Nội dung chương trình đào tạo và hình thức đào tạo của công ty

Một phần của tài liệu công tác tuyển dụng và đào tạo, phát triển nhân sự tại công ty tnhh vinataba – philip morris (Trang 53)

công ty đã chú trọng đào tạo toàn diện hơn cho toàn công ty nên số lượng lớp đào tạo và chi phí đào tạo năm 2013 tăng mạnh như vậy.

4.3.3.2 Nội dung chương trình đào tạo và hình thức đào tạo của công ty ty

 Nội dung chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo phải bao gồm được những môn học, bài giảng mà thông qua đó thể hiện những kỹ năng, kiến thức mà người lao động sẽ được tiếp thu sau mỗi khóa học. Tại công ty TNHH Vinataba – Philip Morris chương trình học được xây dựng khá hợp lý và đầy đủ. Chương trình đào tạo của công ty được xây dựng khá đầy đủ cả về đối tượng, kiến thức và kỹ năng, thời gian đào tạo. Công ty có khá nhiều chương trình đào tạo dành cho các đối tượng khác nhau như: chương trình đào tạo cho toàn bộ lao động về ATLĐ, PCCN và VSCN; chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên nghiệp vụ, kỹ thuật và chương trình đào tạo kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý,... và các chương trình đào tạo này đều được chuẩn bị kỹ lưỡng. Các chương trình đào tạo của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.10: Nội dung chương trình kế hoạch đào tạo nhân sự năm 2013 tại công ty Vinataba – Philip Morris

