TRONG ĐAØO TẠO MỸ THUẬT

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 1 ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 55)

III. Vai trò chủ quan cá nhân trong nghiên cứu hình họa.

TRONG ĐAØO TẠO MỸ THUẬT

PGS. NGND. Họa sỹ Nguyễn Thụ

người phải quán xuyến nhanh toàn bộ cơ thể người mẫu.

Sau hòa bình, năm 1955 tôi mới được về học tại trường Mỹ thuật Hà Nội. Lần đầu tiên tôi được vẽ mẫu khỏa thân. Ngoài những bài nghiên cứu bằng bút chì, than, thầy Nguyễn Tiến Chung còn hướng dẫn chúng tôi nghiên cứu hình họa bằng bút lông, mực nho. Đây là phương pháp nghiên cứu hình họa bằng chất liệu Á Đông. Nhờ đó mà khi đi thực tế, chúng tôi mới vẽ được một cách linh hoạt khi tiếp xúc với cảnh vật và con người địa phương. Nghiên cứu hình họa bằng chất liệu này có cái khó là không thể tẩy xóa như vẽ bằng than. Nhưng nếu kiên nhẫn luyện tập thì sẽ có khả năng thuần thục với cây bút lông và mực nho.

Cách đây 20 năm tôi có dịp đi thăm một số trường mỹ thuật ở Nga, Pháp và Úc. Năm 1987, trường Puskin (Nga) đã tặng trường ta một số bài nghiên cứu hình họa của sinh viên Nga. Phải nói đây là cách đào tạo rất tinh vi, rất kinh điển. Năm 1989, tôi đến trường Paris 3 tháng, ở đấy sinh viên vẽ hình họa rất phóng khoáng, không gò. Một đặc điểm của trường Paris là các khoa chuyên môn hội họa, đồ họa, điêu khắc đều có mấy xưởng khác nhau do các giáo sư rất khác nhau về phong cách nghệ thuật phụ trách. Sinh viên được quyền chọn học thầy nào mà họ thích. Tất nhiên người học phải được giáo sư chấp nhận. Năm 1991, tôi được mời tham dự một hội nghị quốc tế về đào tạo mỹ thuật tại Sydney (Úc). Tôi giới thiệu trường Mỹ thuật Hà Nội với các môn Hình họa, Trang trí và các chuyên khoa Sơn dầu, Sơn mài, Lụa, các khoa Đồ họa, Điêu khắc, Lý luận và Lịch sử mỹ thuật. Các họa sỹ Úc rất quan tâm đến môn học hình họa của trường ta. Sau đó tôi đi thăm một vài trường ở Úc, mới biết họ vẽ hình họa rất tự do. Có trường tôi thấy sinh viên tự quây lấy như một phòng nhỏ, một mình một mẫu. Có lần tôi gặp một họa sỹ người Malaysia, anh ta nói: Tôi theo đạo Hồi nên tôi không được vẽ khỏa Về kiến trúc, tôi được biết ngôi chùa Bút Tháp, do nhà sư Chuyết

Chuyết (người Trung Quốc) và đệ tử của ông là Minh Hạnh xây dựng theo mẫu một ngôi chùa Trung Quốc và xây cho bà hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (1646). Nhưng ngôi chùa đã được xây dựng theo phong cách chùa Việt.

Cách đây 20 năm, tôi đến thăm một ngôi chùa ở Paris, gần chùa cũng có nhiều tre trúc, có một cái am lợp bằng gianh, nhưng kiến trúc ngôi chùa lại là kiến trúc chùa nước Nhật.

Từ khi có trường Mỹ thuật Đông Dương, các nghệ sỹ ta bắt đầu tiếp xúc với cách nghiên cứu hình họa của châu Âu. Đây là một bước ngoặt từ nền nghệ thuật cổ truyền sang nền nghệ thuật hiện đại. Thời ấy, với môn học cơ bản hình họa, các nghệ sỹ ta đã biết ứng dụng những kiến thức về hình họa để tạo ra những tác phẩm mang tính cách Việt Nam. Có thể nhìn thấy điều này qua các tác phẩm như Ô ăn quancủa Nguyễn Phan Chánh, Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ bên hoa phù dung

của Tô Ngọc Vân, và nhiều tác phẩm của Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Văn Tỵ...

Thời chiến tranh chống thực dân Pháp, tôi được theo học một lớp vẽ ngắn hạn do phòng Chính trị liên khu 19 tổ chức, lớp vẽ chừng 30 người toàn là bộ đội. Thầy Tô Ngọc Vân và thầy Nguyễn Khang dạy chúng tôi vẽ. Thời ấy không có điều kiện nghiên cứu mẫu khỏa thân. Thầy kiến trúc sư Tạ Mỹ Duật dạy chúng tôi cách trình bày triển lãm, trang trí hội trường, lễ đài, sân khấu. Họa phẩm chỉ có bút chì, bút lông, mực nho và bột màu. Thầy Vân thường dạy chúng tôi: “Các anh phải vẽ được một người rơi từ trên gác ba xuống đất”. Ý nói phải vẽ rất nhanh, nhạy. Khi vẽ hình họa phải rèn luyện năng lực thị giác, nghĩa là phải rèn luyện cách nhìn nhanh. Khi vẽ một bộ phận trên cơ thể người mẫu, con mắt

