Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Một phần của tài liệu Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 30 (Trang 66)

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đánh giá tổng quát cơ cấu SDĐ

1 Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ô nhiễm nguồn nước bởi dư lượng thuốc BVTV và phân bón hoá học là hiện tượng phổ biến trong các vùng nông nghiệp thâm canh trên thế giới. Trong quá trình sử dụng BVTV và phân bón hoá học, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận, sẽ lan truyền và và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Chương trình nghị sự thế kỷ 21 đã nhận thức rằng cần có một cách tiếp cận mới để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Các hoạt động sản xuất, công nghệ và quản lý sử dụng tài nguyên một cách không hiệu quả hình thành nên các chất thải không được tái sử dụng, thải ra các chất có những tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Hơn nữa, các sản phẩm khi được sử dụng lại gây ra thêm các tác động xấu khác và khó tái chế. các hoạt động này cần được thay thế bằng công nghệ, kỹ thuật tốt hơn, các cải tiến quản lý và bí quyết giúp giảm thiểu chất thải trong suốt toàn bộ quá trình sản xuất. Khái niệm "sản xuất sạch hơn” (cleaner production) gợi ý phấn đấu cho hiệu quả tối ưu ở từng giai đoạn của chu trình sản phẩm. Các cơ sở sản xuất cần đặt mục tiêu tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên, bao gồm tăng cường hoạt động tái sử dụng và tái chế chất thải và giảm số lượng chất thải trên đơn vị đầu ra (unit of economic output) [1].

Theo định nghĩa của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường [21].

Trên thế giới, hầu hết các nước có chương trình sản xuất sạch hơn và hỗ trợ tại chỗ cho doanh nghiệp công nghiệp. Tại châu Á, các

nước có các chương trình trình diễn sản xuất sạch hơn trong các ngành công nghiệp khác nhau và các chương trình này được nhà nước, các tổ chức nước ngoài hỗ trợ. Trong nông nghiệp, năm 1997 các nhà bán lẻ châu Âu đã thành lập Hiệp hội EUROP-GAP (Good Agricultural Practice = GAP: Thực hành Nông nghiệp tốt) với mục tiêu thoả thuận về các tiêu chuẩn và thủ tục nhằm phát triển nền sản xuất nông nghiệp bền vững (an toàn). Mỗi nước có thể xây dựng tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp bền vững của mình dựa theo tiêu chuẩn quốc tế . Hiện nay đã có US-GAP (của Mỹ), EUROP- GAP(của châu Âu) ASEAN-GAP (của Hiệp hội các nước Đông Nam -Á), THAIGAP (của Thái Lan) và Viet-GAP (của Việt Nam).

- Những sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn GAP là sản phẩm phải an toàn về dư lượng các chất gây độc (thuốc BVTV, phân bón, chất kích thích sinh trưởng, các loại kim loại nặng, vi sinh vật gây hại) không vượt quá mức cho phép và đảm bảo cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Tại Đài Loan và Úc, có chế độ kiểm tra, hàng năm có tới trên 1 vạn mẫu rau được kiểm tra về độ an toàn của sản phẩm, sẽ phạt tiền những nhà sản xuất nào có mẫu vi phạm mức giới hạn cho phép [18,19]. Tại Mỹ, Đài Loan, những công nghệ và kỹ thuật sản xuất rau chất lượng cao được hướng dẫn cho người sản xuất rau nhằm đảm bảo sản phẩm an toàn [4]. Sản phẩm phải đạt chất lượng cao (đẹp, ngon, an toàn), nên giá cao hơn vẫn được người tiêu dùng chấp nhận. Các quy trình sản xuất theo GAP hướng nông nghiệp hữu cơ, sinh học, nên môi trường được bảo vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc.

Sản xuất rau an toàn là phương pháp canh tác rau tổng hợp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay trên thế giới có các loại hình sản xuất rau an toàn chủ yếu sau đây:

- Nông nghiệp hữu cơ: là không dùng hoá

chất mà sử dụng các nguồn hữu cơ một cách triệt để. nông nghiệp hữu cơ tận dụng được cả những nguồn hữu cơ đã bị loại thải và tiếp tục

tham gia vào các chu trình sinh học trong hệ thống canh tác bao gồm đất, thực vật, động vật, ... theo hướng có lợi cho con người. Tuy nhiên, sản xuất rau an toàn theo mô hình này chi phí sẽ cao, chất lượng cao song năng suất thấp.

- Trồng rau không sử dụng đất: (trồng

trong dung dịch, trong giá thể rắn) là loại hình canh tác phổ biến ở các nước có nền nông nghiệp phát triển. Đây là dạng canh tác mà con người có thể điều khiển được một cách khá chủ động về dinh dưỡng và có thể đạt năng suất cao hơn so với canh tác thông thường.

