Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp đại dƣơng – chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 78)

Oceanbank Thành phố Hồ Chí Minh

Chính sách phát triển và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu

Với vai trò là trung tâm kinh tế của khu vực phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế đối ngoại. Vì thế trong giai đoạn 2011 – 2015, thành phố đã xác định tiềm năng phát triển kinh tế đối ngoại của địa phƣơng và đƣa ra danh mục các dự án để kêu gọi đầu tƣ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Thành phố đã đƣa ra nhƣ̃ng đi ̣nh hƣớng cu ̣ thể vƣ̀a thực hiện cả những chính sách lớn và những biện pháp nhỏ nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh để thúc đẩy tăng trƣởng. Bên cạnh việc cung cấp thông tin , sự tƣ vấn về tái cấu trúc , về hợp tác , về cạnh tranh… Thành phố đã cùng với các doanh nghiê ̣p thƣ̣c hiê ̣n công tác đào tạo chuyên sâu cho nguồn nhân lƣ̣c , trang bị những kỹ năng liên quan đến một số hiệp định lớn nhƣ: TPP, Việt- Nhật.

Năm 2014, Thành phố Hồ Chí Minh quyết liệt trong việc giải quyết vốn cho doanh nghiệp với chủ trƣơng là: Doanh nghiệp nào đã có thị trƣờng , có đầu ra thì nhất thiết không để thiếu vốn ảnh hƣởng đến sản xuất kinh

doanh. Chính vì thế , Thành phố khuyến khích các tổ chứ c tài chính phải vào cuộc một cách tích cực hơn. Năm 2012, các ngân hàng thƣơng mại đã đƣợc thành phố hỗ trợ rất nhiều để trải qua giai đoạn hết sức khó khăn. Vì vậy các ngân hàng phải cùng thành phố lành mạnh hóa hoạt động tài chính, tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2013, thành phố đã triển khai kết nối ngân hàng với doanh nghiệp ở 24 quận - huyện với 13 ngàn tỷ đồng cho 600 doanh nghiệp vừa và nhỏ vay ƣu đãi. Chƣơng trình kết nối ngân hàng với doanh nghiệp triển khai rất tích cực, phủ rộng từ thành phố đến cấp quận huyện và không chỉ dừng lại ở ngân hàng với doanh nghiệp mà hỗ trợ vốn đến cả với tiểu thƣơng chợ truyền thống . Thành phố đã kết nối ngân hàng Sacombank với tiểu thƣơng chợ truyền thống, năm 2013 gói hỗ trợ là 1 ngàn tỷ và năm 2014, ngân hàng đăng ký gói hỗ trợ 1.500 tỷ.

68

Năm 2013, chƣơng trình kích cầu của thành phố đã giải ngân 3.192 tỷ đồng cho 90 dự án. Năm 2014, vốn kích cầu của thành phố sẽ tập trung cho 4 ngành công nghiệp trọng yếu là: chế biến lƣơng thực thực phẩm, hóa chất - cao su, cơ khí và điện tử - công nghệ thông tin. Ở từng ngành một, phải đặc biệt quan tâm đến phát triển công nghiệp phụ trợ.

Thành phố cũng đang chú trọng xúc tiến thƣơng mại ở cả thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Một mặt, các ngành chức năng đẩy mạnh cung cấp thông tin, chủ động khai thác mở rộng thị trƣờng xuất khẩu cho doanh nghiệp. Mặt khác, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhanh mạng lƣới phân phối, bán buôn, bán lẻ trong nƣớc để tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu đạt tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2014 tăng hơn 15% so với năm 2013.

Khó khăn về thuế của hàng ngàn doanh nghiệp thời gian qua cũng sẽ đƣợc thành phố xem xét hỗ trợ, kiến nghị thêm chính sách miễn giảm với mong muốn doanh nghiệp sẽ dùng khoản tiền đó đầu tƣ cho sản xuất. Thành phố sẽ phát huy tối đa nguồn thu từ đất đai để đảm bảo thu ngân sách, đầu tƣ cho phát triển

Theo sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2011 – 2015, thành phố có những lộ trình, bƣớc đi cụ thể nhƣ: tiếp tục cải cách và triển khai có hiệu quả các hoạt động kinh tế đối ngoại, tuyên truyền quảng bá hình ảnh thành phố ra thế giới. Thực hiện tốt quản lý nhà nƣớc về các hoạt động thông tin đối ngoại với các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nƣớc. Mặt khác, tạo môi trƣờng thông thoáng cho các hoạt động thông tin đối ngoại là điều cần thiết hiện nay để thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển giai đoạn mới.

