Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 59)

4.1.3.1 Tình hình phát hành thẻ

Bảng 4.5: TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ NGÂN HÀNG MHB CẦN THƠ GIAI ĐOẠN NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG NĂM 2013

ĐVT: Chiếc Năm 6 th 2013 2010 2011 2012 Tổng số thẻ phát hành lũy kế 3.845 5.041 10.656 11.384

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng MHB – Chi nhánh Cần Thơ, 2010 – 2012, 6T/2012, 6T/2013)

50

Số lượng thẻ phát hành qua các năm có sự tăng trưởng đáng kể. Tính đến năm 2010, Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ đã phát hành tổng cộng 3.845 thẻ. Đến năm 2011, ngân hàng đã phát hành thêm được 1.196 thẻ, nâng tổng số thẻ huy động lên 5.041 thẻ. Sự tăng trưởng này là do Ngân hàng MHB và Liên minh thẻ Smartlink chính thức kết nối thành công hai hệ thống, Ngân hàng MHB là một trong số ít ngân hàng đã kết nối trực tiếp với cả 3 liên minh thẻ tại Việt Nam (bao gồm VNBC, Banknetvn và Smarlink), vì thế khách hàng có thể rút tiền ở tất cả các ngân hàng thuộc liên minh này. Đồng thời thẻ ATM còn mở rộng thêm nhiều tiện ích khác.

Năm 2012 đánh dấu sự tăng trưởng đột biến số lượng thẻ. Trong năm này, Ngân hàng MHB Cần Thơ đã huy động được tổng cộng 5.615 thẻ, tổng cộng đến thời điểm này, tổng số thẻ đẽ lên đến 10.656. Nguyên nhân do Ngân hàng MHB đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, quảng bá thương hiệu Ngân hàng MHB Cần thơ.Triển khai chương trình phát hành thẻ miễn phí, chương trình “ Tri ân khách hàng” nhằm tri ân với tất cả khách hàng sử dụng tiện ích thẻ E – cash... Cũng trong năm 2012, Ngân hàng MHB đã triển khai thành công dịch vụ ứng tiền mặt thẻ quốc tế tại ATM qua hệ thống Smartlink, cho phép các chủ thẻ quốc tế Master Card, JCB, American Express, Dinner Clubs, UnionPay giao dịch tại tất cả ATM của MHB; bên cạnh đó MHB Cần Thơ áp dụng chính sách miễn phí giao dịch ATM nội mạng cho khách hàng, hoàn thành nâng cấp hệ thống thẻ, tạo nền tảng thuận lợi về hệ thống và công nghệ giúp MHB tiếp tục đẩy mạnh phát triển, gia tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng thẻ và tài khoản thanh toán không kỳ hạn tại MHB. Thêm vào đó, khách hàng có thể dùng thẻ ATM của MHB rút tiền ở tất cả các máy ATM của các ngân hàng khác trên toàn quốc. Đồng thời, khách hàng cũng ngày càng nhận ra rằng sử dụng thẻ để thanh toán sẽ an toàn hơn sử dụng tiền mặt, cũng như mối quan hệ tốt trong thời gian qua giữa MHB Cần Thơ và khách hàng đã làm cho số lượng thẻ ATM tăng nhanh chóng.

Sang 6 tháng đầu năm 2013 số lượng thẻ phát hành là 728 thẻ. Là do MHB chi nhánh Cần Thơ đẩy mạnh công tác phát hành thẻ, chạy doanh số thẻ phát hành, yêu cầu các nhân viên trong chi nhánh đều phải huy động một lượng thẻ nhất định. Hơn nữa trình độ dân trí của người dân cũng ngày càng nâng cao và khả năng tiếp cận được với các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là khá dễ dàng. Điều đó đã tạo cơ hội cho Ngân hàng MHB quảng bá hình ảnh cũng như các sản phẩm dịch vụ của mình đến với khách hàng.

