0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

VAI TRÒ CỦA MÔN HÌNH HỌA TRONG ĐAØO TẠO MỸ THUẬT

Một phần của tài liệu EBOOK HÌNH HỌA TRONG ĐÀO TẠO MỸ THUẬT: PHẦN 1 ĐH MỸ THUẬT VIỆT NAM (Trang 32 -32 )

TRONG ĐAØO TẠO MỸ THUẬT

trường mỹ thuật. Ngoài phần định nghĩa về hình họa, từ điển này còn có phần viết về Hình họa nét và Hình họa nghiên cứu.

Qua ví dụ vừa nêu, có thể thấy rằng giữa một số từ điển của cả nước ngoài và trong nước có sự chênh nhau khi định nghĩa về thuật ngữ “hình họa”. Điều này có cái hay là người đọc có thể tra cứu được các cách lý giải đa chiều về hình họa, nhưng lại làm người ta băn khoăn khi muốn tìm một định nghĩa chung, chuẩn xác. Dựa vào các định nghĩa trên, có thể tóm tắt sự giải thích về hình họa như sau: hình họa là sự mô tả, phản ánh đối tượng khách quan tồn tại trong giới tự nhiên lên mặt phẳng hai chiều.

Là trường chuyên nghiệp đào tạo về mỹ thuật tạo hình, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã từng tổ chức những hội thảo về hình họa. Vào khoảng năm 1985, có người nêu câu hỏi hoài nghi về vai trò của hình họa trong đào tạo mỹ thuật. Tuy nhiên sau đó, về cơ bản chương trình và phương pháp học nội dung môn học hình họa vẫn không thay đổi. Là một trong các môn thi tuyển vào trường mỹ thuật từ thời trường Mỹ thuật Đông Dương, hình họa được xem là môn học cơ bản, quan trọng đối với sinh viên hội họa. Chương trình học trước kia được chia làm hai giai đoạn: đào tạo cơ bản trong 3 năm đầu và đào tạo chuyên khoa trong 2 năm cuối. Môn hình họa nghiên cứu vẽ theo mẫu nằm trong giai đoạn đào tạo cơ bản. Cho dù đã có những điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn đào tạo thì nhìn chung về nội dung, phương pháp, mục đích học hình họa ngày nay vẫn theo chương trình cũ.

Về mục đích yêu cầu của môn học hình họa, cuốn Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 1925 - 1990 cho rằng:

“Hình họa nghiên cứu và hội họa nghiên cứu là những nội dung cơ bản của hội họa nhằm tạo cho học sinh có khả năng nghiên cứu sâu về tỉ lệ, hình thái, vóc dáng, đặc điểm, trạng thái của người và vật trong tương quan với không gian, với môi trường bằng đậm nhạt, bằng màu sắc.

thuật tạo hình thế giới nảy sinh nhiều nghệ thuật mới mà quá trình sáng tác dường như chẳng liên quan gì đến hình họa như Installation Art, Performance Art, Video Art, Sound Art..., sẽ giúp chúng ta hiểu rõ được vai trò của môn học hình họa trong đào tạo mỹ thuật.

Định nghĩa về hình họa

Hình họa đã được định nghĩa theo nhiều cách. Trong tiếng Anh từ “drawing” tương đương với từ hình họa của tiếng Việt. Trước hết xin được đơn cử một vài ví dụ về định nghĩa hình họa của Từ điển Oxford Universal và Encyclopedia of World Art. Từ điển Oxford Universalđịnh nghĩa drawing là “sự miêu tả (sự phác họa, hình phác họa, hình mô tả, hình vẽ...) bằng bút chì, bút sắt hay màu sáp”, và để làm rõ nghĩa hơn đã bổ sung “sự mô tả (sự phác họa, hình phác họa, hình mô tả, hình vẽ) khác với hội họa”. Còn Encyclopedia of World Art(Bách khoa về nghệ thuật thế giới) thì cho rằng, “Từ drawing có nghĩa là sự miêu tả bằng hình ảnh ghi lại, có thể là đơn giản hoặc phức tạp trên một mặt phẳng tạo thành nền tranh”2. Chữ “dessin” trong tiếng Pháp ngoài nghĩa là “môn hình họa”, còn có nghĩa là “hình vẽ”, “nét vẽ”, “đường nét”.

