Trong hoạt động của ngân hàng, việc đảm bảo nguồn vốn được tăng trưởng ổn định và thường xuyên là rất quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn huy động. Điều này thể hiện quy mô hoạt động và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn.
Bằng nhiều hình thức gửi và rút tiền với cách tính lãi linh hoạt dựa trên nền tảng công nghệ cho phép thực hiện các giao dịch gửi tiền, rút tiền rất tiện ích thông qua mô hình giao dịch hiện đại, mô hình hướng theo khối khách hàng, cho phép ngân hàng có thể theo sát nhu cầu của khách hàng. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp kịp thời, phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng cũng như tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn đã thực sự thu hút người dân đến gửi tiền.
Nhìn chung, tiền gửi của khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, và đây cũng là đối tượng chủ yếu của Ngân hàng MHB Cần Thơ. Trong giai đoạn năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, nguồn vốn huy động của Ngân hàng MHB Cần Thơ biến động khác nhau, cụ thể năm 2010 đạt 448.864 triệu đồng, chiếm gần 67% vốn huy động của ngân hàng. Đến năm 2012, lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân có sự sụt giảm, đạt 566.491 triệu đồng giảm 3,3% so với năm 2011. Nguyên nhân là do sự bùng nổ của nợ xấu nên dẫn đến một bộ phận người dân lo lắng về việc gửi tiền tại ngân hàng. Bên cạnh đó, việc hạ lãi suất còn 8% cũng góp phần hạn chế nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân do mục đích gửi tiền chủ yếu của họ là để sinh lời. Do ảnh hưởng của lãi suất gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn, vì vậy các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ tăng cường các chương trình khuyến mãi, mở thưởng như “ Gởi tiền HDBank trúng vàng nguyên ký ” , BIDV – “ May mắn nhân ba, sung túc mọi nhà ”,...những cạnh tranh gay gắt này đã gây ảnh hưởng đến tâm lý người dân, làm giảm một số lượng khách hàng của Ngân hàng
34
Bảng 4.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO ĐỐI TƢỢNG GỬI TIỀN TẠI NGÂN HÀNG MHB CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 6 th 2012 6 th 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 chênh lệch 6 th 2013/6 th 2012
2010 2011 2012 số tiền % số tiền % số tiền %
1. Tiền gửi KHCN 448.864 585.847 566.491 563.324 653.604 136.983 30,52 (19.356) (3,30) 90.280 16,03 2. Tiền gửi các TCTD 2.358 1.401 4.399 1.949 8.841 (957) (40,59) 2.998 213,99 6.892 353,62 3. Tiền gửi TCKT 219.049 230.777 338.450 311.882 202.374 11.728 5,35 107.673 46,66 (109.508) (35,11)
Tổng cộng 670.271 818.025 909.340 877.155 864.819 147.754 22,04 91.315 11,16 (12.336) (1,41)
35
Sang đến 6 tháng đầu năm 2013 đạt 653.604 triệu đồng tăng 16,03% so với 6 tháng đầu năm 2012.Đầu năm 2013 chi nhánh tiếp tục phát triển chiến lược ngân hàng bán lẻ, khối lượng khách hàng cá nhân tiếp tục là nhóm khách hàng tăng trưởng tốt nhất, nên lượng tiền gửi vào chi nhánh tăng.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng có xu hướng tăng qua 3 năm. Cụ thể đạt 219.049 triệu đồng vào năm 2010, sau đó tăng lên 230.777 triệu đồng vào năm 2011, tăng 5,35% so với năm 2010. Năm 2012 lượng tiền gửi này đã tăng lên 338.450 triệu đồng, tăng 46,66% so với năm 2011. Do trong giai đoạn đầu, các doanh nghiệp chưa quen hình thức thanh toán qua ngân hàng, hình thức này chưa phổ biến rộng khắp và còn nhiều hạn chế so với các nơi khác, đồng thời hình thức gửi tiền này cũng chưa được các doanh nghiệp tin tưởng. Nhưng đến năm 2012 Ngân hàng MHB Cần Thơ đã dần hoàn thiện hình thức gửi tiền này, áp dụng những mức lãi suất hấp dẫn cho số dư trên tài khoản. Trong khi nền kinh tế bất ổn, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên cần tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian. Vì thế hầu hết các doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng loại tiền này. Đến 6 tháng đầu năm 2013 đạt 202.374 triệu đồng giảm 35,11% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sau nhiều lần NHNN tiến hành điều chỉnh giảm lãi suất huy động, tình hình trần lãi suất đã bắt đầu giảm và đi vào ổn định lại, lãi suất giảm khiến khách hàng quyết định chọn ngân hàng có uy tín cao để gửi tiền gây ảnh hưởng không ít đến thị phần huy động của chi nhánh.
