Hình họa là một thuật ngữ mỹ thuật được dịch từ Dessin trong tiếng Pháp. Đây là cách dịch chuẩn mực, sát nghĩa, dễ hiểu. Người Trung Quốc dịch nó là tố miêunguyên do Quốc họa Trung Hoa có một phép vẽ tương tự như thế gọi là bạch miêu. Bạch miêu là lối vẽ chỉ dùng nét để miêu tả đối tượng. Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng Trung Quốc nên dịch Dessin thành Sumio (tiếng Hán tố miêu đọc là Sumiao). Chúng ta phải cảm ơn thế hệ các họa sỹ thời Mỹ thuật Đông Dương đã chuyển ngữ chính xác thuật ngữ phương Tây sang tiếng Việt 1.
Hình họa nghiên cứu (Y. Studio di disegno/P. études de dessin/ A. drawing stud), trong nhiều văn cảnh người ta chỉ nói tắt là nghiên cứu. Có thể hình dung các họa sỹ bậc thầy như Leonardo da Vinci đồng thời là một nhà bác học, nhà phát minh sáng chế. Những bức vẽ thai nhi, giải phẫu cơ thể của ông là những ghi chú thị giác trong hoạt động nghiên cứu (Hình 2). Một bức nghiên cứu(Y. Studio/ P.études/A.study)
chính là một bức vẽ hình một đối tượng nào đó trong quá trình tìm hiểu, mổ xẻ, phân tích, khảo cứu – cái đó là nghiên cứu. Phương Tây có một quan niệm phổ biến coi nghệ thuật cũng là một hình thức của tri thức2. Tri thức đạt được thông qua hoạt động nghiên cứu.
Chúng ta có may mắn ngay từ buổi đầu đã dịch đúng thuật ngữ này. Ở Trung Quốc dịch studythành học tậpnên ngay cả cuốn Tố miêu nghiên cứu(tạm dịch là Nghiên cứu hình họa) của Cừu Băng Ba và Mã Dã, NXB Mỹ thuật Liêu Ninh, thì các tác giả cũng không coi các bức vẽ hình họa thời Phục hưng như là sản phẩm của một hoạt động nghiên cứu. Nghiên cứu hình họa là cách gọi chính xác nhất cho một hoạt động nghệ thuật có tính chất khoa học. Cuốn sách Thực hành và khoa học của Hình họacủa Harold Speede (The Practice and Science of Drawing) cũng trung thành với quan điểm truyền thống coi vẽ như là một hành trình nghiên cứu. Giá như cuốn Bước đầu học vẽcủa họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ
Hình thể liên quan đến thể tích, trọng lượng vật chất của hình. Hình - Hình dáng, hình hài, hình vóc (Y. Andatura /P. Allure /A. Shape) Hình dáng, hình hài, hình vóc liên quan đến dáng vẻ nhận biết bên ngoài của hình.
Hình – Hình ảnh, hình bóng (Y. Immagine /P. Image /A. Picture) Hình ảnh, hình bóng ngoài ý nghĩa thị giác thuần túy, từ này liên quan đến phần hình ảnh được ghi nhận trong não bộ. Hình ảnh, hình bóng mang tính chủ quan, phụ thuộc vào cảm nhận của người quan sát, không thuần túy tính vật chất như hình thể và hình dáng. Cho nên trong văn chương, người ta vẫn viết: hình ảnh (của ai người này) in đậm trong trái tim (người kia).