Ở Việt Nam, cũng đã có những từ điển định nghĩa về hình họa. Chẳng hạn, theo Từ điển tiếng Việtcủa Trung tâm từ điển học xuất bản năm 1997 thì “hình họa là thể loại hội họa, vẽ một vật có thực trước mắt, phân biệt với tranh”5. Còn Từ điển Thuật ngữ mĩ thuật phổ thôngdo thạc sỹ Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên) và PGS. Trần Việt Sơn, Nguyễn Thế Hùng, PGS. Nguyễn Trọng Cát biên soạn thì định nghĩa hình họa là: “hình vẽ người hoặc vật tương đối kĩ và chính xác được thể hiện bằng nhiều kỹ thuật vẽ khác nhau như chì đen, than, sơn dầu, màu bột”6. Không chỉ giải thích thế nào là hình họa; từ điển này còn giới thiệu thuật ngữ về hình họa tương đương trong tiếng Anh (drawing), trong tiếng Pháp (dessin); đồng thời giới thiệu các chất liệu, kỹ thuật vẽ hình họa; khái quát về mục đích và tầm quan trọng của môn học trong

Rõ ràng, thực tế là có sinh viên thích học hình họa, nhưng cũng có không ít sinh viên coi học hình họa là gò bó, cứng nhắc không phát huy được cá tính sáng tạo. Thế nhưng, đã từ lâu hình họa vẫn được xem là một trong những môn học cơ bản và quan trọng nhất của ngành mỹ thuật. Lý do nào đã khiến hình họa có vị trí độc tôn như vậy?

Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần phải tìm hiểu quá trình hình thành môn học hình họa.

Từ khi nào hình họa trở thành một nội dung học

Công việc vẽ tranh, tạc tượng đã gắn liền cùng với sự phát triển của các chất liệu tạo hình. Từ thời tiền sử, con người đã vẽ tranh cũng như sáng tạo ra những tác phẩm điêu khắc. Sang thời cổ đại hiển nhiên các nghệ sỹ đã phải có khả năng nghiên cứu hình họa rất tốt. Điều này thể hiện qua những tác phẩm điêu khắc Hy Lạp nổi tiếng, đã được ngưỡng mộ như những kiểu mẫu hoàn hảo về vẻ đẹp lý tưởng. Chúng ta không biết nhiều về công việc của các họa sỹ Hy Lạp ngoài những gì mà các văn sỹ Hy Lạp kể lại, nhưng theo E.H. Gombrich tác giả công trình Câu truyện nghệ thuật“nhiều họa sỹ Hy Lạp sinh thời còn nổi tiếng hơn cả các nghệ sỹ điêu khắc”1. Liệu hình họa có liên quan nào với quan niệm “nghệ thuật là sự mô phỏng” (Art as Imitation) do Platon và Aristotle đề ra từ thời cổ đại? Câu trả lời là có. Aristotle đã viết trong cuốn Thi pháp

“Sự mô phỏng vốn sẵn có ở con người từ thưở nhỏ, và con người khác giống vật ở chỗ họ có tài mô phỏng. Nhờ có sự mô phỏng mà họ thu nhận được những kiến thức đầu tiên”. Quan niệm nghệ thuật là sự mô phỏng này đã kéo dài sự ảnh hưởng của nó trong sáng tác nghệ thuật phương Tây cho đến tận thế kỷ thứ 19, trừ thời kỳ Trung cổ. Ở giai đoạn Trung cổ, họa sỹ không quan tâm đến việc vẽ hiện thực bằng việc tạo nên những biểu tượng của tôn giáo. Thời Phục hưng chính cái ý tưởng tái sinh, phục hưng những giá trị tốt đẹp của thời Cổ đại đã khiến các họa sỹ say mê nghiên cứu những nguyên tắc của thị giác, giải phẫu học và luật phối cảnh... Trong ghi chép của Leonardo da Vinci đã viết về Qua quá trình nghiên cứu, diễn tả, học sinh sẽ nắm được các

