Những lợi ích từ việc học môn hình họa

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 1 ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 69)

III. Vai trò chủ quan cá nhân trong nghiên cứu hình họa.

3.Những lợi ích từ việc học môn hình họa

Không phải vô cớ hình họa được xem là một môn học khoa học. Bởi nó rèn luyện và trang bị cho người học những nguyên lý cơ bản của nghệ thuật tạo hình. Đó là: đường nét, hình khối, màu sắc, không gian, chất cảm, nhịp điệu... Bất kỳ nghệ thuật nào thuộc loại hình nghệ thuật thị giác khi sáng tác hay thưởng thức tác phẩm cũng đều dựa trên những nguyên lý cơ bản này.

Thông qua việc mô tả các đối tượng khách quan tồn tại trong tự nhiên lên mặt phẳng, hình họa rèn luyện cho người học khả năng phân tích và cảm thụ tinh tế từ đối tượng nghiên cứu. Đây là quá trình tập quan sát và vẽ, cảm nhận và diễn tả. Chỉ thông qua rèn luyện mới có thể nhận biết và thể hiện được. Chẳng hạn, giữa một người bình thường và một người đã qua học vẽ hình họa thì việc cảm nhận sự vật sẽ khác nhau. Chắc chắn là khả năng phân biệt về cấu trúc hình thể, về tương quan đậm nhạt cũng như về các sắc màu của đối tượng ở người đã được học vẽ sẽ tinh tế hơn. Đứng trước một bình hoa, người được học vẽ phân biệt những sắc độ khác nhau giữa các bông hoa tinh hơn người thường. Đó là chưa kể những cảm thụ về vẻ đẹp của hình khối, đường nét và ánh sáng của vật thể (bình hoa) trong không gian. Trong tiếng Việt, có hai từ “nhìn” và “thấy” chính là nhằm phân biệt hai cấp độ của sự nhìn.

Tuy nhiên, vẽ không đơn giản là sao chép lại đối tượng mà cần có trí tuệ và tình cảm con người chọn lọc gửi ý vào trong đó. Có người có thể bắt bẻ rằng, nghệ thuật thuộc lĩnh vực tinh thần tình cảm rất cần đến sự tự do trong quá trình sáng tác, không cần lệ thuộc vào khuôn mẫu. Điều đó đúng không sai. Thế nhưng, người xưa cũng đã chỉ ra rằng “muốn đẽo hình tròn thì trước hết phải đẽo cho được hình vuông”. Trong thực tế khi vẽ tranh, có người có khả năng ứng tác ngay trên mặt phẳng, nhưng cũng có người nghiên cứu công phu từng bước từ phác thảo bố cục, tìm hình, tìm màu rồi mới thể hiện. Nắm vững những nguyên lý cơ bản, người nghệ sỹ sẽ thuận lợi khi sáng tạo tác phẩm nghệ

bước đầu trên con đường sáng tác nghệ thuật. Nó là phương tiện quan trọng để người nghệ sỹ thực hiện những ý tưởng tạo hình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người nghệ sỹ khi sáng tác lại quá lệ thuộc vào những điều đã học mà cần có sự nhận thức, phân biệt đúng đắn về hai giai đoạn: bước đầu học vẽ, nghiên cứu cơ bản và sáng tác mang dấu ấn cá nhân.

Thế giới nghệ thuật thật phong phú, đa dạng và nhiều chiều. Đào tạo mỹ thuật cũng nên đặt trong không gian rộng lớn, muôn màu muôn vẻ đó. Khó có thể nói đâu là một mô hình chuẩn, tối ưu của một nước nào đó để coi là “khuôn vàng, thước ngọc” cho việc đào tạo mỹ thuật ở nước ta. Tuy vậy, cũng không vì thế mà chúng ta không coi trọng việc nghiên cứu xu hướng đào tạo và kinh nghiệm của quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo mỹ thuật ở Việt Nam.

L.V.S

Chú thích:

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 1 ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 69)