NHỮNG SUY NGHĨ TẢN MẠN VỀ MÔN HỌC HÌNH HỌA

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 1 ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 63)

III. Vai trò chủ quan cá nhân trong nghiên cứu hình họa.

NHỮNG SUY NGHĨ TẢN MẠN VỀ MÔN HỌC HÌNH HỌA

VỀ MÔN HỌC HÌNH HỌA

gian học các bài chuyên khoa, các bài ký họa cũng như các chương trình tham quan, thảo luận các chuyên đề về mỹ thuật (yêu cầu sinh viên chuẩn bị chuyên đề và tự trình bày) v.v... Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những trường đại học mỹ thuật đào tạo sinh viên có chất lượng và chúng ta tự hào các thế hệ sinh viên phần lớn đều có trình độ cơ bản vững vàng. Khi một số giảng viên của các trường đại học Mỹ thuật nước ngoài như Phần Lan, Úc, Đức, Thái Lan... đến thăm các lớp sinh viên trường ta đang vẽ hình họa (đen trắng, sơn dầu) họ đều rất thích thú, khen ngợi, và tôi cũng đã từng mang những bài nghiên cứu hình họa của sinh viên trường ta sang triển lãm tại Úc theo lời mời của trường Mỹ thuật Quyn-slen. Tôi cũng có dịp thăm một vài lớp học của sinh viên Đại học Mỹ thuật Phần Lan. Họ vẽ trông khá giống với các bài vẽ của sinh viên tại chức mà trường ta tuyển sinh tại địa phương trong những năm gần đây. Nói như vậy không có nghĩa là họ không thể đào tạo sinh viên vẽ hình họa vững vàng được mà đây là do quan niệm và mục đích đào tạo của trường bạn. Còn ở nước ta đào tạo sinh viên không những có khả năng sáng tạo tác phẩm mà còn cần phục vụ các công tác mỹ thuật của xã hội. Do vậy rất cần có trình độ hình họa cơ bản vững vàng. Tôi nghĩ rằng trong học văn hóa, học sinh giỏi môn toán thì các môn học khác học không thể kém được; trong học mỹ thuật những sinh viên giỏi về hình họa, các môn khác cũng không thể kém được. Thật vậy, hình họa là cơ sở của các môn học mỹ thuật hay nói một cách khác hình họa là điều kiện tiên quyết của các môn học mỹ thuật khác. Chúng ta không nên chỉ nghĩ đơn giản: bài hình họa vẽ mẫu người chỉ là vẽ nghiên cứu một hình mẫu cụ thể đơn thuần mà thực ra nó đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề rất toàn diện. Vừa phân tích hiểu biết cấu trúc của cơ thể con người trong một không gian cụ thể, vừa phân bổ đậm nhạt, to nhỏ, xa gần trong bố cục hài hòa, đồng thời gửi gắm vào đó những cảm xúc của người vẽ với đối tượng mẫu.

Do vậy, tuy chỉ là bài hình họa nghiên cứu mẫu mà có ai giống ai đổi khá nhiều. Năm 1990 trong sách giới thiệu trường nhân kỷ niệm 65

năm thành lập, có cho in chương trình giảng dạy các môn học, so với hiện tại đã khác nhiều. Ở đây tôi chỉ nói đến môn hình họa (đen trắng và sơn dầu). Những năm 1990 môn hình họa chỉ học 1.168 tiết và học trong 3 năm, từ đại học năm thứ nhất đến đại học năm thứ ba, phân bổ như sau: ĐH I: 388 tiết, ĐH II: 260 tiết, ĐH III: 528 tiết. Hiện nay đang thực hiện theo phân bổ sau: ĐH I: 480 tiết, ĐH II: 520 tiết, ĐH III: 560 tiết, ĐH IV: 640 tiết, ĐH V: 280 tiết. Tổng cộng 2.480 tiết. Như vậy số tiết học hiện đang thực hiện so với những năm 1990 đã tăng hơn gấp đôi. Đồng thời hình họa còn là một bài thi trong các bài thi ra trường. Sở dĩ hình họa trở thành một bài thi tốt nghiệp, vì nhiều năm nhà trường một mặt vẫn khuyến khích những bài thi bố cục có đề tài cụ thể đồng thời cũng khuyến khích những tìm tòi sáng tạo trong đề tài cũng như bút pháp thể hiện. Do vậy có bài thi hình họa để khẳng định sự vững vàng của sinh viên trong môn học rất cơ bản. Tôi trình bày số tiết trong chương trình học hình họa của hai thời kỳ để chúng ta cùng trao đổi, đóng góp với nhà trường sao cho chương trình được hợp lý hơn.

