Về cơ thể con người:

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 1 ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 30)

Con người là đối tượng quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu hình họa, nó hội tụ tất cả những yếu tố trong tự nhiên và yếu tố xã hội, yếu tố động thái tình cảm, thể chất. Tóm lại là nghiên cứu vật chất và thần thái của đối tượng.

Nghiên cứu cơ thể con người cho ta những cần thiết của công việc

vấn đề khác, dạy thế nào, phương pháp học và dạy, kỹ năng kỹ xảo, và phân tích các yếu tố trên như: hình khối không gian, cái chung, cái riêng, trong đó đường nét, mảng diện v.v... tôi không phân tích và đề cập ở đây.

Kính thưa quý vị!

Đã lâu tôi không dạy về hình họa đến nay mới có dịp nghĩ lại những gì về dạy hình họa tôi đã trải qua, ôn lại những suy nghĩ của mình, những kinh nghiệm thực tế và những quan niệm về vai trò, vị trí của dạy hình họa mà cái quyết định nhất vẫn là thể hiện được hình – hình thể

trong mọi sáng tạo, mọi phong cách và các trào lưu nghệ thuật, không thể tồn tại mà vượt qua hình thể, kể cả tác phẩm gọi là siêu hình thì thực chất, linh hồn của nó vẫn là hình thể và không gian.

Bài viết này cũng chỉ là lướt qua những kinh nghiệm, những suy nghĩ, những ban đầu nhớ lại, chưa thực sự, chưa suy ngẫm nhiều để gạn lọc, xâu chuỗi có hệ thống khoa học hơn, sáng sủa hơn. Tôi nghĩ đây là gợi ra những điều đã làm, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong các bạn đồng nghiệp bổ sung, góp ý kiến để suy nghĩ của tôi được hoàn chỉnh hơn.

T.H.O

59

61

Trong chương trình đào tạo ở trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, hình họa là một trong những môn học cơ bản. Tuy nhiên mục đích yêu cầu và số lượng thời gian học môn này có sự khác nhau tùy theo chuyên ngành Hội họa, Đồ họa, Sư phạm Mỹ thuật, hay Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật. Đối với khoa Hội họa, đây được xem là môn học quan trọng. Sinh viên nghiên cứu hình họa để có được khả năng phân tích, sự cảm nhận và kỹ năng diễn tả về hình, khối, không gian, ánh sáng, chất cảm... Những kiến thức cơ bản này sẽ giúp người học trong quá trình sáng tác hội họa về sau. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ những vấn đề liên quan đến môn học và cũng không phải ai cũng có thể dễ dàng trả lời một cách thuyết phục những câu hỏi như: “Hình họa là gì?”, “Tại sao lại cần học hình họa?”, “Từ khi nào hình họa trở thành môn học trong trường mỹ thuật?”, hay “Nên hay không nên tiếp tục duy trì thời lượng học hình họa dài trong khi một số nước trên thế giới có xu hướng giảm?”...

Tìm hiểu về khái niệm hình họa và vai trò của môn học này trong lịch sử đào tạo Mỹ thuật, cũng như vị trí của nó trong bối cảnh nghệ

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 1 ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 30)