2.5.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Trách nhiệm hữu hạn Vinataba – Philip Morris để phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty; thu thập số liệu thứ cấp và thông tin về cơ cấu nguồn nhân sự của công ty, quy trình tuyển dụng, số liệu liên quan đến tuyển dụng, quy trình đào tạo, số liệu liên quan đến đào tạo để phân tích tình hình nhân sự và thực trạng công tác tuyển dụng, đào tạo tại công ty. Tất cả các số liệu thứ cấp trên đều được thu thập từ phòng Tổ chức - Hành chính của công ty TNHH Vinataba – Philip Morris, từ năm 2011 – 2013. Ngoài ra còn
lập phiếu khảo sát đánh giá của nhân viên về hiệu quả hoạt động đào tạo của Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris.
2.5.2 Phương pháp phân tích số liệu
Kết hợp giữa lý thuyết đã học ở nhà trường và tình hình thực tế của công ty Vinataba – Philip Morris, đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Công thức tính
Trong đó:
: là chênh lệch tăng hay giảm của chỉ tiêu năm sau so với năm trước : là số liệu năm phân tích hay năm sau của chỉ tiêu
: là số liệu năm gốc hay năm trước của chỉ tiêu
Là phương pháp so sánh một chỉ tiêu nào đó bằng cách lấy số liệu kỳ phân tích trừ đi số liệu gốc. Kết quả sẽ cho biết sự biến động tăng hay giảm về mặt độ lớn (giá trị) của chỉ tiêu này qua từng năm.
- Phương pháp so sánh số tương đối: Công thức tính:
Trong đó:
: là tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu năm sau so với năm trước : là số liệu năm phân tích hay năm sau của chỉ tiêu
: là số liệu năm gốc hay năm trước của chỉ tiêu
Là phương pháp so sánh mà kết quả sẽ cho biết tốc độ tăng hay giảm của một chỉ tiêu nào đó theo thời gian.
Thống kê mô tả: là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, trình bày, tóm tắt và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VINATABA – PHILIP MORRIS
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Tên đầy đủ: Công ty TNHH Vinataba - Philip Morris Tên đầy đủ: Công ty TNHH Vinataba - Philip Morris
Tên viết tắt: VPM
Trụ sở công ty: Cây số 8, QL1, P.Ba Láng, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ Số điện thoại: (84.710) 3846047 – 3846738; Fax: (84.710) 3846048 Mã số thuế: 1800156230
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu để xuất
khẩu và tiêu thụ trong nước.
Tiền thân của Vinataba – Philip Morris là Công ty liên doanh thuốc lá Vinasa, hoạt động theo giấy phép đầu tư số 187/GP ngày 6/5/1993 do Ủy Ban Nhà nước về hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp. Trụ sở đặt tại Cây số 8, quốc lộ 1, thị trấn Cái Răng, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (nay là phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ). Các bên góp vốn đầu tư gồm:
- Công ty Vinasa Investment Corporation thuộc tập đoàn Sampoerna – Indonesia góp 75% vốn;
- Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Hậu Giang, trực thuộc Sở Thương Nghiệp và Xí nghiệp Thuốc lá Tây Đô, trực thuộc sở Công Nghiệp tỉnh Hậu Giang (nay là Thành phố Cần Thơ) góp 25% vốn.
Tháng 5 năm 2003, Vinataba đã chính thức tham gia góp vốn vào Liên doanh với tỷ lệ vốn góp 51% theo giấy phép số 187/GPĐC2 ngày 29 tháng 4 năm 2003.
Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris (VPM), là liên doanh giữa Vinataba và PT Hanjaya Mandala Sampoerna Tbk (công ty con thuộc tập đoàn Philip Morris International).
