Phương pháp nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của KHÁCH DU LỊCH đối với CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ DU LỊCH đà lạt (Trang 49)

3.3.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi

Từ thang đo nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh, bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập thông tin về sự hài lòng của du khách hàng đối với Đà Lạt. Cấu trúc của bảng câu hỏi bao gồm 2 phần chính:

Phần A: Ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Có 7 khía cạnh cốt lõi trong bảng câu hỏi, bao gồm 35 thuộc tính cấu thành đặc trưng của dịch vụ du lịch Đà Lạt, thể hiện trên thang điểm Likert 05 mức độ: 1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Bình thường; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý. Với cách thiết kế bảng câu hỏi như vậy, khách hàng sẽ cho biết cảm nhận của mình về các thuộc tính do dịch vụ du lịch Đà Lạt mang lại bằng cách khoanh tròn vào con số thích hợp. Qua đó sẽ giúp lượng hóa ý kiến của người được điều tra, đồng thời sử dụng điểm số Likert để kiểm định thống kê và phân tích số liệu đa biến trong việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng về sau.

Phần B: Thông tin về Đáp viên. Khách hàng được yêu cầu trả lời về các thông tin liên quan bản thân như: giới tính, Nghề nghiệp, độ tuổi, thu nhập. Ngoài ra, câu hỏi mở được sử dụng, ghi nhận những đóng góp và đề nghị của khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ tại Đà Lạt.

3.3.3.2 Mẫu nghiên cứu

Tổng thể mẫu nghiên cứu

Chủ thể của nghiên cứu là những du khách đã và đang du lịch tại Đà Lạt. Mẫu được điều tra tại nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn thành phố Đà Lạt: Vườn hoa Thành phố, Dinh Bảo Đại, Langbiang, Thiền Viện Trúc Lâm, Thác Datanla, Thung lũng tình yêu, Chợ Đà Lạt, làng hoa Đà Lạt…

Phương pháp chọn mẫu

Kích cỡ mẫu: Theo nhiều nghiên cứu, mô hình nghiên cứu có độ phù hợp thực tiễn cao cần khối lượng mẫu đủ lớn. Theo Hair và cộng sự (Multivariate Data Analysis ­ 7th Edition, 2009), kích thước mẫu tối thiểu cần dựa vào quy tắc 5/1, tức là mỗi một thành tố trong bảng hỏi để thu thập số liệu từ đối tượng nghiên cứu cần phải có 5 bảng hỏi được

điền thông tin đầy đủ từ đối tượng phỏng vấn. Do đó, bảng hỏi sử dụng trong nghiên cứu này có 35 thành tố (items) vì vậy, kích cỡ mẫu cần thiết sẽ là: 35 x 5 = 175. Số lượng bảng câu hỏi được dự kiến phát ra là 350 bản.

Thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Các du khách đang du lịch tại Đà Lạt là những đối tượng nghiên cứu này sẽ được tiếp cận trực tiếp để thu thập dữ liệu qua bảng câu hỏi điều tra.

3.3.3.3 Quy trình phân tích dữ liệu

Nghiên cứu này sử dụng phiên bản phần mềm SPSS 20.0 để kiểm nghiệm các giả thuyết trong phân tích dữ liệu. Việc phân tích dữ liệu được tiến hành qua 2 giai đoạn. Giai đoạn một, kỹ thuật được áp dụng bao gồm hệ số Cronbach’s Alpha (độ tin cậy) và phân tích nhân tố khám phá để loại bỏ lỗi trong thang đo và xác định các thứ nguyên của chúng. Trong giai đoạn hai, đánh giá và đo lường các mối quan hệ giữa các biến số.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của KHÁCH DU LỊCH đối với CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ DU LỊCH đà lạt (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)