Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp đại dƣơng – chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 84)

Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế

Kinh doanh ngoại hối, tài trợ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế là các nghiệp vụ không phát triển rời rạc mà có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất. Do đó , cần tổ chức đội ngũ phục vụ giúp khách hàng làm thủ tục cần thiết có liên quan giữa các nghiệp vụ này, tránh tình trạng khách hàng giải quyết một việc phải đi lại quá nhiều.

Thiết lập quy trình kiểm tra chứng từ một cách hoàn thiện. Trong quy trình này cần có đầy đủ các nội dung và đƣợc hƣớng dẫn một cách khoa học việc kiểm tra mỗi loại chứng từ. Với quy trình này nhân viên thanh toán quốc tế có thể áp dụng để kiểm tra bộ chứng từ. một cách nhanh chóng và hiệu quả, tránh những thiếu sót có thể ành hƣởng đến hoạt động thanh toán của ngân hàng, tránh đƣợc thủ tục rƣờm rà, gây chậm trễ, phiền hà cho khách hàng.

Hoàn thiện và phát triển các phương thức thanh toán quốc tế

- Phương thức chuyển tiền: Đây là phƣơng thức chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng. Vì vậy, xử lý tốt các khoản chuyển tiền có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển loại nghiệp vụ này. Ngân hàng cần khuyến khích khách hàng cung cấp thông tin về các khoản tiền sẽ đƣợc chuyển, đặc biệt là đồng tiền thực hiện thanh toán. Trên cơ sở đó để mở các tài khoản ngoại tệ tƣơng ứng, giúp rút ngắn thời gian báo có cho khách hàng. Nâng cao năng lực xử lý của hệ thống máy tính thông qua việc xây dựng và hoàn chỉnh chƣơng trình phần mềm cũng nhƣ hệ thống máy chủ để tránh tình trạng bị lỗi hệ thống dẫn đến việc báo có cho khách hàng bị chậm trễ.

- Phương thức tín dụng chứng từ: Đây là phƣơng thức có tính an toàn cao đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, việc thực hiện thanh toán lại phức tạp so với các phƣơng thức khác nên Oceanbank với vai trò là ngân hàng phục vụ cho nhà xuất nhâ ̣p khẩu, cần phải phát triển nghiệp vụ này. Bên ca ̣nh nhƣ̃ng quy định theo thông lệ quốc tế, ngân hàng cần phải thực hiện thêm một số việc nhƣ: tƣ vấn giúp khách hàng để có các lƣu ý về thời gian giao hàng cũng nhƣ lập chứng từ cho phù hợp khi nhận đƣợc thông báo L/C, các điều khoản đặc biệt của L/C cũng nhƣ những bất lợi mà khách hàng có thể gặp phải. Ngân hàng còn cần đảm bảo trách nhiệm tƣ vấn cho

74

ngƣời xuất khẩu danh sách các ngân hàng nƣớc ngoài có quan hệ đại lý để có thể thực hiện thông báo thẳng cho khách hàng mà không phải qua ngân hàng trung gian. Nếu ngân hàng mở L/C không có quan hệ đại lý với Oceanbank thì phải lƣu ý khách hàng về uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng đó để có thể tƣ vấn cho khách hàng có nên sửa đổi hay yêu cầu xác nhận hay không.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thanh toán

Nhân tố con ngƣời đóng vai trò quyết định sự thành bại của bất cứ hoạt động nào. Vì vậy, công tác cán bộ cần đƣợc chú trọng, đặc biệt đối với cán bộ làm nhiệm vụ thanh toán xuất nhập khẩu. Chất lƣợng thanh toán phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, khả năng xử lý công việc của cán bộ thanh toán. Ngoài những nghiệp vụ kinh doanh chính của ngân hàng, cán bộ thanh toán cần hiểu biết linh vực ngoại thƣơng, trình độ về máy tính, ngoại ngữ cần phải toàn diện. Để có thể tƣ vấn giúp khách hàng ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, áp dụng các phƣơng thức và những điều kiện thanh toán có lợi nhằm tránh và đồng thời có thể xử lý đƣợc những rủi ro trong quá trì nh thực hiện hợp đồng, có thể xử lý kịp hời những tình huống phát sinh giúp đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Trình độ của đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả của công tác thanh toán quốc tế tại ngân hàng. Muốn thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ đƣợc đào tạo tốt về nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, am hiểu luật cũng nhƣ các tập quán quốc tế. Bên cạnh bồi dƣỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ còn cần chú ý bồi dƣỡng đạo đức, phẩm chất để làm hài lòng khách hàng.