Năm 1983 – 1984 tôi được đi thực tập tại Tiệp Khắc rồi sau này trong quá trình công tác tôi lại được thăm trường Mỹ thuật của một số nước như Thái Lan, Úc, Pháp, Đức, Phần Lan... tôi nhận thấy họ đều bố trí học hình họa trong 3 năm đầu còn 2 năm sau môn hình họa là môn tự chọn. Sinh viên nào muốn học thì đăng ký tới lớp có mẫu để vẽ; sinh viên 2 năm cuối khóa thường vào các xưởng vẽ và họ học theo sự hướng dẫn của các giáo sư trong các xưởng riêng ấy. Gọi là xưởng vẽ nhưng đó cũng là những lớp học của trường (được phân chia thành nhiều phòng và mỗi phòng giành cho một giáo sư phụ trách hướng dẫn). Do điều kiện kinh tế, xã hội và mặt bằng về văn hóa giáo dục các nước không giống nhau và nước ta lại càng khác. Cho nên chúng ta không nhất thiết phải giống họ. Nhưng có lẽ theo tôi chương trình hình họa của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cũng nên giảm bớt về thời gian học và nên tăng thời

ký họa. Ký họa đã trở thành một nét đặt biệt của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, với những bậc thầy về ký họa như các họa sỹ: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Thụ, Huy Oánh, Đinh Trọng Khang... Nhiều ký họa đã là những tác phẩm khá hoàn chỉnh, sinh động và hấp dẫn.

Trên đây là những suy nghĩ tản mạn của tôi về môn học hình họa. Với mục tiêu đào tạo của trường ta, môn hình họa vẫn là môn cơ bản quan trọng, nó góp phần tích lũy vốn kiến thức về mỹ thuật cho sinh viên. Tôi có thể tóm tắt những vấn đề đã trình bày tham luận như sau:

- Nên xem xét để rút ngắn số bài và số tiết học hình họa. - Suy nghĩ để có những biện pháp giúp sinh viên say mê tận dụng giờ học hình họa. (Không nên xếp lịch vẽ hình họa kéo dài nhiều tuần, ở mỗi lớp nên tập trung chú ý để có những sinh viên xuất sắc trong học tập làm đà thúc đẩy các sinh viên khác, giảng viên lên lớp đầy đủ, truyền đạt nhiệt tình những kiến thức sâu sắc cho sinh viên, chú ý bày mẫu đẹp thay đổi...)

- Cần coi trọng môn ký họa, coi đây là những bài hình họa cơ bản, do vậy nên có những bài hình họa trên lớp bằng bút chì, bút lông (mực nho, thuốc nước) và đặc biệt là ký họa ngoài trời ngoài thực tế. Có thể quy định số ký họa cho mỗi đợt thực tập và có chấm điểm.

Bàn đến môn học hình họa là một vấn đề lớn rất cần sự đóng góp của nhiều thế hệ thày và trò nhà trường cũng như các bạn đồng nghiệp. Trên đây là những ý kiến góp nhặt.