- Trồng rau trong nhà lưới, nhà kính:

hình thức khá phổ biến ở nhiều nước xứ lạnh và cả nước nhiệt đới, nhằm hạn chế tác động xấu của thời tiết dịch hại đến cây rau. Nhà lưới, nhà kính có thể ngăn cản được đa số các loài dịch hại cho rau.

- Trồng rau theo phương pháp khay bầu

(plug system) trong nhà lưới: được một số nước, điển hình là Đài Loan, sử dụng để sản xuất rau ăn lá trong nhà lưới. Giá thể trong khay được sản xuất từ các vật liệu có sẵn trong tự nhiên như: than, bùn, mùn cưa, phân chuồng hoai mục, phân NPK, bột đá... Trồng rau theo phương pháp này có ưu điểm là hạn chế được dịch hại, tăng vụ do thời gian ngắn, hệ số quay vòng nhanh, đạt năng suất và chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cơ giới hoá và tự dộng hoá tốt [15].

Để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Việt Nam đã phải phê chuẩn nhiều công ước có liên quan đến sản xuất sạch hơn cụ thể: ngày 22/9/1999 Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ký vào Tuyên ngôn Quốc tế về sản xuất sạch hơn, thể hiện sự cam kết của Chính phủ phát triển đất nước theo chiến lược bền vững. Đặc biệt trong Nghị quyết số 41- NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15/11/2004 đã viết: Khuyến khích sử dụng tiết kiệm tài nguyên,

năng lượng: Sản xuất và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các sản phẩm và bao bì sản phẩm không gây hại hoặc ít gây hại đến môi trường. Việt Nam đã có Chiến lược Bảo vệ

đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Công Thương đã có những hoạt động triển khai thực hiện sản xuất sạch hơn. Từ năm 2000 đến năm 2005 có khoảng 180 doanh nghiệp công nghiệp tại 34 tỉnh thành đã tham gia vào các hoạt động đánh giá, trình diễn sản xuất sạch hơn [6], tuy nhiên, chỉ tập trung chủ yếu trong các thành phố lớn.

Một trong những vấn đề quan tâm đối với khái niệm sản xuất sạch hơn trong nông nghiệp là tạo ra được các sản phẩm nông nghiệp an toàn, trong đó vấn đề sản xuất rau sạch được cả nước đặc biệt quan tâm. Trong những năm vừa qua, nhiều cơ quan trong nước, nhiều vùng sản xuất đã nghiên cứu và xây dựng nhiều mô hình sản xuất rau an toàn. Diện tích trồng rau an toàn cả nước hiện có 19.937 ha, tăng 2,54 lần so với năm 2003, tăng trên 10 lần so với năm 2001; (chiếm 4,49% tổng diện tích rau trồng trong cả nước). Các tỉnh phía Bắc 5.068 ha (chiếm 2,75% diện tích rau trong vùng), các tỉnh Khu 4 cũ 817 ha (chiếm 8,6%), các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên 2.056 ha (chiếm 4,1%) và các tỉnh, thành phố phía Nam 9.996 ha (chiếm 5,7%).

Nhiều tỉnh đã xây dựng và hình thành được vùng sản xuất rau an toàn tập trung, có sản lượng hàng hoá cung cấp cho thị trường. Hiện nay, con số này còn tăng hơn nữa. Tuy nhiên, các vùng sản xuất rau an toàn chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu trong nước, đồng thời còn nhiều hạn chế như thiếu đầu tư, chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật về kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm. Theo số liệu điều tra phân tích của Cục BVTV, tại Hà Nội có 4/18 mẫu rau thường có tồn dư thuốc BVTV. Tại Hà Tây (nay là Hà Nội) và Vĩnh Phúc, các mẫu rau đều nhiễm coliform và Ecoli vượt mức tiêu chuẩn cho phép [21]. Trong báo cáo kết quả phân tích về hiện trạng kim loại nặng trong đất, nước và rau. Ở khu vực Đông Anh –Hà Nội cho thấy: với 39 mẫu phân tích có tới 12 mẫu đất và

27 mẫu nước bị nhiễm Pb, đã có 13 mẫu rau bị ô nhiễm Pb. Còn khi phân tích Cd có 24/145 mẫu vượt ngưỡng cho phép. Như vậy, liệu sản

xuất rau an toàn như hiện nay có thật sự là rau an toàn không? khi mà quá trình sản xuất rau và sản phẩm đầu ra chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ [21]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành qui định sản xuất rau an toàn năm 2007 [2]. Một số Viện nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đưa ra các quy trình và xây dựng mô hình về sản xuất rau an toàn nhưng kết quả còn hạn chế [14,15]. Thí dụ, mô hình sản xuất rau ăn lá ngắn ngày bằng công nghệ khay bầu đã cho kết quả tốt. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn hạn chế là mới thử nghiệm thành công trên diện hẹp và chi phí đầu tư ban đầu cao.