51

4.1.3.2 Tình hình hoạt động của máy ATM

Doanh số phát sinh trên tài khoản thẻ là một trong những nhân tố quan trọng để xác định hiệu quả kinh doanh thẻ của Ngân hàng. Nhìn chung, số lượng giao dịch qua thẻ ATM ngày càng tăng. Năm 2012 tổng giá trị các giao dịch thực hiện qua hệ thống ATM đạt 491.503 triệu đồng, bằng 52% so với năm 2010. Trong đó 324.545 triệu đồng là giao dịch rút tiền mặt và 166.958 triệu đồng giao dịch thanh toán hàng hóa dịch vụ, chuyển khoản qua hệ thống ATM. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số rút tiền mặt và chuyển khoản đã tăng đáng kể tăng 8,47% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó 130.235 là giao dịch rút tiền mặt và 83.015 triệu đồng giao dịch thanh toán hàng hóa dịch vụ, chuyển khoản qua hệ thống ATM. Có thể thấy doanh số rút tiền mặt vẫn chiếm đại đa số nhưng mức tăng trưởng cao của doanh số chuyển khoản, giao dịch thanh toán hàng hóa dịch vụ, thể hiện triển vọng của hệ thống ATM như một kênh thanh toán hữu hiệu cho các tầng lớp dân cư, làm cầu nối giữa người tiêu dùng và nhà cung ứng dịch vụ.

52

Bảng 4.6: TÌNH HÌNH GIAO DỊCH QUA MÁY ATM

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 6 th 2012 6 th 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 chênh lệch 6 th 2013/6 th 2012 2010 2011 2012 số tiền % số tiền % số tiền %

Doanh số rút tiền mặt 212.749 291.018 324.545 123.546 130.235 78.269 36,79 33.527 11,52 6.689 5,41 Doanh số chuyển khoản 109.366 134.837 166.958 73.055 83.015 25.471 23,29 32.121 23,82 9.960 13,63 Doanh số thanh toán 322.681 425.855 491.503 196.601 213.250 103.174 31,97 65.648 15,42 16.649 8,47

53

Trong năm 2011, doanh số chuyển khoản tăng 25.471 triệu đồng, tương ứng tăng 23,29 % so với năm 2010. Có được sự tăng trưởng như vậy là do Ngân hàng MHB Cần Thơ đã nỗ lực trong công tác phát triển hoạt động thanh toán thẻ đã đem lại những thành tựu nhất định. Đến năm 2012, doanh số chuyển khoản đạt 166.958 triệu đồng tăng 32.121 triệu đồng, tương ứng tăng 23,82% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số chuyển khoản đạt 83.015 triệu đồng tăng 9.960 triệu đồng, tương ứng tăng 13,63 % so với cùng kỳ năm trước. Với sự tăng này hứa hẹn một tiềm năng mới về thanh toán thẻ trong thời gian tới.

54

4.1.3.3 Kết quả kinh doanh thẻ

Bảng 4.7: KẾT QUẢ KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG MHB CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG NĂM 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 6 th 2012 6 th 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 chênh lệch 6 th 2013/6 th 2012 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tƣơng đối(%) Tuyệt đối Tƣơng đối(%) Tuyệt đối Tƣơng đối(%) 1. Thu nhập 36 59 46 23 38 23 63,89 (13) (22,03) 15 65,22 2. Chi phí 118 109 119 67 6 (9) (7,63) 10 9,17 (61) (91,04) 3. Lợi nhuận (82) (50) (73) (44) 33 32 (39,02) (23) 46,00 77 (175,00)

55

Qua bảng số liệu cho thấy, thu nhập từ hoạt động kinh doanh thẻ có sự biến động nhưng vẫn chưa cao. Tuy nhiên, nhìn chung đây cũng là kết quả đáng khích lệ đối với mảng dịch vụ thẻ của Ngân hàng.

Về chi phí bao gồm chi phí trả lãi ATM. Giai đoạn năm 2010 – 2012 là giai đoạn thúc đẩy phát triển thẻ cộng với giai đoạn này lãi suất chi trả thẻ ATM cao (lúc trước là 3,6%, 3%, và từ từ giảm xuống 2%) nên đó là nguyên nhân làm cho lãi suất chi trả lãi ATM cao trong những năm trước. Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình về lãi suất chi trả cho thẻ ATM của khách hàng giảm còn 1,2% , và 0% nên nó là nguyên nhân làm cho chi phí thẻ ATM giảm xuống rất nhiều.