Đối tượng

đào tạo Nội dung đào tạo Hình thức đào tạo

SL (người) TG đào tạo (ngày) Lao động trực tiếp

Tập huấn PCCC Cử đi đào tạo 311 2

Đào tạo công nghệ công

nhân phân xưởng 2 Đào tạo tại chỗ 9 2

Quy trình công nghệ

công nhân phân xưởng 2 Đào tạo tại chỗ 75 1 Cập nhật các thay đổi

trong quy trình công nhân công nghệ phân xưởng 2

Đào tạo tại chỗ 6 1

An toàn vệ sinh thực

phẩm Cử đi đào tạo 09 1

Quy định về An toàn vệ

Nhân viên nghiệp vụ, kỹ thuật

Quy định Pháp luật về lao động, tiền lương, BHXH

Cử đi đào tạo 02

2 Quy định về Luật Doanh

nghiệp Cử đi đào tạo 04 1

Kỹ năng bán hàng, giám

sát thị trường Đào tạo tại chỗ 30 5

Kỹ năng chăm sóc khách

hàng Cử đi đào tạo 10 2

Quản lý, lập kế hoạch kỹ thuật bảo trì máy móc thiết bị

Cử đi đào tạo 04 2

Kế toán – Tài chính Cử đi đào tạo 02 2

Kỹ thuật công nghệ thuốc

lá Cử đi đào tạo 02 2

Kiểm tra CLSP Cử đi đào tạo 03 2

Kiểm tra VQA Cử đi đào tạo 02 7

Mạng lưới an toàn - vệ

sinh viên Đào tạo tại chỗ 22 2

Quản trị sản xuất Cử đi đào tạo 03 2

Quản lý năng suất và

chất lượng Cử đi đào tạo 04 2

Cập nhật kiến thức pháp

luật Cử đi đào tạo 05 2

Quản trị hành chính văn

phòng Cử đi đào tạo 04 2

Quản lý năng xuất và

chất lượng Cử đi đào tạo 04 2

Quy định pháp luật về thi

đua Khen thưởng Cử đi đào tạo 03 1

Cán bộ quản lý

Kỹ năng lãnh đạo, điều

hành Cử đi đào tạo 02 2

Quản trị nhân sự Cử đi đào tạo 02 1

Kỹ năng lãnh đạo, quản

lý cấp trung Cử đi đào tạo 10 1

Kỹ năng tư duy hiệu quả

và sáng tạo Cử đi đào tạo 04 2

Kỹ năng đàm phán

thương lượng Cử đi đào tạo 02 1

Kỹ năng làm việc tổ chức

hiệu quả Cử đi đào tạo 05 1

Quản trị thương hiệu Cử đi đào tạo 02 1 Kỹ năng đàm phán kinh

doanh quốc tế Cử đi đào tạo 02 1

Sở hữu trí tuệ Cử đi đào tạo 02 1

Quản trị chiến lược Cử đi đào tạo 05 1

Kỹ năng giao tiếp Cử đi đào tạo 36 2

Sử dụng phần mềm khai

báo điện tử Cử đi đào tạo 01 2

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính

Qua bảng 4.10 có thể thấy công ty chú trọng vào đào tạo các chương trình dành cho từng đối tượng riêng.

Đối với nhóm lao động trực tiếp thì khóa đào tạo về Tập huấn PCCC được hầu hết toàn bộ công nhân viên các phòng TC – HC, phòng KH – KD, phòng Kế toán, Ban QLSX, Xưởng 1 và Xưởng 2 tham gia, với số lượng tham gia là 311 lao động trong tổng số 325 lao động của công ty (năm 2013), bên cạnh đó khóa đào tạo Quy định về An toàn vệ sinh lao động có 303 lao động quan tâm tham gia. Ngoài ra trong năm 2013 công ty còn tổ chức 3 lượt đào tạo liên quan đến quy trình công nghệ phân xưởng 2 cho các nhân viên phòng CN – KCS và các công nhân đang làm việc trong phân xưởng 2, nhưng số lượng nhân viên tham gia qua các đợt cũng có sự chênh lệch lớn, số lượng nhân viên tham gia khóa đào tạo này nhiều nhất là đợt 2 do đợt này đối tượng khóa đào tạo được mở rộng ra, không chỉ nhân viên phòng CN – KCS tham gia mà đa số công nhân phân xưởng 2 cũng tham gia, với số lượng tham gia đợt 2 này khá lớn, khoảng 75 lao động.

Đối với nhóm nhân viên nghiệp vụ, kỹ thuật:

 Tuy số lượng nhân viên phòng KH – KD là 75 nhân viên nhưng khóa đào tạo Kỹ năng bán hàng, giám sát thị trường chỉ có 30 nhân viên tham gia và

Kỹ năng chăm sóc khách hàng mới chỉ có 10 nhân viên tham gia, điều này cho thấy số lượng nhân viên tham gia các khóa đào tạo này chưa đến phân nữa số nhân viên phòng KH – KD. Đây là một hạn chế trong tổ chức khóa đào tạo này.

 Hoặc phòng CN – KCS có đến 21 nhân viên nhưng số lượng nhân viên tham gia lớp đào tạo Kỹ thuật công nghệ thuốc lá chỉ có 2 người, lớp kiểm tra CLSP có 3 nhân viên tham gia và lớp kiểm tra VQA có 2 nhân viên tham gia.

Đối với nhóm cán bộ quản lý

 Hầu hết trưởng phòng, phó phòng TC – HC, KH – KD, CN – KCS, Kế toán, Ban QLSX đều tham dự khóa đào tạo kỹ năng giao tiếp với số lượng tham gia là 36 nhân viên, bên cạnh đó cũng có 10 nhân viên tham gia Kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp trung.

 Ngoài ra đối với một số lãnh đạo cấp cao, công ty còn bỏ kinh phí cử cán bộ đi học một số lớp đào tạo liên quan đến kỹ năng lãnh đạo, điều hành; quản trị nhân sự; văn hóa doanh nghiệp...

Nhìn chung nội dung chương trình đào tạo của công ty đã được chú trọng và thiết kế tốt, công ty đã xác định được đầy đủ nội dung của chương trình và điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả đào tạo của công ty. Tuy nhiên cũng thấy rằng chương trình đào tạo của công ty chủ yếu để phục vụ cho mục tiêu hàng năm thông qua các khóa học ngắn hạn, công ty vẫn chưa chú trọng đầu tư vào xây dựng các chương trình đào tạo phục vụ lâu dài cho việc sản xuất kinh doanh trong tương lai và số lượng nhân viên tham dự khóa đào tạo này ở một số phòng ban còn ít.