chép thực tế sẽ linh hoạt hơn. Ký họa thực tế tốt thì nghiên cứu hình họa sẽ chắc hơn. Đấy là hai mặt qua lại hỗ trợ lẫn nhau giữa nghiên cứu cơ bản và ghi chép thực tế. Mục tiêu cuối cùng là để có những sáng tác tốt ngay trong giai đoạn nhà trường. Tôi cho là nên phục hồi cách nghiên cứu hình họa bằng bút lông, mực nho, ngoài những bài nghiên cứu bằng than hoặc sơn dầu. Vì đây cũng là truyền thống của trường ta trong đào tạo. Hy vọng trường ta sẽ có một giáo trình hoàn chỉnh cho môn học cơ bản này.

N.T thân”. Và anh đã tặng tôi một tranh đồ họa của anh, bức tranh chỉ là

tĩnh vật, không có nhân vật. Do ngôn ngữ bất đồng nên tôi không thể tìm hiểu thêm.

Trường Mỹ thuật của chúng ta đã gần 85 tuổi, tính từ sau hòa bình năm 1955 đến nay đã được trên 50 năm. Công việc đào tạo hình họa cũng linh hoạt hơn và đã có bước phát triển rõ rệt. Tuy nhiên sự phát triển trong sinh viên không đều. Có những sinh viên chịu khó rèn luyện đều đặn nên chắc tay hơn, khi đi thực tế ghi chép tài liệu cũng tốt hơn. Văn ôn võ luyện, nghề của chúng ta cũng vậy, lúc nào cũng phải nghĩ đến vẽ, không rời cây bút. Thầy Trần Văn Cẩn đã từng nói với tôi: “Mình xếp hàng mua bánh (thời bao cấp) mình vẫn vẽ”. Nghĩa là thầy xếp hàng, thầy vẫn quan sát sự vật xung quanh nơi thầy đứng. Về gắn kết môn học hình họa với sáng tác, có họa sỹ nghiên cứu hình rất kỹ. Ví dụ cần có nhân vật ngoài trời nắng, họa sỹ đã đưa người mẫu ra giữa trời nắng để nghiên cứu. Nhưng từ nghiên cứu đến sáng tác lại là vấn đề khác. Nhân vật trong tranh không phải là người mẫu nữa mà là nhân vật sống có hồn. Những năm gần đây sinh viên ít nghĩ hoặc không nghĩ đến mối quan hệ giữa nghiên cứu cơ bản với những bài sáng tác. Bởi rèn luyện môn hình họa để có một bản lĩnh khi tiếp xúc với thực tế mới nắm bắt được tư liệu tốt cho sáng tác. Cho nên có những em lúng túng trước thực tế và phải nhờ cậy đến máy ảnh. Thực ra nghiên cứu thực tế bằng chính con mắt của người vẽ mới cho mình những cảm xúc thực. Khi đã có bản lĩnh vững chắc qua rèn luyện môn hình họa cơ bản, thì đôi khi có thể dùng máy ảnh, nhưng ta phải bắt máy ảnh phục tùng những cảm xúc thẩm mỹ của người vẽ.

Trên đây là vài suy nghĩ về môn học cơ bản này. Cần cho sinh viên thấy mối quan hệ giữa hình họa và sáng tác. Hình họa vững thì ghi

113

Môn hình họa trong các môn học về hội họa có từ bao giờ tôi không biêt nhưng từ thời cổ Hy Lạp và La Mã các họa sỹ và điêu khắc chắc cũng đã có nhờ mẫu nghiên cứu để xây dựng các hình tượng thần thánh như: thần Hercule, thần Héraklés ở đền Pathénon ... Tuy rằng tài năng của họ đã nâng vẻ đẹp cơ thể con người thực lên rất nhiều để đạt đến tuyệt mỹ như ngày nay ta còn thấy. Nhưng hình họa trở thành một môn học trong ngành hội họa hay mỹ thuật nói chung, tôi nghĩ chỉ khi nó trở thành môn học có nghiên cứu trên cơ sở khoa học ở mức độ nhất định và nó có nhu cầu đào tạo một cách phổ cập hơn. Như vậy có thể từ thế kỷ 15, 16 Leonardo De Vinci đã tìm tòi nghiên cứu về cơ thể học và luật phối cảnh để phục vụ cho hội họa, thì môn hình họa có tính khoa học hơn trong các trường phái nghệ thuật hội họa ở Y, Pháp v.v... lúc bấy giờ vì muốn đào tạo cho sự nhận thức nghệ thuật hay nghề nghiệp thì môn học đó phải có phương pháp giáo khoa khoa học và nội dung, môn hình họa cũng phải được khoa học hóa, ví dụ phương pháp đào tạo người học vẽ từ đơn giản đến phức tạp, từ tĩnh đến

Một phần của tài liệu Ebook Hình họa trong đào tạo mỹ thuật: Phần 1 ĐH Mỹ Thuật Việt Nam (Trang 55)