Theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 49)

a. Doanh số cho vay

Trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, cho vay cá nhân là hình thức tín dụng đang thu hút sự quan tâm hầu hết của hầu hết các ngân hàng bởi tính chất phân tán, ít rủi ro nhưng đồng thời cũng mang lại lợi nhuận tương đối cao cho ngân hàng. Do vậy, mà trong những năm qua lĩnh vực này cũng thu hút sự quan tâm phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng MHB Cần Thơ nói riêng.

Doanh số cho vay ngắn hạn

Vay cá nhân ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng trên 50% trong tổng doanh số cho vay khách hàng cá nhân qua các năm và 6 tháng đầu năm 2013. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng trưởng mạnh ở năm 2011 cụ thể tăng 181.814 triệu đồng tăng 20,04% so với năm 2010. và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tổng doanh số cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng năm này. Nguyên nhân là do năm 2011 chính phủ đã thực hiện chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng, chuyển từ chính sách thắt chặt tiền tệ sang chính sách nới lỏng tiền tệ để khuyến khích sản xuất kinh doanh từng bước vượt qua khủng hoảng kinh tế. Nhưng đến năm 2012 doanh số cho vay giảm xuống 88.682 triệu đồng giảm 8,14% so với năm 2011. và 6 tháng đầu năm 2013 giảm 138.539 triệu đồng tương đương giảm 26,66% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do lượng hàng hóa còn nhiều vẫn chưa tiêu thụ được, mặt khác do khách hàng đạt được lợi nhuận cao từ năm trước nên phần nào đã làm chủ được nguồn vốn của mình trong kinh doanh, vì vậy nhu cầu vay vốn của họ giảm đi làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng giảm xuống. Bên cạnh đó, cùng với sự biến động trên thị trường vàng và lãi suất nên ngân hàng cũng thận trọng hơn trong việc thẩm định và quyết định cho vay. Ngoài ra, ngân hàng còn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác trên địa bàn cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để giữ chân khách hàng cũ, thu hút thêm khách hàng mới để tiếp tục gia tăng thị phần nhằm đảm bảo cho nguồn thu nhập được ổn định.

40

Bảng 4.3: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN THEO THỜI HẠN TẠI NGÂN HÀNG MHB CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 6 th 2012 6 th 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 chênh lệch 6 th 2013/6 th 2012 2010 2011 2012 số tiền % số tiền % số tiền %

1. Doanh số cho vay 1.030.074 1.163.988 1.161.788 570.607 478.529 133.914 13,00 (2.200) (0,19) (92.078) (16,14)

Ngắn hạn 907.047 1.088.861 1.000.179 519.588 381.049 181.814 20,04 (88.682) (8,14) (138.539) (26,66) Trung và dài hạn 123.027 75.127 161.609 51.019 97.480 (47.900) (38,93) 86.482 115,11 46.461 91,07 2. Doanh số thu nợ 1.269.183 1.272.938 1.207.790 596.802 391.701 3.755 0,30 (65.148) (5,12) (205.100) (34,37) Ngắn hạn 972.597 1.141.730 1.066.966 536.625 344.922 169.133 17,39 (74.764) (6,55) (191.703) (35,72) Trung và dài hạn 296.586 131.208 140.824 60.177 46.780 (165.378) (55,76) 9.616 7,33 (13.397) (22,26) 3. Dƣ nợ 573.222 464.272 418.270 438.077 505.098 (108.950) (19,01) (46.002) (9,91) 67.021 15,30 Ngắn hạn 342.126 289.258 222.472 272.221 258.599 (52.868) (15,45) (66.786) (23,09) (13.622) (5,00) Trung và dài hạn 231.096 175.014 195.798 165.856 246.499 (56.082) (24,27) 20.784 11,88 80.643 48,62