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát huy tính năng động, sáng tạo và quyết liệt triển khai các giải pháp thúc đầy nền kinh tế vƣợt qua thách thức, đảm bảo sự tăng trƣởng hợp lý.

Sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh

Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thƣơng mại, dịch vụ của cả nƣớc; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nƣớc và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nƣớc theo chiến lƣợc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nƣớc về tốc độ tăng trƣởng kinh tế.

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của TPHCM năm 2013 đạt 764.444 tỉ đồng, GDP bình quân đầu ngƣời của thành phố đạt 4.513 đô la Mỹ/ngƣời, năm

69

2012 là 3.700 đô la Mỹ/ngƣời/năm. Bên ca ̣nh đó , Thành phố cũng đã thực hiện tốt việc kiểm soát giá cả, kiềm chế lạm phát ở mức dƣới 6%, chỉ số giá tiêu dùng ở mức 5,1%. Đồng thời hoàn thành thu ngân sách, đạt 100% dự toán, đóng góp khoảng 30% vào ngân sách của quốc gia năm 2013.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ TP .Hồ Chí Minh, tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 đa ̣t 378.915 tỷ đồng, tăng 8,2% so vớ i cùng kỳ , đây là mƣ́c tăng cao nhất trong vòng 3 năm trở la ̣i đây (cùng kỳ năm 2012 và năm 2013 tăng lần lƣợt là 8,1% và 7,9%).

Trong đó, khu vƣ̣c thƣơng ma ̣i di ̣ch vu ̣ đóng góp lớn nhất vào mƣ́c tăng trƣởng này. Sản xuất công nghiệp cũng tăng cao và đặc biệt , nhóm ngành xây dƣ̣ng, thị trƣờng bất đô ̣ng sản đang có nhƣ̃ng khởi sắc đáng kể . Riêng khu vƣ̣c nông, lâm, thủy sản chỉ đóng góp cho GDP 0,05%.

Sự thay đổi kinh tế chính trị của các quốc gia nhập khẩu

Vấn đề xuất khẩu của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trên thị trƣờng quốc tế, nhất là khi các tiêu chuẩn an toàn mới của các quốc gia nhƣ Mỹ, Nhật, EU,... ngày càng khắc khe hơn trong lĩnh vực thủy sản. Các tiêu chuẩn về Global GAP, đạo luật Farm Bill về chất lƣợng nuôi cá da trơn củ a Mỹ, các tiêu chuẩn thƣơng mại khắc khe về xuất xứ nguồn gốc và nhiều tiêu chuẩn vệ sinh đối với hàng hóa nhập khẩu khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng cải tiến chất lƣợng sản xuất, dẫn đến chi phí cao và lợi nhuận thấp.

Bên cạnh đó, nền kinh tế đang gặp khủng hoảng và đang vƣợt qua cơn suy thoái khiến các quốc gia hạn chế nhập khẩu. Các thị trƣờng chủ lực của xuất khẩu thành phố Hồ Chí Minh nhƣ Mỹ, EU, một số nƣớc Trung Đông,... đang đối mặt với tình trạng bất ổn chính trị, khủng hoảng nợ và lạm phát. Thiên tai, động đất, sóng thần đã tác động nặng nề đến nền kinh tế Nhật Bản, cũng là một thị trƣờng xuất khẩu chiến lƣợc của Hồ Chí Minh khiến việc xuất khẩu dầu thô sang nƣớc này cũng sụt giảm. Những khó khăn này không chỉ tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu mà còn ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng.

Đối thủ cạnh tranh

Là trung tâm kinh tế của khu vực phía Nam, Hồ Chí Minh một địa bàn đầy hấp dẫn cho các nhà kinh tế với cơ sở hạ tầng đang hoàn thiện, nguồn lực dồi dào. Các hoạt động kinh tế ở đây diễn ra rất sôi nổi nên nhu cầu về các tổ chức tín dụng nhƣ ngân hàng tăng rõ rệt. Chính vì thế đối thủ cạnh tranh trong khu vực chiếm tỉ lệ rất cao. Hầu hết các ngân hàng lớn và có danh tiếng và nguồn lực khá tốt trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam đều tập trung ở đây.

70

Hiện tại chỉ tính riêng đối thủ cạnh tranh, Oceanbank đã có đến hơn 50 đối thủ, điển hình là Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank),… và còn rất nhiều ngân hàng lớn khác.

