III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đánh giá tổng quát cơ cấu SDĐ
2 Trường Cao đẳn gY tế Thanh Hóa
dụng cho mục đích thuốc nam là cao nhất (chiếm 41,36%). Sự phân bố các loài không đồng đều ở các sinh cảnh.
Từ khóa: Hệ thực vật, phổ dạng sống, sinh cảnh.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cẩm Lương là một xã miền núi cao của huyện Cẩm Thủy - Thanh Hóa, nằm trong Chương trình 135 của Chính phủ. Núi Bồ Um là một trong 9 ngọn núi chính thuộc dãy núi Trường Sinh nằm ở phía Bắc của xã Cẩm Lương. Đây là dãy núi đá vôi có chiều dài là 1600 m, chiều rộng trung bình 280 m diện tích của núi là 448 ha, đỉnh cao nhất là 65m so với mặt đất. Nơi đây có nhiều ưu thế cho phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt đối với các loài thuỷ sinh. Nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì nguồn sinh thuỷ cho đàn cá thần cũng như tạo cơ sở cho các giải pháp phát triển du lịch sinh thái vùng núi Bồ Um, chúng tôi thực hiện đề tài điều tra nghiên cứu về thành phần thực vật vùng núi Bồ Um, thuộc xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập và xử lí mẫu: Tiến hành thu mẫu
theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn [6]. Mẫu được thu 6 đợt từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 4 năm 2008. Thu mẫu theo tuyến chân núi, lưng núi và đỉnh núi. Mẫu vật được bảo quản tại phòng thí nghiệm sinh học, Trường Đại học Hồng Đức.
Phân tích, giám định nhanh theo phương pháp hình thái so sánh và dựa vào các tài liệu: “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng thực vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [6]; “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (NXB trẻ 2003) [4]; “Cẩm
nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín Việt Nam” của Nguyễn Tiến Bân (1997) [1].
Chỉnh lí tên khoa học: Dựa vào tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (2003) [4].
Danh lục các loài được xếp theo hệ thống của Takhtajan (1980); có bổ sung của Nguyễn Tiến Bân (1997).
Phân tích tính đa dạng về các yếu tố địa lý: Dựa vào hệ thống phân chia các yếu tố địa lý của Trung tâm khoa học và công nghệ quốc gia (Lê Trần Chấn chủ biên - 1999) [2] để tìm hiểu các yếu tố địa lý của hệ thực vật núi đá vôi Bồ Um.
Phân tích tính đa dạng về dạng sống (phổ dạng sống): Áp dụng hệ thống của Raunkiaer (1934) [7] để tìm hiểu các dạng sống của thực vật ở núi đá vôi Bồ Um.
Lập phổ dạng sống (Ký hiệu là SB) cho hệ thực vật như sau:
SB = % Ph + % Ch +% He + %Cr + % Th
Trong đó: Ph: Chồi trên mặt đất; Ch: Chồi sát đất; He: Chồi nửa ẩn; Cr: Chồi ẩn; Th: Dạng cây sống một năm.