nguyên tắc cơ bản của hình họa đen trắng và sơn dầu, đồng thời nâng cao được nhận thức thẩm mỹ. Từ đó học sinh có thể xây dựng và thể hiện hình tượng các nhân vật trong tranh vững chãi và sinh động”4.

Không rõ khi viết “hội họa nghiên cứu” là do chủ đích của người viết hay do lỗi biên tập. Vì nó làm người đọc thấy khó hiểu, do đã không phân biệt hai giai đoạn nghiên cứu và sáng tác. Chúng ta thường vẫn nói “hình họa nghiên cứu” và “sáng tác hội họa”, chứ không dùng là “hội họa nghiên cứu”.

Đọc đến đây chắc không ít người cho rằng như vậy thì đã quá rõ về mục đích yêu cầu của môn hình họa, còn có điều gì cần phải bàn cãi hay tranh luận nữa về vai trò của hình họa? Tuy nhiên, thực tế lại không đơn giản như vậy. Do nội dung đơn điệu trong suốt 5 năm học nên đã bị chính sinh viên của trường phàn nàn.

Năm 1986, chính sách Đổi mới đã tạo điều kiện cho Việt Nam mở cửa nhìn ra thế giới, nhiều lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trong đó có ngành mỹ thuật có cơ hội phát triển mở rộng về hình thức, đề tài và phong cách sáng tác. Trong bối cảnh ấy, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (lúc đó là trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội) cũng đã có những giao lưu trao đổi với bên ngoài. Nhà trường đã mời nghệ sỹ nước ngoài đến làm việc tại trường, giảng dạy về lịch sử nghệ thuật cũng như tổ chức lớp học thực hành về các kỹ thuật. Trên cơ sở đó, một bộ phận sinh viên nảy sinh tâm lý so sánh giữa những gì được học theo chương trình đào tạo của nhà trường với lớp học của giảng viên nước ngoài. Khoảng năm 1998, một sinh viên khoa hội họa lúc ấy đang theo học những kỹ thuật của các bậc thầy thế giới và những ngôn ngữ đặc trưng cho từng thể loại nghệ thuật khác nhau do Veronika Radulovic, giảng viên người Đức phụ trách, đã nhận xét, học ở lớp của Veronika, sinh viên có được tác phẩm luôn; còn học ở lớp của trường thì thấy gò bó, vì ngày nào cũng vẽ hình họa, rồi lại trang trí và bố cục chẳng hấp dẫn gì cả!