41

Doanh số cho vay trung và dài hạn

Doanh số cho vay trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh số cho vay khách hàng cá nhân như ngắn hạn vì lĩnh vực cho vay này chứa nhiều rủi ro do vốn vay nhiều, thời gian thu hồi vốn dài nên nguy cơ mất vốn cao. Tuy nhiên, doanh số cho vay trung và dài hạn cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay khách hàng cá nhân qua các năm. Nhìn chung doanh số cho vay trung và dài hạn cũng có sự biến động qua từng năm và 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2011 doanh số cho vay trung và dài hạn giảm xuống 47.900 triệu đồng tương đương giảm 38,93% so với năm 2010. Nguyên nhân là do ngân hàng muốn xoay đồng vốn nhanh hơn nên tập trung cho vay ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro, hơn nữa lãi suất trong năm tăng cao cũng khiến cho khách hàng thận trọng hơn khi đưa ra quyết định vay đối với khoản vay này. Nhưng đến năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức mở cơ chế thỏa thuận lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn nên doanh số cho vay trung và dài hạn bắt đầu tăng lên 86.482 triệu đồng tương ứng tăng 115,11% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng 46.461 triệu đồng tương ứng tăng 91,07% so với cùng kỳ năm trước.

Với những kết quả trên, ta thấy mặc dù những món vay trung và dài hạn chịu lãi suất cao nhưng doanh số cho vay khách hàng cá nhân trung và dài hạn vẫn có những chuyển biến tốt qua các năm.

Tóm lại, qua việc phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng MHB Cần Thơ ta thấy ngân hàng đang có dấu hiệu tích cực về hoạt động tín dụng của mình nhưng nhìn chung vẫn là tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay vì ngắn hạn thời gian quay đồng vốn nhanh, ít rủi ro mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần xem xét mở rộng việc cho vay trung và dài hạn vì khoản này cũng ảnh hưởng tích cực tới doanh thu của ngân hàng. Đối tượng cần hướng tới là các khách hàng làm ăn có hiệu quả có vòng quay vốn nhanh nhằm đưa ngân hàng ngày càng phát triển.

b. Doanh số thu nợ

Rủi ro luôn là yếu tố ẩn chứa trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, yếu tố rủi ro lớn nhất là không thu được nợ đúng hạn khi cho vay. Trong công tác tín dụng, với doanh số cho vay ngày càng cao thì việc thu hồi vốn cho ngân hàng cần được chú trọng. Kết quả thu nợ của khách hàng cá nhân được thể hiện như sau:

42  Doanh số thu nợ ngắn hạn

Doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao là do nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là tín dụng ngắn hạn. Nhìn chung tình hình thu nợ ngắn hạn khách hàng cá nhân của ngân hàng tăng biến động liên tục qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể là năm 2010 doanh số thu nợ khách hàng cá nhân đạt 972.597 triệu đồng. Năm 2011 doanh số thu nợ là 1.141.730 triệu đồng, tăng 169.133 triệu đồng tương ứng 17,39%. Nguyên nhân là do ngân hàng gia tăng tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn. Đạt được kết quả doanh số thu nợ tăng như vậy trước hết là do công tác chỉ đạo, quản lý tốt của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của cán bộ nhân viên ngân hàng trong công tác quản lý, thu hồi nợ . Các cán bộ tín dụng đã thực hiện nghiêm túc hơn qui trình cho vay từ khâu thẩm định hồ sơ khách hàng đến việc đôn đốc, nhắc nhở người vay trả nợ đúng hạn. Về phía khách hàng thì đa số khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích cam kết, có ý thức trả lãi, vốn gốc đúng hạn. Nhưng đến năm 2012 doanh số thu nợ giảm chỉ còn 1.066.966 triệu đồng giảm 74.764 triệu đồng tương ứng 6,55% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ đạt 344.922 triệu đồng giảm 191.703 triệu đồng tương ứng 35,72% so với cùng kỳ năm trước. Bởi tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng chung của nền kinh tế và do một phần doanh số cho vay giảm nên đã làm doanh số thu nợ cũng giảm.