Về lợi nhuận kinh doanh thẻ, năm 2010 - 2012 Ngân hàng vẫn đang chịu lỗ đến 6 tháng đầu năm 2013 có lợi nhuận nhưng chưa cao, vì khi khách hàng sử dụng thẻ của Ngân hàng tạo chi phí cơ hội trả lãi cho khách hàng không quan trọng hóa lợi nhuận kinh doanh thẻ nhưng chủ yếu khách hàng sử dụng thẻ mang lại lợi ích duy trì số dư trong tài khoản thẻ đó chính là nguồn vốn giá rẻ để Ngân hàng sử dụng, khách hàng sử dụng càng nhiều thẻ thì số dư càng nhân lên thì nguồn vốn của Ngân hàng cũng càng được nhân lên. Chính vì vậy, việc đầu tư hiện nay của Ngân hàng tuy chưa đạt kết quả tốt, nhưng vì mục tiêu mở rộng và phát triển cho tương lai về chất lẫn về lượng thì sự đầu tư của Ngân hàng vào lĩnh vực thẻ là một bước đi hoàn toàn đúng đắn và có triển vọng.

4.2 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG MHB CẦN THƠ BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG MHB CẦN THƠ

4.2.1 Hoạt động phát triển cho vay cá nhân

Hoạt động ngân hàng bán lẻ là lĩnh vực tuy mới nhưng đang được các ngân hàng thương mại quan tâm bởi nó phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và năng lực thực tế của ngân hàng ở Việt Nam. “ Để trở thành một ngân hàng bán lẻ tiên tiến thì thu nhập của các hoạt động dịch vụ của ngân hàng chiếm không dưới 30% tổng thu nhập” [ Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập – Nguyễn Thị Quy, tr 157] do bước đầu dịch vụ các ngân hàng bán lẻ chưa phổ biến nhiều nên thu nhập từ dịch vụ này hầu hết các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều thấp, cơ bản vẫn tập trung ở lĩnh vực tín dụng cá nhân.

56

Bảng 4.8: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI KHCN TẠI NGÂN HÀNG MHB CẦN THƠ

ĐVT: Triệu đồng Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 th 2013 Tổng vốn huy động KHCN triệu đồng 448.864 585.847 566.491 653.604 Doanh số cho vay KHCN triệu đồng 1.030.074 1.163.988 1.161.788 478.529 Dư nợ cho vay cá nhân triệu đồng 573.222 464.272 418.270 505.098 Dư nợ cho vay cá nhân

bình quân triệu đồng 692.777 518.747 441.271 461.684 Tổng dư nợ triệu đồng 921.685 771.398 787.629 1.034.979 Nợ xấu KHCN triệu đồng 12.218 8.368 10.960 10.770 Doanh số thu nợ KHCN triệu đồng 1.269.183 1.272.938 1.207.790 391.701 1. Dư nợ KHCN/Tổng dư nợ % 62,19 60,19 53,10 48,80 2. Hiệu suất sử dụng vốn % 127,71 79,25 73,84 77,28 3. Hệ số thu nợ % 123,21 109,36 103,96 81,86 4. Nợ xấu/dư nợ KHCN % 2,13 1,80 2,62 2,13 5. Vòng quay vốn tín dụng cá nhân vòng 1,83 2,45 2,74 0,85

(Nguồn: Phòng nguồn vốn Ngân hàng MHB – Chi nhánh Cần Thơ, 2010 – 2012, 6T/2012, 6T/2013)

4.2.1.1 Tỷ lệ dƣ nợ KHCN/ Tổng dƣ nợ

Nhìn chung tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ có xu hướng giảm xuống. Do dư nợ khách hàng cá nhân giảm từ năm 2010 – 2012 cụ thể từ 573.222 triệu đồng năm 2010 giảm xuống còn 418.270 triệu đồng năm 2012. Ngược lại, dư nợ của khách hàng cho vay tổ chức tăng lên nên làm cho tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân giảm qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013.

4.2.1.2 Hiệu suất sử dụng vốn

Nhận xét trong 3 năm qua và 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần. Năm 2010 phần vốn thiếu Ngân hàng đã được sự hỗ trợ vốn

57

từ hội sở thông qua vốn điều chuyển, nhưng sang năm 2011 và đến 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ có xu hướng giảm xuống. Bên cạnh đó, vốn huy động khách hàng cá nhân có xu hướng tăng lên vì vậy nguồn vốn tự lực của Ngân hàng cho vay được đảm bảo nên hiệu suất sử dụng vốn nhỏ hơn 100% và cao hơn 70%, không gian 30% còn lại dùng để cho vay doanh nghiệp và các hoạt động khác đảm bảo khả năng thanh khoản của Ngân hàng tránh tình trạng tồn động vốn góp phần tăng khả năng sử dụng vốn của chi nhánh.