đại, người ta có thể khen anh thợ “khéo tay” chứ chưa bao giờ thực sự kính phục tri thức khoa học của họ, không trọng vọng họ như văn sỹ, hay toán học gia. Chỉ đến khi anh ta thi vào Viện Hàn lâm Mỹ thuật, được học khoa giải phẫu học (anatomy) thuộc mọi khớp xương bắp thịt và học môn hình học không gian ba chiều đúng qui luật toán hình, thì người “thợ vẽ” mới được nâng lên thành “họa sỹ”. Vai trò của hình họa, do đấy đặc biệt được đề cao trong các Viện Hàn lâm nghệ thuật. Theo quan điểm này, nếu không giỏi hình họa không thể gọi là họa sỹ, không thể sánh vai với nghệ sỹ sáng tác loại hình nghệ thuật khác như văn hay nhạc. Ngược lại, giỏi hình họa tức là giỏi hình học, có khả năng trừu tượng hóa, khái niệm hóa, nắm được qui luật của khoa học. Điều này nhấn mạnh vào yếu tố trí tuệ được quan tâm trong sáng tác nghệ thuật. Thoạt tiên, người học sao chép hình họa từ các bản tranh khắc (engravings) hay hình họa của bậc thầy. Giai đoạn này còn được gọi là chép mẫu phẳng (From the flat). Tiếp theo là giai đoạn vẽ tượng, người học vẽ bắt đầu phải học cách thể hiện một vật trong không gian ba chiều lên mặt phẳng giấy vẽ chỉ có 2 chiều ngang và dọc. Rồi người học còn luyện vẽ với những tác phẩm điêu khắc Hy Lạp thời cổ đại, hoặc tranh của các đại danh họa thời Phục hưng như Michelangelo và Raphael... Khi sao chép từ bản gốc tác phẩm tạo hình của các bậc thầy, người học tuân theo nguyên tắc chép đúng màu sắc, ánh sáng và hình. Cuối cùng mới là giai đoạn học vẽ nghiên cứu người mẫu khỏa thân. Bộ môn nghiên cứu về người là nhân hình học (anatomy), nơi đào tạo họa sỹ là Viện hàn lâm nghệ thuật (Academy) - do đó những bức hình họa về người cũng được gọi là “academies”8.

Vị thế của môn hình họa lung lay khi thẩm quyền Viện Hàn lâm bị chất vấn

Đúng vào lúc hình họa được đề cao như một môn học có nghiên cứu trên cơ sở khoa học cùng với những nguyên tắc chuẩn mực do các nghệ sỹ của Viện Hàn lâm khởi xướng, thì cũng là lúc nó bộc lộ những những bước ban đầu cần thiết đối với người mới học vẽ như sau: “Họa

sỹ thiếu niên trước hết phải học luật phối cảnh và tỷ lệ của mọi vật, kế đó anh ta phải làm việc dưới sự bảo trợ của một họa sư giỏi để tập vẽ cho quen hình tay chân; rồi tập vẽ theo mẫu để vững lòng tin vào những điều anh ta đã học, cuối cùng, anh ta phải nghiên cứu những tác phẩm của những họa sư khác nhau trong một thời gian để tập làm quen với nghề họa”3. Như vậy, có lẽ việc học môn hình họa đã xuất hiện sớm hơn, nhưng để trở thành một nội dung học cơ bản trong đào tạo mỹ thuật mang tính trường qui cho các nghệ sỹ thì nó gắn liền với sự ra đời các Academy (đã được dịch là Viện Hàn lâm trong tiếng Việt) ở Châu Âu vào thế kỷ thứ 16.

Academy đầu tiên là Viện Hàn lâm Nghệ thuật ở Florence được thành lập vào năm 1562, dưới thời Gran Duke Cosimo 1 de Medici chịu sự ảnh hưởng của G. Vasari. Tiếp theo là Viện Hàn lâm Nghệ thuật quan trọng thứ hai ở Rome ra đời vào năm 1583, đã được tài trợ bởi Giáo hoàng và sự điều hành của họa sỹ Federico Zuccaro (1542-1609). Bên ngoài nước Ý, Viện Hàn lâm đầu tiên được thành lập năm 1583 ở Haarlem, Hà Lan, dưới thời Karen Van Manda (1548 - 1606). Ở Pháp, Viện Hoàng gia Hội họa và Điêu khắc thành lập đầu tiên năm 1648. Gần gũi với Viện Hàn lâm Ý, nhưng Viện Hàn lâm Hoàng gia Pháp đã hoạt động tích cực hơn nhiều. Nó mở các chi nhánh ở các thành phố địa phương, trao giải học bổng nghiên cứu của Viện Hàn lâm Pháp ở Rome và trở thành kiểu mẫu cho các Viện Hàn lâm hoàng gia của Bắc Âu.