Sản xuất sản phẩm an toàn thì năng suất sẽ thấp hơn và mất thêm chi phí về bao bì đóng gói và chứng nhận sản phẩm an toàn. Nhiều người tiêu dùng cũng sẵn sàng trả giá cao hơn nếu mua đúng được sản phẩm an toàn. Vì vậy, làm thế nào để khuyến khích người sản xuất đầu tư sản xuất ra sản phẩm an toàn và người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm an toàn với giá cao hơn, đó là một bài toán cho các nhà quản lý xã hội hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển. Phần 30.1-30.30, Strengthening the role of business and industry. United Nations, 1992.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT. Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy định quản lý sản xuất và chứng nhận Rau an toàn.

3.Chi cục Bảo vệ Thực vật Hà nội. Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà nội giai đoạn 2007-2010.

4. Burleigh J. R. and L.L. Black (2001). Year- round production of safe vegetables for Manila from feri-urban areas.AVRDC.

5. Phạm Minh Cương-Viện Nghiên Cứu Rau Quả: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý cho vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn”.

6. Hỏi đáp về sản xuất sạch hơn, 30/11/2007- Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

7. Vũ Thị Hiển-Viện nghiên cứu Rau Quả “Nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật và đề xuất giải pháp kinh tế- xã hội phát triển sản xuất rau cải ngọt và dưa chuột theo phương pháp canh tác hữu cơ vùng ngoại ô Hà Nội” thuộc đề tài trọng điểm cấp Bộ, giai đoạn 2005-2007. 8. Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc Bảo vệ thực vật và biện pháp khắc phục tại các vùng sản xuất rau (Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoá chất độc hại dùng trong nông nghiệp tới sức khoẻ của con người và các giải pháp khắc phục Thuộc chương trình KHCN11. Bảo vệ nâng cao sức khoẻ cộng đồng năm 1996-2000 –Người chủ trì: GS.TSKH Hà Minh Trung).

9. Lee W.S et al (2002). Using a Plug System to Produce Hygienic Vegetables. National Chung- Hsing University, Taichung,Taiwan RoC.

10. Nguyễn Trường Thành và nnk (2003). Nghiên cứu sản xuất rau ăn lá ngắn ngày an toàn và chất lượng cao theo công nghệ khay bầu (Plug System) ở Việt nam Báo cáo khoa học, Viện bảo vệ thực vật, Hà nội.

11.Nguyễn Trường Thành và ctv (2002). Nghiên cứu các biện pháp làm giảm thiểu dư lượng thuốc BVTV trong nông sản ở vùng sản xuất rau Hà nội và phụ cận. Tập san Nông nghiệp và PTNT. Hà nội 1/2002

12. Nguyễn Thị Nhung. Nghiên cứu sản xuất rau ăn lá (cải xanh, cải ngọt) an toàn và chất lượng cao. Chương trình: Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ, tổ chức quản lý để sản xuất nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng cao. Viện Bảo vệ thực vật.

13. Đỗ Hoàng Oanh. Tiếp cận sản xuất sạch hơn & một số kinh nghiệm thực hiện sản xuất sạch hơn của ẤnĐộ.

14. Viện Bảo vệ thực vật (1997) . Qui trình sản xuất rau an toàn (cho các loại rau chính)

15. Viện Nghiên cứu Rau quả (1996). Nghiên cứu xây dùng qui trình sản xuất rau sạch. Báo cáo khoa học.

16. Tsai M.C (2001). Multi-residue Analysis of Fruits and Vegetables. TACTRI, taichung, Taiwan, 2001.

17.Tuan S.J (2001). Inspection- Education System for the Improvement of the Safety Food Application in Taiwan. TACTRI, Taichung, Taiwan18.Vong Nguyen (2002): Clean and Green vegetable production systems for Vietnam. Paper for training course “Vegetable production in sub-region of Central Vietnam”, Nha trang, Vietnam (12/2002).

19. Sản xuất sạch hơn. Dự án giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp tại TP HCM- Sở Tài nguyên môi trường TP HCM.

20. Sản xuất sạch hơn trong chính sách bảo vệ môi trường- Tạp chí hoạt động khoa học số 11/2004.

21. Nguyễn Viết Tùng. Đánh giá các yếu tố chính ảnh hưởng đến độ an toàn thực phẩm vùng ngoại ô Thành phố Hà nội (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì ) đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm – Trường Đại học Nông Nghiệp I – Hà Nội.

22. Chi cục Bảo vệ Thực vật Hà nội- Đề án Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà nội Giai đoạn 2007-2010.

Một phần của tài liệu Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 30 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w