 Hình thức đào tạo trong công ty

Hiện nay công ty có sử dụng khá nhiều hình thức đào tạo khác nhau để thực hiện việc đào tạo cho người lao động như: đào tạo tại chỗ, đào tạo ngoài công ty, đào tạo nâng bậc, đào tạo mới, đào tạo lại. Cụ thể như sau:

 Đào tạo tại chỗ: là đào tạo do Công ty tổ chức, là loại hình đào tạo khi có người mới vào thử việc, được cán bộ quản lý theo dõi và hướng dẫn đào tạo.

 Đào tạo ngoài Công ty: Là đào tạo các ngành nghề Công ty có nhu cầu bố trí, sử dụng lao động nhưng chưa đủ điều kiện tự tổ chức đào tạo thì Công ty sẽ cử lao động đi học tại các trường lớp đào tạo của Nhà Nước hoặc những cơ sở dạy nghề chuyên ngành.

 Đào tạo nâng bậc: Là hình thức nâng cao, hoàn thiện kiến thức cho công nhân để đáp ứng theo yêu cầu công nghệ và quy trình sản xuất hiện tại. Qua đó làm cơ sở cho việc xét nâng bậc lương hàng năm.

 Đào tạo mới: Là đào tạo những kiến thức cơ bản một cách có hệ thống nghề nghiệp mà Công ty đang cần.

 Đào tạo lại: Là đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp do điều động hoặc bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng theo yêu cầu công việc.

 Những quy định về đào tạo tại chỗ và đào tạo ngoài công ty Quy định về đào tạo tại chỗ

- Về chấm thi: Sau mỗi khoá học, Công ty sẽ tổ chức kiểm tra, sát hạch đánh giá kết quả học tập cả phần lý thuyết lẫn thực hành của những người tham gia học tập. Phòng Tổ chức - Hành chính có trách nhiệm lưu giữ bài thi và biên bản chấm thi.

- Cấp chứng chỉ: Những người qua kiểm tra đạt điểm số theo quy định sẽ được Công ty cấp chứng chỉ học tập. Chứng chỉ này sẽ được lưu vào hồ sơ cá nhân.

Quy định về đào tạo ngoài công ty

- Phòng Tổ chức - Hành chánh, theo dõi quản lý tiến độ đào tạo và làm các thủ tục quyết toán, thanh lý hợp đồng đào tạo, hoàn thành các thủ tục cấp chứng chỉ .

Các chứng chỉ này sẽ được lưu trữ, quản lý trong hồ sơ cá nhân.

- Đối những người được cữ đi đào tạo dài hạn: Những CBNV thuộc đối tượng nêu trên, khi gửi đi học dài hạn phải làm cam kết với Công ty sau khi hết khóa học phải phục vụ cho Công ty ít nhất là 03 năm thì Công ty sẽ giải quyết các thủ tục hành chính kèm theo. Khi có kết quả học tập người được cử đi học phải photo gửi cho Phòng Tổ chức hành chính để quản lý trong hồ sơ cá nhân.

- Trường hợp người lao động được cử đi đào tạo dài hạn, nhưng sau khi học không đạt kết quả Công ty cho gia hạn thời gian một năm để có kết quả nộp cho Công ty.

- Trường hợp sau khi học xong người lao động không thực hiện theo cam kết hoặc hết thời gian giạ hạn mà người lao động không có kết quả nộp cho Công ty, thì người lao động phải bồi thường mọi chi phí do Công ty chi cho người lao động trong suốt thời gian học.

Một phần của tài liệu công tác tuyển dụng và đào tạo, phát triển nhân sự tại công ty tnhh vinataba – philip morris (Trang 53)