chiều dài rễ càng ngắn sẽ thuận tiện cho việc cấy vào bầu.

Do hệ rễ cây Trám tạo ra bằng phương pháp cắt đỉnh rễ mầm phát triển mạnh nên đã

dẫn đến sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao vút ngọn của cây Trám con ở công thức 1 và 2 lớn hơn so với đối chứng (thể hiện trên hình 1B).

3. Tỷ lệ cây sống sau khi trồng

Kết quả theo dõi đến thời hạn cuối cùng theo quy trình nghiệm thu rừng trồng thể hiện ở bảng 4.

Bảng 4. Tỷ lệ cây sống sau khi trồng 4 tháng

Công thức Tỷ lệ cây sống (%)

1 (cây con được cắt rễ mầm) 100

2 (đối chứng- cây con không cắt rễ mầm) 60

Từ số liệu quan sát và kết quả kiểm tra thuần nhất về chất (ﻼv2 =15.00 >3.84= 205ﻼ) rõ ràng là các cây con được tạo ra từ biện pháp cắt đỉnh rễ mầm đã cho tỷ lệ sống sau khi trồng cao hơn hẳn so với cây con không được tác động tạo bộ rễ. Sự chênh lệch này là rất đáng kể (khác

biệt đến 40%) sẽ có giá trị không chỉ về kinh tế làm giảm chi phí cây con, vật tư và công lao động mà còn có ý nghĩa trong việc nhanh chóng tạo độ khép tán đồng đều của rừng do mật độ cây sống đảm bảo.

IV. KẾT LUẬN

1. Nếu để hạt Trám trắng nảy mầm bình thường, không có tác động đến hệ rễ của cây, thời gian ra rễ sẽ sớm hơn (khoảng 5 ngày) nhưng chỉ có 1 rễ cọc duy nhất. Trong khi đó nếu cắt đỉnh rễ mầm thì thời gian mọc ra rễ cọc sẽ chậm hơn (khoảng 12 ngày) nhưng số rễ cọc sẽ nhiều gấp hơn 3 lần và số rễ bên nhiều hơn 6 - 7 lần so với đối chứng.

2. Sự phát triển chiều dài của hệ rễ thứ cấp ở các công thức 1 và 2 gấp hơn 2 lần so với đối chứng và số lượng rễ cấp 3 ở các công thức có cắt đỉnh rễ mầm nhiều gấp 7 - 8 lần so với đối chứng. Đặc biệt sinh khối tươi của phần rễ ở công thức 1 và 2 chiếm tỷ lệ lớn hơn trong tổng sinh khối tươi của cả cây, nhưng ở đối chứng thì ngược lại. Kết quả này đã giúp cho sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao của cây Trám con được tạo ra bằng phương pháp cắt rễ mầm tăng cao hơn đối chứng.

3. Đối với cây Trám mọc từ hạt, tác động bằng biện pháp cắt rễ mầm sẽ tạo ra cây con có hệ rễ cọc chùm và bộ rễ bàng rất phát triển. Thời kỳ cắt rễ mầm nên tiến hành ngay sau khi ủ trong cát hạt nứt nanh và rễ mầm mọc dài khoảng 1 - 2 cm, phần rễ để lại sau khi cắt đỉnh rễ khoảng 0,5 cm. Sau khi cắt đỉnh rễ mầm có thể cấy ngay vào bầu để tạo cây con có bầu.

4. Cây Trám con được tạo bằng biện pháp cắt rễ mầm do có bộ rễ phát triển tốt nên đảm bảo tỷ lệ cây sống sau khi trồng rất cao (nếu đảm bảo các biện pháp kỹ thuật trồng có thể đạt đến 100% sau 4 tháng trồng).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Đình Khế (1985) “Mấy kinh nghiệm gây trồng Trám trắng tại Lạc Thủy, Hòa Bình”, Tạp chí lâm nghiệp (2).

2. Trần Xuân Thiệp (1985)- “Kết quả nghiên cứu cây Trám trắng làm nguyên liệu giấy sợi”, Tạp chí lâm nghiệp (2), tr.23

3. Triệu Văn Hùng (1993)- “Cây Trám trắng”, Tạp chí lâm nghiệp (9), tr.17-18.

4. Công ty giống và phục vụ trồng rừng (1995)- “Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loại cây rừng”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Phạm Đình Tam (2000)- “Kết quả nghiên cứu trồng rừng Trám trắng (Canarium album) làm nguyên liệu gỗ dán”, kết quả nghiên cứu khoa học lâm nghiệp giai đoạn 1996-2000, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.71.

6. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Vụ khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm (2001)- Văn bản kỹ thuật lâm sinh, tập 2 “Quy phạm kỹ thuật trồng rừng Trám trắng”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Đình Sâm (2003)- “Nhu cầu dinh dưỡng khoáng và che sáng của Trám trắng và Thông Caribe”, đề tài cấp Bộ 2000-2003, Đại học lâm nghiệp.

STUDIED RESULTS ON CREATING ROOT SYSTEM OF Canarium

SEEDLINGS IN NURSERY

Pham Duc Tuan1 SUMMARY: Canarium album species is a multipurpose tree and has been planted a lot in Vietnam. However, the lateral root system of Canarium seedlings is not always developed well. This is one of reasons causing the low survival rate of seedlings after planted. Therefore. improvement for lateral root system of Canarium seedlings is necessary in deed. Experiment consists 3 setups (CT1, CT2, CT3), each including 3 random blocks with enough quantity (>30): CT1- cutting sprout shoot of root, remainder is 0.5 cm long; CT2- cutting sprout shoot of root, remainder is 1.0 cm long; CT3- no cutting (control). Besides that located experiment blocks have been established for monitoring the survival rate of seedlings after planted by seedlings of CT1 and CT3. The results show that there are clearly differences between CT3 and CT1, CT2 in deed. In CT3 there is only one tap-root and a few lateral roots. Meanwhile, in CT1 and CT2 the main roots growing in a bunch with more than 3 times in quantity and specially there are a lot of rootlets. The length grow of secondary root system in CT1 and CT2 is more than 2 times in compareson with CT3 and the number of third level roots is more than 7-8 1 Department of Forestry, Ministry of Agricultural and Rural Development-Vietnam

times. The results also show that after 4 months planted, the survival rate of Canarium seedlings with 12 months old from CT1 is much higher (100%) than from CT3 (60%). These results affirm that the measure to cut sprout shoot of root has created the well developed root system of Canarium seedlings, this contributed to improve the quality of Canarium seedlings.

Keywords:Canarium, shoot of root, Tap-root, lateral root.

Một phần của tài liệu TẠP CHÍ KINH TẾ SINH THÁI SỐ 30 (Trang 83 -83 )

×