Bên cạnh đó, còn có các Ngân hàng Chính sách xã hội, các quỹ tín dụng. Mặt khác, các ngân hàng luôn có xu hƣớng mở rộng mạng lƣới hoạt động của ngân hàng mình, các chi nhánh cùng các phòng giao dịch liên tục đƣợc thành lập, đồng tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông t in hiện đại và phát triển các dịch vụ nhằm thu hút khách hàng. Chính vì thế, có thể thấy, áp lực cạnh tranh ở đây là rất lớn, điều này cũng đồng nghĩa với việc thị phần của Oceanbank Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị thu hẹp. Đòi hỏi ngân hàng cần có những chính sách phát triển đúng dắn trong tƣơng lai.

Mô hình tổ chức, nguồn nhân lực

- Thuận lợi: Mạng lƣới giao dịch của chi nhánh khá rộng với các phòng giao dịch ở 2 quận lớn là Quận 1 và Quận 7. Mô hình tổ chức tại chi nhánh theo hƣớng hiện đại hoá. Ban lãnh đạo luôn cải tiến phƣơng pháp quản trị điều hành khoa học. Việc chỉ đạo điều hành mang tính tập trung dân chủ.

Có đội ngũ nhân viên chất lƣợng cao, đƣợc đào tạo tại các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc, giỏi chuyên môn nghiệp vụ. Điều này đƣợc thể hiện ngay từ việc tuyển chọn các nhân viên tại ngân hàng, đƣợc đào tạo và tốt nghiệp từ các chuyên ngành kinh tế, có trình độ ngoại ngữ và giao tiếp tốt. Đồng thời có khả năng tiếp thu kiến thức khoa học công nghệ, kỹ thuật mới, nhiệt tình trong công tác và luôn có tâm huyết, ý chí hƣớng phấn đấu vì sự nghiệp chung của ngành.

- Khó khăn: trên địa bàn thành phố hiện có nhiều tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng lớn có mạng lƣới hoạt động rộng lớn với nhiều phòng giao dịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng cƣờng mở rộng mạng lƣới giao dịch, triển khai, khuyến mãi nhiều sản phẩm, dịch vụ. Nguồn nhân lực trẻ ngày càng nhiều, chƣa có đủ kinh nghiệm trong nghiệp vụ ngân hàng.

Về nguồn vốn

- Thuận lợi: Ngân hàng Đại Dƣơng đã hỗ trợ vốn cho chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thông qua cơ chế điều chuyển vốn nội bộ. Các sản phẩm huy động vốn của Oceanbank tƣơng đối đa dạng. Tiền gửi chiếm chủ yếu trong nguồn vốn huy động.

71

- Khó khăn: sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các tổ chƣ́c tín dụng trên địa bàn về lãi suất huy động tiết kiệm cũng nhƣ các chƣơng trình khuyến mại, nên đã thu hút phần lớn khách hàng kể cả dân cƣ và tổ chức trên địa bàn.

Về tín dụng

- Thuận lợi

Thành phố có những chính sách phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức đầu tƣ phát triển trên các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội… Nguồn vốn tín dụng tiếp tục tập trung cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hộ gia đình, thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng và phát triển. Trong đó, dƣ nợ cho vay đối với 5 nhóm lĩnh vực ƣu tiên gồm : Phát triển nông nghiệp và nông thôn , sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu , doanh nghiê ̣p nhỏ và vừa , công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiê ̣p ứng dụng công nghệ cao đạt 136.237 tỷ đồng, trong đó dƣ nợ cho vay doanh nghiê ̣p nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ cao nhất (65,9%) so với tổng dƣ nợ 5 nhóm lĩnh vực ƣu tiên. Ngoài ra , Ngân hàng Nhà nƣớc đã phối hợp với UBND các quận , huyện thực hiện kết nối cho 790 lƣợt DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể tại 24 quận, huyện vay 20.296 tỷ đồng với lãi suất phù hợp . Dự kiến đến cuối năm 2014, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đạt doanh số cho vay của chƣơng trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiê ̣p là 30.000 tỷ đồng.

Chi nhánh thực hiện theo chỉ đạo của Oceanbank trong quản trị điều hành, thực hiện đổi mới cơ cấu khách hàng, cơ cấu dƣ nợ theo hƣớng tăng khách hàng ngoài quốc doanh, bán lẻ, tăng dƣ nợ cho vay có tài sản đảm bảo, cho vay ngắn hạn… do đó sẽ tạo chuyển dịch cơ cấu tài sản Nợ - tài sản Có, có thể kiểm soát đƣợc chất lƣợng tín dụng. Khách hàng đa dạng, thuộc mọi thành phần kinh tế. Có những khách hàng truyền thống, gắn bó với ngân hàng.

- Khó khăn: do ảnh hƣởng của tình hình kinh tế, tài chính thế giới và trong nƣớc nên tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó hoạt động của ngân hàng cũng bị ảnh hƣởng theo.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp đại dƣơng – chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 78)