Ngày 21 tháng 5 năm 2004 Công ty được Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép số: 187/GPĐC4 cho phép: Bên Việt Nam Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trụ sở đặt tại 152 Trần Phú, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Bên nước ngoài: VINASA INVESTMENT CORPORATION trụ sở đặt tại Trident Chambers. Road Town, Tortola, British Virgin Islands. Thành lập
doanh nghiệp liên doanh để sản xuất thuốc lá điếu với công suất tối đa 60 triệu bao/năm để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ
3.2.1 Tổ chức bộ máy của công ty Vinataba – Philip Morris
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Bộ máy quản lý của Công ty gọn nhẹ, nhưng rất năng động, sáng tạo thích hợp với một doanh nghiệp vừa.
Hội đồng thành viên: gồm 05 thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên đại diện được uỷ quyền của Vinataba, Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc chi nhánh đại diện được uỷ quyền của Sampoerna.
- Tổng Giám đốc: đại diện pháp nhân của công ty có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên về việc điều hành hoạt động của công ty.
- Phó Tổng Giám đốc: là người san sẻ bớt gánh nặng cho Tổng Giám đốc, là người chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về những trách nhiệm được giao, đồng thời có thể thay mặt Tổng Giám đốc giải quyết một số công việc khi được ủy nhiệm.
Hội Đồng Thành Viên Ban Tổng Giám Đốc Phòng Kế Toán Chi nhánh ( HCM) Phòng KH - KD Phòng TC - HC Ban Quản lý Sản xuất Phòng CN - KCS Xưởng 2 Xưởng 1
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban chính trong Công ty:
Phòng Tổ chức - Hành chính
Chức năng: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ và lao động tiền lương. Thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đúng theo đường lối chính sách của Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh của Công ty.
Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác quản lý, trang bị các tài sản, máy móc thiết bị, dụng cụ làm việc ở văn phòng, phục vụ làm việc, nơi ăn ở, chăm lo đời sống sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên.
Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác giữ gìn an ninh trật tự, nội quy kỷ luật lao động đồng thời kiểm tra việc thực hiện các chủ trương đường lối chính sách, chế độ, quy chế hoạt động công ty đảm bảo đúng quy định Pháp luật.
Nhiệm vụ: Nghiên cứu sắp xếp kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý và lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh, có kế hoạch thực hiện các chính sách từ quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng, nâng lương, nâng bậc, bổ nhiệm, sử dụng, thực hiện các chế độ khen thưởng, kỷ luật, các chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hưu trí, mất sức, thôi việc, trang bị, quản lý sử dụng các phương tiện, dụng cụ hành chính nhà cửa, điện nước, máy móc, kho lưu trữ và các dụng cụ làm việc văn phòng, tổ chức duy trì thực hiện lực lượng bảo vệ, phòng cháy chữa cháy giữ gìn an ninh trật tự bảo vệ an toàn lao động, bảo hộ lao động, tổ chức chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, quản lý sức khỏe khám định kỳ, quản lý sử dụng công tác văn thư lưu trữ, con dấu, tài liệu đi – đến theo đúng chế độ quy định, quản lý điều phối xe hợp lý, giữ gìn xe tốt lái xe an toàn.
Phòng Kế toán
Chức năng: Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc toàn bộ công tác thống kê kế toán, thông tin kinh tế nội bộ và các mặt hoạt động liên quan đến công tác quản lý tài chính.
Nhiệm vụ: Lập kế hoạch tài chính cụ thể của công ty từng thời kỳ cụ thể, tháng, quý, năm, cùng lãnh đạo tổ chức nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu khác của công ty, thực hiện chỉ tiêu nguồn vốn, kiểm tra đánh giá tình hình chỉ tiêu tài chính.