N.L.T.B đâu. Nói rộng ra từng trường cũng khác nhau, và nói rộng nữa ra thì

nước này với nước kia cũng không giống nhau. Những người trong nghề khi nhìn những bài nghiên cứu hình họa của sinh viên mỹ thuật các trường của Liên Xô cũ với sinh viên trường ta thì thấy khá rõ sự khác biệt đó. Gần đây “cái sự học hình họa” có chểnh mảng hơn, số người say mê nghiên cứu hình họa cũng thưa vắng hơn. Phải chăng có những nguyên nhân như: sinh viên phải vừa học vừa phải lo đi làm để kiếm tiền ăn học; các phương tiện khoa học được dùng để thay vẽ như quay phim, chụp ảnh; một số họa sỹ trẻ thành đạt không phải ai cũng vẽ hình họa giỏi; quan niệm diễn đạt ý tưởng của họa sỹ bằng nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau như nghệ thuật trình diễn, sắp đặt... (những xu hướng nghệ thuật này không nhất thiết phải vẽ hình họa giỏi) v.v...

Trong khi đó điều kiện vật chất của trường tuy chưa thật tốt nhưng so với trước cũng hơn nhiều. Mẫu trẻ, đẹp hơn (hồi chúng tôi vẽ mẫu, nhiều khi tỷ lệ chỉ có 5 đầu hoặc 5 đầu rưỡi), lớp học rộng, sáng sủa, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm... cho nên sinh viên không biết tận dụng thời gian học hình họa là rất đáng tiếc. Hơn nữa học tốt hình họa có ảnh hưởng gì đến các xu hướng sáng tạo nghệ thuật khác đâu. Nó là vốn kiến thức cơ bản của người họa sỹ.

Hai họa sỹ trẻ Trần Trọng Vũ và Trương Tân hiện nay ít thấy tranh giá vẽ của các anh, mà chủ yếu là nghệ thuật sắp đặt. Nhưng khi còn là sinh viên hai họa sỹ này vẽ hình họa đẹp và vững vàng.

Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng chương trình hình họa chỉ là những bài vẽ mẫu ở trên lớp. Thật ra nó bao gồm cả những bài ký họa ở trên lớp và đặc biệt là những ký họa ngoài thực tế. Nghiên cứu hình họa ở lớp học là để hiểu sâu về hình khối tỷ lệ con người. Ký họa là nghiên cứu sự vận động của con người trong thực tế. Ký họa giúp cho người họa sỹ vẽ nhân vật sinh động uyển chuyển hơn. Gần đây sinh viên ít chú trọng đến ký họa, có ký họa cũng chỉ vẽ bằng bút chì đen mềm hoặc bút chì công-tê. Thật ra nên sử dụng cả bút lông với mực nho và thuốc nước để

129

Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam từ lâu được xem là nơi có môi trường đào tạo mỹ thuật mang tính chuẩn mực nhất ở Việt Nam. Có được điều này chính là nhờ hệ thống bài học nghiên cứu của nhà trường, trong đó có môn hình họa. Đây là môn học cơ bản được duy trì từ khi thành lập trường đến nay và chiếm một thời lượng học lớn đối với các chuyên ngành Hội họa, Đồ họa và Sư phạm mỹ thuật. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mức độ đánh giá về vai trò của môn học này cũng như thời gian học không nhất quán như trước. Nhìn chung, có hai quan điểm, một cho rằng hình họa là môn học cần thiết và phải duy trì lượng thời gian học lớn mới có thể giúp cho người học có được kiến thức cần thiết phục vụ học tập và sáng tác sau này. Hai là nên giảm thời gian học vì vai trò của nó không còn như trước, khi mà hội họa giá vẽ là độc tôn và hình thức biểu hình được trọng vọng. Từ những quan điểm trên, nảy sinh câu hỏi vì sao sinh viên mỹ thuật phải học môn hình họa?

Để có những kiến giải thích hợp về vấn đề này có lẽ cần tìm hiểu về môn học hình họa, cũng như thực trạng môn hình họa ở các trường có đào tạo mỹ thuật và tại sao là môn học được quan tâm nhất.

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 1 ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 63)