4.2.1.3 Hệ số thu nợ

Thông qua chỉ tiêu này ta sẽ đánh giá được công tác thu hồi nợ cho vay của Ngân hàng. Vì vậy, hệ số càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng phản ánh chất lượng tín dụng của một ngân hàng, nếu hệ số này quá thấp cho thấy nợ quá hạn, nợ xấu càng nhiều và ngân hàng có thể gặp phải rủi ro tín dụng. Qua bảng số liệu trên, ta thấy công tác thu nợ có sự biến động tăng giảm qua 3 năm và 6 tháng năm 2013. Do ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn nên hệ số này càng cao sẽ càng tốt vì điều đó chứng tỏ đa số các khoản tín dụng ngắn hạn giải ngân đã thu về được khi đáo hạn. Nhìn chung hệ số thu nợ của Ngân hàng có sự biến động không điều. Trong đó năm 2010 đạt kết quả cao nhất với 123,21%. Năm 2012 hệ số này còn 103,96% tốc độ thu nợ của Ngân hàng cao hơn cho vay do việc tăng trưởng tín dụng bị hạn chế và Ngân hàng tập trung vào việc thu nợ. Đạt được kết quả như vậy là do sự quản lý chặt chẽ của Ban lãnh đạo cũng như sự nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của các cán bộ tín dụng, thực hiện tốt qui trình cho vay và quản lý nợ sau cho vay, nhờ đó mà việc thu nợ đạt kết quả tốt. Đến 6 tháng đầu năm 2013 hệ số này giảm đạt 81,86%. Do các món nợ cũ đã được xử lý nên 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng tập trung cho vay cá nhân nên doanh số cho vay cá nhân cao hơn doanh số thu nợ. Tóm lại, hệ số thu nợ của Ngân hàng đạt được là tốt, điều này chứng tỏ Ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả, để duy trì và phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng đòi hỏi bản thân Ngân hàng cần có sự nỗ lực hơn nữa, cần kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường việc thu nợ nhằm giúp cho vốn của Ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn.

4.2.1.4 Nợ xấu/tổng dƣ nợ cho vay cá nhân

Vấn đề mà bất kỳ ngân hàng nào cũng gặp phải là việc tồn tại các khoản nợ xấu, nhưng vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ xấu đó ở mức cao hay thấp. Nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao cũng đồng nghĩa với chất lượng tín dụng không đảm bảo và nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng. Cụ thể: năm 2010 tỷ lệ này là 2,13%. Năm 2011 giảm xuống còn 1,80% . Do tình hình kinh tế dần

58

được ổn định, nhu cầu sản xuất kinh doanh tăng lên, người dân làm ăn có lãi nên trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Năm 2012 tỷ lệ này tăng lên 2,62%. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng đã cố gắng làm cho tỷ lệ này giảm xuống còn 2,13%. Qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cá nhân của ngân hàng có sự tăng, giảm. Nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể chỉ 0,82%. Điều này cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng đang dần phát triển khá tốt, quy trình cho vay chặt chẽ, công tác thẩm định các khoản cho vay kỹ càng, cán bộ tín dụng sâu sát và triệt để trong tác thu hồi nợ.

4.2.1.5 Vòng quay vốn tín dụng cá nhân

Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ cho vay nhanh hay chậm của ngân hàng. Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng có xu hướng tăng lên. Năm 2010 hệ số vòng quay vốn tín dụng cá nhân đạt 1,83 vòng, đến năm 2011 là 2,45 vòng, sang năm 2012 là 2,74 vòng và 6 tháng đầu năm 2013 thì đạt 0,85 vòng. Do trong khoảng thời gian này có nhiều món vay chưa đến hạn thu hồi.

Tóm lại, ta thấy vòng quay vốn tín dụng cá nhân của Ngân hàng tương đối cao, vì Ngân hàng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (trên 80%) trong tổng dư nợ nên khả năng thu hồi nợ cao và thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa và đưa ra nhiều biện pháp cải thiện tình hình thu nợ, chỉ cho vay những khách hàng có khả năng trả nợ đúng hạn để làm cho nguồn vốn được quay vòng nhanh hơn và hiệu quả.

4.2.1 Hoạt động phát triển kinh doanh thẻ

Hiện nay, hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng MHB Cần thơ phát triển về số lượng thẻ phát hành và doanh số giao dịch khá tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập có giảm năm 2012 nhưng lại tăng lên vào 6 tháng đầu năm 2013. Bên cạnh đó, hoạt động tiếp thị, mở thẻ cho các đơn vị, công ty, trường đại học, cá nhân đã đạt bước tiến đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 59)