Về kế toán: Tổ chức tính toán ghi chép kế toán trong toàn công ty, đảm bảo phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển, tình hình gìn giữ sử dụng các nguồn lao động, vật tư, tiền vốn, tài sản…Tính
toán các chi phí, chi phí lưu thông, hạch toán chính xác tình hình kinh doanh…và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phản ánh tình hình đầu tư, tình hình tích luỹ và sử dụng các quỹ của công ty, tính chính xác đúng chế độ các khoản phải nộp ngân sách và nộp kịp thời cho Nhà nước, hàng tháng, quý, năm, lập báo cáo thống kê, kế toán báo cáo với lãnh đạo công ty, Tổng công ty và cơ quan chức năng theo yêu cầu báo cáo tài chính thống kê của nhà nước, thường xuyên nghiên cứu chế độ tài chính, kế toán mới ban hành của Nhà nước và chỉ đạo trực tiếp của ngành vận dụng vào công ty cho phù hợp, phòng Kế toán có trách nhiệm kiểm tra việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh, thu chi tài chính, kế hoạch tạo nguồn vật tư…Tình hình chấp hành chế độ chính sách của Nhà nước, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, việc thực hiện kỷ luật thanh toán, việc sử dụng vật tư tài sản tiền vốn của công ty, phát hiện ngăn chặn kịp thời biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng đến an toàn tài sản của Công ty, hàng quý, hàng năm ….đề ra quản lý tốt hơn và tham gia cải tiến phương án sản xuất kinh doanh của Công ty. Cùng các bộ phận có liên quan tham mưa cho Ban Tổng Giám đốc về các vấn đề thu chi.
Ban Quản lý Sản xuất
Chức năng: Theo dõi việc sản xuất của công nhân viên.
Nhiệm vụ: điều hành sản xuất theo kế hoạch và nhu cầu vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo năm, quý, tháng. Quản lý máy móc, lao động trong phân xưởng, thực hiện nhiệm vụ quản lý kho bãi, quản lý quy trình công nghệ, quản lý chỉ tiêu lý, hóa về nguyên liệu sản xuất và sản phẩm.
Phòng Kế hoạch Kinh doanh
Chức năng: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về thị trường giá cả, sản phẩm của công ty hiện tại và trong từng thời kỳ, đề ra những chiến lược giá cả, chủng loại sản phẩm trong từng thời kỳ cho thích hợp, tham mưu kế hoạch hàng năm của công ty.
Nhiệm vụ: Hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn và ngắn hạn, chọn lọc các dự án để phân phối, ký kết hợp đồng với các đối tác…
Phòng Công nghệ KCS
Chức năng: Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Nhiệm vụ: chịu trách nhiệm về kiểm tra nguyên - phụ liệu và chất lượng sản phẩm thuốc lá điếu.
Có nhiệm vụ giúp Công ty bán một phần sản phẩm Công ty sản xuất ra thị trường, chịu sự kiểm soát hoàn toàn về tài chính bởi Công ty.
3.2.2 Tình hình hoạt động từ 2011-2013 của Công ty TNHH Vianataba - Philip Morris Vianataba - Philip Morris
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2011 - 2013 của Công ty TNHH Vianataba - Philip Morris
STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013
1 Doanh thu (tỷ đồng) 1.401 2.364 2.814
2 Nộp ngân sách (tỷ đồng) 732 1.114 1.346
3 Lợi nhuận ròng (tỷ đồng) 52,05 85,78 104,17 4 Thu nhập bình quân công nhân viên
(triệu đồng)
9,48 10,61 11,13
Nguồn: Bảng báo cáo tình hình kinh doanh từ 2011-2013 của Công ty TNHH Vinataba- Philip Morris
Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy công ty đang hoạt động hiệu quả, đặc biệt là năm 2012, doanh thu, khoản nộp ngân sách, lợi nhuận ròng cũng như thu nhập bình quân tăng mạnh do công ty mở rộng thêm phân xưởng sản xuất kinh doanh thuốc lá điếu.
Năm 2012 tổng doanh thu của công ty đạt 2.364.000 triệu đồng tăng 936.000 triệu đồng, tương ứng mức tăng 68,74% so với năm 2011. Năm 2013 tổng doanh thu của công ty đạt 2.814.000 triệu đồng tăng 450 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 19,04% so với năm 2012.
