Trung tâm Thực nghiệm và Đào Tạo nghề Đại học Nông nghiệp Hà Nội 2 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Bình

Một phần của tài liệu Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 30 (Trang 60)

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đánh giá tổng quát cơ cấu SDĐ

1 Trung tâm Thực nghiệm và Đào Tạo nghề Đại học Nông nghiệp Hà Nội 2 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Bình

2 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Bình

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo dự đoán của Viện Nghiên cứu Chương trình Lương thực Thế giới (IFPRI, 2000) nhu cầu ngô toàn cầu vào năm 2020 sẽ vượt 50% so với năm 1995, tức sẽ tăng từ 558 triệu tấn (1995) lên tới 837 triệu tấn vào năm 2020. Đây thực sự là thách thức lớn đối với sản xuất ngô, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, nơi có tỷ lệ nông dân nghèo cao. Ngày nay phát triển các giống ngô ưu thế lai và chuyển gen đã góp phần nâng cao năng suất sản lượng ngô vì lợi dụng được ưu thế lai của con lai F1 giữa các dòng ngô thuần có khả năng kết hợp. Những giống ngô ưu thế lai mới được phát triển rộng rãi ở những vùng có điều kiện thuận lợi, những vùng khó khăn các giống ngô năng suất cao chất lượng tốt còn rất hạn chế. Để đáp ứng mục tiêu và kế hoạch đặt ra trong thời gian tới thì công tác chọn tạo giống ngô năng suất cao. phẩm chất tốt. khả năng thích ứng rộng là một yêu cầu hết sức quan trọng cho những nhà nông học khi nghiên cứu về ngô. Để đạt được mục

tiêu cùng với sự phát triển nông nghiệp và giống ngô ưu thế lai. giống ngô nếp ưu thế lai cũng đang là một đòi hỏi bức thiết.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP N/ CỨU

Vật liệu nghiên cứu: Gồm các các dòng tự phối S3 (các mẫu giống ngô nếp địa phương được thu thập ở các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam và được đưa về tự phối được 3 đời tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) và hai giống ngô nếp LVN2, Nếp nù sữa làm vật liệu thử.

Thí nghiệm khảo sát các tổ hợp lai (THL) được bố trí trong vụ thu đông năm 2008 , thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ khối ngẫu nhiên có sắp xếp (RCB) với 3 lần nhắc lại. Diện tích một ô thí nghiệm 10m2, khoảng cách gieo 70cm x 25cm, mật độ 5.7 vạn cây/ha. Ngày gieo hạt 15/07/2008, ngày thu hoạch trong các ngày 20- 25/10/2008. Địa điểm nghiên cứu trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Lượng phân bón: Bón 800 kg phân vi sinh 140 kgN + 70 kg P2O5 + 60kg K2O

Các biện pháp kỹ thuật khác như: tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại theo quy trình kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Ngô.

Các chỉ tiêu theo dõi: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính của cây ngô, các đặc trưng hình thái (chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá, diện tích lá,...), khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ gãy, năng suất và các yếu tố tạo thành năng suất.

Từ các giá trị năng suất hạt, tiến hành xác định khả năng kết hợp của các tổ hợp lai, đánh giá khả năng kết hợp của các dòng trên tính trạng năng suất hạt.

Xử lý sai số thí nghiệm theo chương trình IRRISTAT version 4.3 của Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI-International Rice Research Institute). Phân tích phương sai và đánh giá khả năng kết hợp (KNKH) sử dụng chương trình phần mềm của Ngô Hữu Tình và Nguyễn Đình Hiền (1999).

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 30 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w