Viện Hàn lâm nghệ thuật ban đầu đã nhận được sự tài trợ của những người giàu, có thế lực với mục đích giáo dục nghệ sỹ trẻ những lý thuyết nghệ thuật cổ điển được hình thành trong thời kỳ Phục hưng Ý. Đó là sự tiếp tục những nỗ lực đã được khởi xướng bởi Leonardo Da Vinci và Michelangelo, nhằm nâng vị thế của các nghệ sỹ và để phân biệt với các thợ vẽ lao động như những thợ thủ công. Nhờ sự đề cao tri thức khoa học mà địa vị xã hội của nghệ sỹ được nâng cao hẳn lên. Thời Cổ

để quảng bá một hình thức học tập nghệ thuật kinh điển đã lỗi thời nên nhiều Viện hàn lâm đã mất liên lạc với các xu hướng nghệ thuật đương thời. Ở Pháp, cả nghệ sỹ Hiện thực lẫn Ấn tượng đã lên án cách vẽ hoàn hảo, đã dẫn đến sự suy tàn tất yếu của nghệ thuật hàn lâm vào thời kỳ hiện đại. Khi phê phán cung cách làm việc của Viện Hàn lâm, Gostave Courbet đã phải thốt lên rằng: “Tại sao chỉ huy nghệ thuật? Nếu nghệ thuật có thể bị chỉ huy, nghệ thuật không sống còn ở nước Pháp. Làm thế nào truyền lệnh cho nghệ thuật? Tôi cho rằng việc đó không thể được trừ khi ở Pháp không có người tài năng. Nếu người ta có thể truyền lệnh cho nghệ thuật, đó là do nghệ thuật đã bị chỉ huy, do người ta coi là khuôn mẫu những điều được truyền thống nhìn nhận.”3

Môn hình họa trong đào tạo mỹ thuật hiện nay

Những trào lưu nghệ thuật ra đời trong giai đoạn hiện đại và hậu hiện đại đã và đang làm thay đổi sâu sắc nội dung cũng như phương pháp đào tạo Mỹ thuật. Ở phương Tây, một số trường Mỹ thuật đã áp dụng những cải cách. Có trường mở rộng xu hướng tổ chức các lớp học về ánh sáng, âm thanh, nhiếp ảnh hay video... nhằm trang bị cho sinh viên nhiều kỹ thuật dễ ứng dụng trong sáng tác nghệ thuật đương đại đang thịnh hành như video art, sound art, performance. Người học có sự tự do chọn lựa các môn học tùy theo nhu cầu và khả năng. Một dấu hiệu dễ nhận thấy là ở những nơi này, sự lép vế của môn hình họa, giải phẫu và luật xa gần, cũng như sự giảm hứng thú với những môn vẫn được coi là khoa học cơ bản của nghệ thuật tạo hình.

Với những gì vừa trình bày, dường như khiến chúng ta băn khoăn về việc học và dạy môn hình họa trong trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Không ít người học và thậm chí cả giảng viên đã đặt ra những câu hỏi: “Đâu là ích lợi của môn học hình họa đối với người học?”, “Có phải không cần giỏi hình họa vẫn có thể sáng tác tốt?”, “Nên chăng tiếp tục kéo dài thời gian học hình họa như hiện nay trong trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam?”...

nhược điểm dẫn đến thẩm quyền của Viện Hàn lâm bị chất vấn bởi những nghệ sỹ có tư tưởng canh tân, những người không muốn bị gò bó trong khuôn khổ trường qui mang tính kinh điển.

Các Viện hàn lâm hậu Phục hưng như Viện Hàn lâm nghệ thuật Florentine, Viện Hàn lâm di San Luca ở Rome đã giảng dạy nghệ thuật

Một phần của tài liệu EBOOK HÌNH HỌA TRONG ĐÀO TẠO MỸ THUẬT: PHẦN 1 ĐH MỸ THUẬT VIỆT NAM (Trang 32 -32 )

×