Thực trạng du lịch Đà Lạt

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của KHÁCH DU LỊCH đối với CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ DU LỊCH đà lạt (Trang 52)

Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, năm 2015, khách du lịch đến với Lâm Đồng ước đạt 4,8 triệu lượt khách, tăng 14,4% so với năm trước, trong đó khách quốc tế gần 250.000 lượt, tăng 9,3% và khách nội địa 4,55 triệu lượt, tăng 14,7%. Trong quý I vừa qua có gần 1,2 triệu lượt khách đi du lịch Đà Lạt, đạt mức tăng trưởng 6,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế ­ xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện dần từng bước nên khách du lịch nội địa trong Đà Lạt ngày càng gia tăng. Tuy nhiên do vị trí xa các trung tâm du lịch lớn của cả nước, xa các thị trường du lịch trọng điểm (TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng...) nên tính hấp dẫn khách du lịch bị hạn chế vì đường xá khó khăn. Địa hình đa dạng, phức tạp, nhiều đèo núi, thác ghềnh hiểm trở... nên việc đi lại rất khó khăn và nguy hiểm, đặc biệt là vào mùa mưa, gây trở ngại không nhỏ đến các hoạt động du lịch. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế ­ xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện dần từng bước nên khách du lịch nội địa trong Đà Lạt ngày càng gia tăng. Khách du lịch nội địa có nhiều loại khác nhau, nhưng chủ yếu với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, lễ hội ­ tín ngưỡng, nghiên cứu sinh thái... Đà Lạt hướng đến mục tiêu đảm bảo là điểm đến “An toàn ­ thân thiện, chất lượng” cho du khách. Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát huy hình ảnh của thành phố du lịch thân thiện, hiền hòa, mến khách. Các khu du lịch được mở mới, nâng cấp như: dịch vụ cầu khóa tình yêu, vòi nước trên không, mê cung tình yêu..., bổ sung dịch vụ phục vụ du khách chu đáo hơn, xây dựng thêm các chương trình citytour, tham quan các làng hoa, vườn dâu, thể thao mạo hiểm phục vụ du khách.

Ở khu vực vùng ven và ngoại thành loại hình du lịch nhà vườn, du lịch nông nghiệp, du lịch làng hoa, du lịch “phượt” đang dần trở thành một nét đặc trưng tại Đà Lạt.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch mặc dù đã được cải thiện đáng kể, nhưng nhìn chung chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch hiện nay. Tính đa dạng và chất lượng các dịch vụ còn hạn chế. Theo khảo sát thì mặc dù lượng khách đến đông nhưng đa phần vẫn đảm bảo chất lượng phục vụ du khách. Vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường sạch sẽ cũng như giá cả các loại hình dịch vụ ăn uống nghỉ dưỡng cơ bản được đảm bảo. Tuy nhiên, vẫn xảy ra tình trạng quá tải tại các nhà nghỉ và dịch vụ ăn uống do lượng khách tăng cao. Đà Lạt đã từ lâu nổi tiếng với khí hậu mát mẻ, ôn hòa, thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, số lượng lượt khách du lịch đến Đà Lạt hiện nay còn quá khiêm tốn so với vị trí, tiềm năng du lịch Đà Lạt. Chất lượng lao động du lịch ở Đà Lạt chưa cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình phát triển du lịch. Số lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng còn cao, đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và kinh nghiệm chuyên ngành du lịch còn ít.Vậy để gia tăng lượng khách du lịch thì Đà Lạt cần có những biện pháp mạnh hơn, triệt để hơn trong công tác quảng bá Đặc thù địa phương, khai thác triệt để các điểm mạnh hiện có như cải tạo và mở rộng các công trình kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên, phương tiện vận chuyển tiện lợi, an toàn cũng như vấn đề tiện nghi cơ sở lưu trú, vệ sinh môi trường và đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ du khách ngày một tốt hơn.

Nghiên cứu này thực hiện để xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của khách du lịch đối với Đà Lạt. Tiếp theo là phần trình bày chi tiết về kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của KHÁCH DU LỊCH đối với CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ DU LỊCH đà lạt (Trang 52)