David Piper, Lê Thanh Lộc dịch, 1997, Thưởng ngoạn hội họa, NXB Văn hóa Thông tin.

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 1 ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 70)

III. Vai trò chủ quan cá nhân trong nghiên cứu hình họa.

2.David Piper, Lê Thanh Lộc dịch, 1997, Thưởng ngoạn hội họa, NXB Văn hóa Thông tin.

họa. Léonard De Vinci đã khẳng định, “Nếu anh khinh thường hội họa, nghệ thuật mô phỏng duy nhất những tác phẩm nhìn thấy được của thiên nhiên, chắc chắn là anh đã khinh thường một phát minh tinh tế”, “hội họa là một khoa học, là đứa con chân chính của thiên nhiên, vì nó chính là con đẻ của thiên nhiên”(1; tr.94). Mặc dầu vậy, sang đến giai đoạn nghệ thuật hiện đại, Picasso lại nhấn mạnh đến việc vẽ theo cái ta hiểu chứ không phải là theo cái ta thấy. Từ tuyên ngôn này ông đã sáng tạo những tác phẩm táo bạo, từng gây nhiều tranh cãi nhưng cũng tôn vinh Picasso trở thành một trong những họa sỹ nổi bật nhất của thế kỷ 20. Giai đoạn hậu hiện đại lại càng cực đoan hơn khi nhiều loại hình nghệ thuật mới từ bỏ mặt phẳng làm phương tiện để biểu đạt. Trong bối cảnh ấy, nhiều trường mỹ thuật trên thế giới có xu hướng giảm giờ học môn hình họa, bổ sung các môn học mới như nhiếp ảnh, video, trình diễn... Nhưng cùng lúc cũng có những trường mỹ thuật vẫn duy trì môn hình họa một cách bài bản, “hàn lâm” như xưa. Một số người trong lúc đề cao những loại hình nghệ thuật mới muốn loại bỏ luôn tất cả những cái cũ. Họ có lẽ đã quên rằng nhiều nghệ sỹ bậc thầy của nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại là những người bước ra từ lĩnh vực hội họa, là những người rất giỏi cơ bản. Nhiều người biết đến Christo và Jean - Claude, là tác giả của những sắp đặt ngoạn mục như Hàng rào(Running Fence ở Marin, Sonoma County, California), Thung lũng rèm(Valley cur- tain ở Mỹ), Bọc đảo(Surrounded Islands ở Biscayne Bay, vùng Miami, Florida), thậm chí có tác phẩm xuyên quốc gia như Những chiếc ô(The Umbrella) đã được thiết kế ở hai nơi là Mỹ và Nhật Bản. Thế nhưng, mấy người biết rằng trước khi thể hiện tác phẩm, Christo thường công phu vẽ các bản phác thảo nghiên cứu từ bố cục, diễn tả chất, ánh sáng cho đến thâm diễn phối cảnh tác phẩm của mình trên giấy.

Sinh viên mỹ thuật cần học môn hình họa vì hình họa được xem là môn học có cơ sở khoa học, các nguyên lý cơ bản của nghệ thuật tạo hình quy tụ ở đó. Nó giúp người học có được những tri thức tạo hình

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 1 ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 70)