Hình - Hình thái (Y. Morgologia /P Morphologie /A. Morphology) Hình thái ý nghĩa ban đầu của từ này là những trạng thái của hình. Ví dụ cũng là nước khi sôi trăm độ với nước dạng băng đá có những hình dạng khác biệt. Sự biến đổi trạng thái của hình là một hiện tượng vật lý phổ biến trong tự nhiên. Chiếc lá trên cành màu xanh khi khô rụng xuống đất đổi thành nâu vàng, mép lá quăn lại. Hình thái là trạng thái của hình. Hình trong vận động hay đứng yên có những biểu hiện khác nhau. Hình người đứng với người nằm có những góc nhìn rất giống nhau, nhưng trạng thái khác nhau. Khác biệt giữa nghiên cứu tượng với người mẫu không phải ở hình thể, hình khối, hình dáng mà chính là trạng thái của hình. Xây dựng hình trong phim hoạt hình đòi hỏi cao độ sự tinh tế của hình thái bởi các trạng thái hình trong phim hoạt hình liên tục thay đổi và thay đổi với tần suất cao. Thực tế cho thấy những bài ký họa chân dung trong thời gian đi thực tế của sinh viên bao giờ cũng sinh động, có chiều sâu nội tâm hơn những bài vẽ nghiên cứu chân dung trên lớp. Trạng thái tâm trạng (hỷ - nộ - ai - ố - lạc - dục) biểu lộ trên chân dung trong các tượng thờ cổ truyền rất phong phú, các trường Mỹ thuật ở Việt Nam cần tận dụng di sản tiếu tượng này. Nếu chưa có đủ điều kiện làm được các figure study) khác nghiên cứu hình họa nhân thể chủ yếu ở vấn đề
phương pháp và công cụ. Trong nghiên cứu khỏa thân, người ta không giới hạn chất liệu và màu sắc, nhưng nghiên cứu hình họa nhân thể chủ yếu là đơn sắc, với chất liệu khô như chì, than, ướt như bút lông, bút sắt. Ở Việt Nam hiện nay chưa có sự phân tách dứt khoát giữa hình họa nhân thể và hội họa nhân thể (Y. Pittura figura /P. Figure peinture /A. figure painting 4). Duy nhất ở Việt Nam, người ta vẫn coi bất cứ bức vẽ sơn dầu có mẫu thật ở các trường là bức hình họa nghiên cứu.
Hình họa trực tả (A.Direct drawing P. Dessin en direct Y. Disegno diretto): là những bức vẽ hình họa có mẫu cụ thể, vẽ trực tiếp trước đối tượng.
Đây là thế mạnh trong nghiên cứu hình họa của phương Tây. Đại đa số các bức nghiên cứu hình họa từ thời Phục hưng đến nay ở châu Âu đều thực hiện theo lối vẽ này. Khi nghiên cứu cơ thể, để phân biệt vẽ các tượng thạch cao hình người, môn học hình họa còn có thêm một thuật ngữ “Y. Disegno vivo modello” (A. live model drawing P. Dessin modèles vivants), đã có người dịch nó là “vẽ mẫu sống”, tuy vậy cách chuyển ngữ này hơi sượng. Vì ngày nay, không ai bày một xác chết lên để vẽ, vậy nên chăng là “vẽ mẫu thật”, vì thật cũng có nghĩa là sống động.
Hình họa ám tả (Y. Disegno della memoria /P. Dessin de mémoire /A. Memory drawing): là những bức vẽ hình họa theo trí nhớ, vẽ bởi sự ám ảnh về một đối tượng nào đó. Quốc họa phương Đông chủ yếu vẽ theo lối này. Nguyễn Gia Trí đã vẽ Xuân Diệu như vậy. Trong chương trình khung của trường Mỹ thuật Đông Duơng của môn Hình họa, các bài vẽ theo trí nhớ được nhấn mạnh như một biện pháp để rèn luyện khả năng ghi hình của não. Mẫu được bày trong một hai buổi đầu sau đó hoàn toàn dựa vào trí nhớ để hoàn thiện.
Một số khái niệm về hình:
Hình - Hình thể, (Y Corpo /P. Corps /A. Body)
của nghệ thuật thị giác. Chúng ta vẫn nói chữ Ai Cập và chữ Hán là chữ tượng hình vì ý nghĩa được truyền đạt thông qua cách tổ chức các tín hiệu hình ảnh.
Tượng hình phù hiệu (A. Pictorial symbol) được sử dụng rất rộng rãi trong các bảng hiệu giao thông, bản đồ, sơ đồ. Tượng hình phù hiệu liên quan trực tiếp đến khả năng tư duy tượng hình của con người.
Tư duy tượng hình (A. Imaginal thinking) là một trong những phương thức tư duy căn bản nhất của con người. Thật thú vị khi chữ tượng hình trong tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Ý giống hệt nhau. Và thú vị hơn nữa là sự tưởng tượng của con người - sự hình dung trong ý niệm, lại liên quan chặt chẽ đến tượng hình. Chữ tưởng tượng Imagine xuất phát từ Image. Cũng như thế, trong tiếng Hán, chữ tượng trong tưởng tượng chính là chữ tượng trong tượng hình.
Với sự phát triển của Internet và đồ họa vi tính, con người đang chứng kiến sự bùng nổ của thế giới tượng hình. Với những người làm việc trong lĩnh vực thị giác, khả năng tư duy tượng hình đặc biệt phát triển. Cũng có thể nói rằng, giáo dục mỹ thuật là giáo dục khả năng tư duy tượng hình.