Ngân hàng cũng cần thƣờng xuyên mở các khóa đào tạo nghiệp vụ để bổ sung kiến thức về thƣơng mại quốc tế nhƣ về rủi ro mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam thƣờng gặp phải, tình hình thị trƣờng thế giới và triển vọng của doanh nghiệp Việt Nam, phổ biến các kỹ thuật thanh toán mới áp dụng trên thế giới,… Ngoài ra, cũng nên chú trọng đổi mới nhận thức của đội ngũ thanh toán về chính sách khách hàng , khuyến khích họ tăng cƣờng tìm hiểu các khách hàng mà họ phục vụ về tình hình tài chính, uy tín cũng nhƣ các nhu cầu của khách hàng khi giao dịch với ngân hàng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cần phải có chính sách đãi ngộ thích đáng đối với những các bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt công việc đƣợc giao, có nhiều sáng tạo, tích cực, xông xáo thu hút nhiều khách hàng mới về giao dịch. Đồng thời có chế độ kỷ luật, chuyển công tác đối với những cán bộ ý thức kỷ luật kém, có hành vi vi phạm đạo đức, chƣa hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, gây sai sót làm ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng. Những

75

giải pháp đó sẽ góp phần động viên, phát huy khả năng làm việc của các cán bộ có năng lực.

Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Để chủ động hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, ngoài việc tăng cƣờng các nghiệp vụ thì việc triển khai các công nghệ ngân hàng hiện đại là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Ngân hàng cần phải đẩy mạnh tuyển dụng cán bộ có trình độ nghiệp vụ vàghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin kết hợp với chuyên gia để xây dựng một số chức năng còn thiếu, tìm biện pháp khắc phục và sửa đổi cho phù hợp. Đảm bảo các chƣơng trình đƣợc thiết kế phải tạo ra các mẫu điện phù hợp với mỗi phƣơng thức thanh toán và thông lệ quốc tế.

Hơn nữa các sản phẩm công nghệ sẽ thay đổi nhanh chóng qua thời gian. Vì vậy, ngân hàng cần tiếp tục đầu tƣ nâng cấp các trang thiết bị, máy móc hiện đại, thích hợp với các phần mềm giao dịch, đảm bảo xử lý chính xác và thông suốt mọi dịch vụ trong một thời điểm.

Trong giai đoạn công nghệ thông tin đang phát triển manh mẽ, công nghệ “ngân hàng ảo” (Virtual Banking) cần đƣợc chú trọng đầu tƣ hơn nữa. Ngân hàng ảo tồn tại dƣới nhiều dạng nhƣ: Homebanking, Internetbanking, Phonebanking, ATM,… Những dịch vụ này đang đƣợc ngân hàng thực hiện một cách hiệu quả, tuy nhiên cần có sự kết hợp rộng rãi hơn với các dịch vụ viễn thông để nâng cao sự tiện ích cho khách hàng.

Phát triển hệ thống ngân hàng đại lý

Hiện tại, ngân hàng Đại Dƣơng là một trong những ngân hàng có kinh nghiệm và uy tín đƣợc đánh giá khá cao, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch quốc tế và mở rộng thị trƣờng.

Việc thiết lập và mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng các nƣớc có ý nghĩa chiến lƣợc trong việc phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Do vậy, trong thời gian tói, ngân hàng cần chủ động mở rộng mạng lƣới ngân hàng đại lý sang các thị trƣờng mới mà các doanh nghiệp của Việt Nam bắt đầu có quan hệ buôn bán, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán kịp thời của doanh nghiệp.

Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu

Việc đẩy mạnh hoạt động tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có vai trò hết sức quan trọng đối với việc mở rộng thị phần thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thông qua các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu, các doanh

76

nghiệp sẽ đƣợc hỗ trợ về vốn nên họ sẵn lòng mở bộ chứng từ thanh toán hay sử dụng các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng. Vì vậy, để làm tốt công tác tín dụng xuất nhập khẩu cần phải:

Lựa chọn khách hàng để ƣu đãi tài trợ xuất khẩu: cần đặt ra các tiêu chuẩn trong từng thời kỳ về khả năng tài chính, giá trị xuất khẩu, thị trƣờng xuất khẩu để có chính sách ƣu đãi hợp lý. Ví dụ: khách hàng có khả năng tài chính lành mạnh, có uy tín trong quan hệ thanh toán, sẽ đƣợc ngân hàng ƣu đãi hơn.

Cần có sự ƣu tiên hơn về lãi suất đối với món vay thanh toán xuất khẩu, so với các món vay thông thƣờng khác, bởi vì cho vay thanh toán xuất khẩu ngoài lãi ngân hàng nhận đƣợc, ngân hàng còn nhận đƣợc phí từ dịch vụ thanh toán xuất khẩu cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp đại dƣơng – chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 84)