Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Một phần của tài liệu Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 30 (Trang 54)

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

TÓM TẮT: Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, có tiềm năng đất đai khá lớn cho một nền sản xuất nông nghiệp bền vững. Ngoại trừ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Hà Bắc cũ, cho đến nay, Bắc Ninh chưa có một tài liệu khoa học nào về đánh giá tài nguyên đất đai và khả năng sử dụng đất (SDĐ) đai làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế, nhất là cho một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái. Do đó, việc áp dụng phương pháp của FAO để đánh giá tài nguyên đất và khả năng SDĐ đai làm cơ sở khoa học để xây dựng chiến lược khai thác tối ưu nguồn tài nguyên này đối với Bắc Ninh là rất cần thiết để xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng đất đai và khả năng thích nghi của các loại cây trồng. Cơ sở dữ liệu này để giúp các nhà lãnh đạo có bức tranh tổng quát về tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp, định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp của địa phương. Do đó, đề tài “Đánh giá đất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp bền vững cho huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh” được đặt ra nhằm đáp ứng mục tiêu cấp thiết trên.

Từ khoá: Bền vững; đất nông nghiệp; Thuận Thành

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuận Thành là một huyện trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh Bắc Ninh. Dân số sống chủ yếu bằng nghề nông. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện đã được chú trọng đầu tư phát triển, năng suất, sản lượng nông sản không ngừng tăng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Song sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu: Trình độ khoa học kỹ thuật hạn chế, tư liệu sản xuất giản đơn, kỹ thuật canh tác lạc hậu, đặc biệt là việc độc canh cây lúa ở một số nơi đã không phát huy được tiềm năng đất đai mà còn có xu thế làm cho nguồn tài nguyên đất có xu hướng bị thoái hoá. Nhằm phát huy tối đa nguồn tài nguyên đất nông nghiệp sẵn có, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Thuận Thành, bài viết này trình bày kết quả đánh giá đất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp bền vững tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 30 (Trang 54)