5. Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung Tâm Từ điển học, 1997. tr.169, 426. 6. Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên) và PGS Trần Việt Sơn, Nguyễn Thế Hùng, PGS Nguyễn Trọng Cát biên soạn, Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002. tr.83.
7. Academic Art Style: Painting Taught by European Academies. http://www.visual-arts-cork.com/history-of-art/academic-art.htm. cork.com/history-of-art/academic-art.htm.
8. 70 danh họa bạc thầy thế giới, Biên dịch Phạm Cao Hoàn, Khải Phạm, NguyễnKhoan Hồng, NXB Mỹ thuật, 1999. tr.106. Khoan Hồng, NXB Mỹ thuật, 1999. tr.106.
Nhiều trào lưu nghệ thuật thế kỷ 20 có chung xu hướng muốn đoạn tuyệt với việc nghiên cứu hiện thực (tất nhiên không phải là tất cả) và dường như sự thành công, tiến bộ đã đến với những người dứt khoát từ bỏ truyền thống nhất. Thế nhưng, theo E.H.Gombrrich, “nhiều người trong số này đã quay về với nghệ thuật biểu hình”, “John Rusell Taylor cũng ám chỉ chính điều này khi ông nói về “thế giới đa thành phần, nơi mà cái tiến bộ nhất... có thể lại là truyền thống nhất...”1Danh họa Leonardo da Vinci cũng đã khẳng định “về mười thuộc tính của thị giác, tất cả được thể hiện trong hội họa”.3Bất cứ nghệ thuật nào, nếu đã là nghệ thuật thị giác thì đều tuân theo những qui luật chung của nghệ thuật thị giác. Do đấy, môn hình họa thực sự cần thiết đối với sinh viên Mỹ thuật, kể cả những người muốn sáng tác loại hình nghệ thuật mới, không phải là hội họa. Nếu nắm vững những nguyên lý cơ bản của nghệ thuật thị giác sẽ giúp người nghệ sỹ tự tin, chủ động trong quá trình sáng tạo tác phẩm dù đó là Installation Art, Video Art, Performance Art hay Multimedia Art... Cũng nên cần nhớ rằng một số nghệ thuật mới ra đời trong giai đoạn hậu hiện đại tuy thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác, song lại không phải là hội họa. Nếu mục tiêu của khoa Hội họa là đào tạo sinh viên sau này sẽ trở thành họa sỹ, thì việc học hình họa rất cần được duy trì. Tuy nhiên, nhà trường nên có những đổi mới về nội dung và phương pháp học, cũng như có sự liên hệ hình họa với các môn học khác để nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo.
B.T.T.M
Tài liệu tham khảo:
1. E.H.Gombrrich. Câu truyện nghệ thuật. Lê Sỹ Tuấn biên dịch. NXB Văn nghệ thànhphố Hồ Chí Minh, 1997. tr.50, 399, 495. phố Hồ Chí Minh, 1997. tr.50, 399, 495.
2. Daniel M. Mendelowitz. Drawing. Stanford, Calif.: Stanford University Press,1980.tr.8. 1980.tr.8.