Năm 2011, lợi nhuận công ty đạt 52.050 triệu đồng và sang năm 2012 lợi nhuận tăng 85.780 triệu đồng, tăng 33.730 triệu đồng, tương ứng mức tăng 64,80% so với năm 2011. Đến năm 2013, lợi nhuận công ty đạt được là 104.170 triệu đồng, tăng 18.390 triệu đồng, tương ứng tăng 21,44% so với năm 2012.
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG TUYỂN CHỌN, ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VINATABA – PHILIP MORRIS 4.1 TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY
4.1.1 Số lượng nhân viên
Bảng 4.1: Số lượng nhân viên từ năm 2011 – 2013 tại Công ty Vinataba – Philip Morris Các phòng, ban 2011 2012 2013 Ban Tổng giám đốc 2 2 3 Phòng TC-HC 23 26 25 Phòng KH-KD 50 59 75 Phòng Kế toán 8 9 8 Phòng Công nghệ KCS 18 20 21
Ban quản lý Xưởng 11 16 17
Phân xưởng sản xuất 133 179 176
Tổng số 245 311 325
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Qua bảng số liệu ta thấy tổng số nhân viên trong công ty có sự thay đổi, cụ thể là: năm 2012 tổng số lao động là 311 người, tăng 66 người tương đương tăng 26,94% so với năm 2011. Năm 2013 tổng số lao động là 325 người, tăng 11 người tương đương tăng 4,5% so với năm 2012. Năm 2012, có sự tăng mạnh như trên là do công ty mở thêm phân xưởng sản xuất nên số lượng công nhân tuyển vào tăng đáng kể.
Ngoài ra số lượng nhân viên trong phân xưởng sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất là 54,15% (năm 2013), tiếp theo là số lượng nhân viên phòng KH – KD chiếm tỷ lệ 23,08% (năm 2013), đối với các phòng ban khác thì số lượng nhân viên cũng được phân bổ tương đối hợp lý. Sự phân bổ như trên của công ty rất phù hợp với ngành nghề kinh doanh của chính công ty là ngành sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu.
4.1.2 Hình thức lao động
Công ty có các hình thức lao động sau: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, Hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 - 3 năm, Hợp đồng lao động
có thời hạn dưới 12 tháng, và thử việc trong khoảng thời gian từ 1 - 2 tháng được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 4.2: Số lượng công nhân viên ứng với từng hình thức lao động từ 2011 - 2013 của công ty TNHH Vinataba – Philip Morris
Hình thức lao động 2011 2012 2013 HĐLĐ không xác định thời hạn 93 101 117 HĐLĐ có thời hạn từ 1 - 3 năm 145 206 204 HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng 3 1 1 Thử việc (từ 1 - 2 tháng) 4 3 3 Tổng cộng 245 311 325 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Qua bảng 4.2 ta thấy HĐLĐ có thời hạn từ 1 - 3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2012 có 206 lao động ký hợp đồng theo hình thức này, tăng 61 lao động; năm 2013 tuy có giảm 2 lao động so với năm 2012, nhưng tỷ lệ lao động ký hợp đồng theo hình thức này vẫn chiếm số lượng cao nhất. Điều đó cho thấy công ty đã tạo điều kiện cho nhân viên có thêm thời gian làm quen với công việc, trong khoảng thời gian này chính bản thân nhân viên sẽ xác định xem có muốn gắn bó lâu dài với công ty không, và công ty cũng xem xét về thái độ làm việc, hiệu quả lao động của từng nhân viên để xem xét có nên tiến tới ký HĐLĐ không xác định thời hạn với nhân viên không, có nên đưa nhân viên này vào biên chế của công ty hay không.
Số lao động theo hình thức HĐLĐ không xác định thời hạn tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2012 so với năm 2011 tăng 8 nhân viên, năm 2013 so với năm 2012 tăng 16 nhân viên. Điều này thể hiện một lực lượng lao động có kinh nghiệm và có tay nghề cao muốn gắn bó lâu dài với công ty, với lực