Doanh số thu nợ trung và dài hạn

Doanh số thu nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp, doanh số thu nợ trung và dài hạn của khách hàng cá nhân có sự biến động không ổn định. Năm 2011, doanh số thu nợ này là 131.208 triệu đồng, giảm 165.378 triệu đồng tương ứng 55,76% so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh số thu nợ này là 140.824 triệu đồng tăng lên 9.616 triệu đồng tương ứng 7,33% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự biến động như vậy là do các khoản vay trung và dài hạn thường lớn khi gặp điều kiện thuận lợi thì không có vấn đề gì xảy ra, nhưng khi gặp phải vài yếu tố bất lợi thì khoản vay này rủi ro rất cao. Do đó ngân hàng phải thận trọng khi cho vay những khoản vay này. Doanh số thu nợ trung và dài hạn năm 2011 giảm là do nhiều yếu tố bất lợi như lạm phát cao, giá cả tăng chi phí đầu vào tăng trong khi khách hàng đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm đã làm cho khoản đầu tư trung và dài hạn của khách hàng đạt kết quả không như mong muốn, từ đó khách hàng chỉ có thể trả được một phần vốn, xin điều chuyển kỳ hạn trả nợ vào năm sau. Năm 2012 doanh số thu nợ này tăng do doanh số cho vay tăng, ngoài việc thu được các khoản nợ từ năm trước thì còn có những khoản vay khác đáo hạn cùng năm. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tình hình thu nợ giảm 13.397 triệu đồng tương ứng

43

22,26% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, lãi suất cho vay tiêu dùng và vay sản xuất kinh doanh để phục vụ nhu cầu cá nhân cao nên gây khó khăn trong việc thu hồi vốn.

Tóm lại, ta thấy doanh số cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng liên tục tăng nhưng ngân hàng có thể an tâm vì doanh số thu nợ của ngân hàng là khá tốt, đặc biệt là doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao vì thời gian thu hồi vốn nhanh, đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng tái đầu tư mở rộng cho vay. Ngoài ra ngân hàng cần chú trọng công tác thẩm định, phân loại tín dụng, theo dõi đôn đốc nhắc nợ, cán bộ tín dụng tích cực theo dõi các món nợ trung và dài hạn để tránh phát sinh nợ quá hạn, hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hoạt động của ngân hàng.

c. Dƣ nợ

Dƣ nợ ngắn hạn

Chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ khách hàng cá nhân. Do ngân hàng có những chính sách ưu tiên các khoản vay ngắn hạn, tập trung cho khoản vay ngắn hạn vì ít rủi ro hơn cho vay trung và dài hạn, thời gian vòng quay vốn nhanh, khả năng thu hồi nợ là rất lớn và đây là nhu cầu thường xuyên của khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng. Dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm xuống cụ thể năm 2011 dư nợ ngắn hạn giảm 52.868 triệu đồng tương ứng giảm 15,45% so với năm 2010. Năm 2012 dư nợ ngắn hạn giảm 66.786 triệu đồng tương ứng giảm 23,09% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ ngắn hạn giảm 13.622 triệu đồng tương ứng giảm 5,00% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của việc giảm dư nợ là việc thu hồi nợ đều đạt kết quả tốt, đồng thời việc cho vay lại hạn chế do NHNN hạn chế tăng trưởng tín dụng và cạnh tranh giữa các ngân hàng khác trên địa bàn.

Dƣ nợ trung và dài hạn

Năm 2011 dư nợ trung và dài hạn giảm 56.082 triệu đồng tương ứng giảm 24,27% so với năm 2010. Năm 2012 dư nợ trung và dài hạn tăng 20.784 triệu đồng tương ứng tăng 11,88% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ trung và dài hạn tăng 80.643 triệu đồng tương ứng tăng 48,62% so với cùng kỳ năm trước. Do ngân hàng đã tăng cường cho vay trung và dài hạn, thể hiện qua doanh số cho vay trung và dài hạn.

Tóm lại, với việc mở rộng đầu tư đã được thực hiện trong chính sách cho vay. Tuy nhiên tình hình tín dụng phải đảm bảo được dư nợ lành mạnh, nếu chi nhánh cho vay quản lý tốt lợi nhuận kiếm được sẽ rất cao. Việc tăng trưởng dư nợ phải kết hợp tốt với công tác thu nợ, nếu không cho dù dư nợ có

44

tăng mà thu nợ không tốt thì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, chi nhánh phải có những biện pháp để đảm bảo cho món vay được an toàn, cán bộ tín dụng quản lý được dư nợ tăng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)