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác vào ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động nhưng để thực hiện được các giao dịch thanh toán qua lại giữa các ngân hàng với nhau trên địa bàn thì chi nhánh cũng đã có những nỗ lực lớn trong việc tạo ra mối quan hệ hợp tác với các tổ chức tín dụng khác nhằm gia tăng khoản tiền gửi này. Năm 2010 tiền gửi của các tổ chức tín dụng đạt 2.358 triệu đồng nhưng năm 2011 giảm chỉ còn 1.401 triệu đồng. Năm 2012 tiền gửi này đạt 4.399 triệu đồng, tăng 213,99% so với năm 2011. Sang đến 6 tháng đầu năm 2013 loại tiền gửi này đạt 8.841 triệu đồng, tăng 353,62% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do khách hàng của các tổ chức tín dụng khác có tiền gửi tại Ngân hàng MHB Cần Thơ, nên các tổ chức tín dụng phải mở tài khoản tại ngân hàng để thuận tiện cho việc thanh toán của khách hàng. Bên cạnh đó, do tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng tăng lên nên các tổ chức tín dụng khác muốn mở rộng giao dịch với các tổ chức này thì họ phải tăng việc mở tài khoản tại ngân hàng. Tóm lại, tình hình huy động vốn của Chi nhánh tuy có sự biến động trong từng khoản mục nhưng nhìn chung thì có sự gia tăng qua các năm và 6 tháng đầu
36
năm 2013. Vì vậy, Chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong công tác huy động vốn bằng cách tăng cường quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín của Chi nhánh cũng như có những chương trình, sản phẩm ưu đãi cho khách hàng, nhất là khách hàng truyền thống của Chi nhánh...
Đối với tình hình hình huy động vốn của khách hàng cá nhân, là hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng, lượng tiền gửi này là đối tượng huy động chủ yếu của ngân hàng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Khách hàng cá nhân là thị phần đầy tiềm năng để các ngân hàng khai thác. Người Việt Nam nói chung có thói quen tiết kiệm, tích lũy nhằm để phòng ngừa rủi ro, bệnh tật hoặc sử dụng cho các mục đích tiêu dùng ở tương lai cho nên nhu cầu gửi tiền tiết kiệm của người dân là khá lớn.
Loại hình tiền gửi này tăng trưởng đều qua các năm. Luôn chiếm tỷ trọng trên 90%. Năm 2010 là 440.899 triệu đồng chiếm 98,23% so với tổng nguồn vốn huy động của khách hàng cá nhân. Năm 2011 tăng 131.024 triệu đồng tương đương 29,72% so với năm 2010. Nguyên nhân lạm phát tăng, đồng tiền không ngừng mất giá, tình hình huy động vốn của ngân hàng ngày càng khó khăn. Do đó, các NHTM không ngừng tăng lãi suất huy động để thu hút khách hàng, có lúc lãi suất lên đến 20%/năm, để hạn chế việc chạy đua lãi suất của các NHTM tác động xấu làm tăng lãi suất cho vay, NHNN đã ban hành thông tư số 02/2011/TT – NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn không vượt quá 14%/năm. Ngân hàng MHB Cần Thơ đã áp dụng mức lãi suất 14%/năm cho tất cả các loại kỳ hạn từ dưới 1 tháng đến 1 năm, điều này khiến tiền gửi của ngân hàng tăng trong năm này. Đến năm 2012 giảm 16.300 triệu đồng tương đương giảm 2,85% so với năm 2011. Nguyên nhân do năm 2012 lãi suất huy động giảm xuống còn 9 -10%/năm đến cuối năm 2012 lãi suất huy động giảm mạnh còn 8% nên người dân ít gửi tiền vào ngân hàng chuyển sang các kênh đầu tư sinh lời khác. Sang 6 tháng đầu năm 2013 loại tiền gửi này tăng 96.736 triệu đồng tăng 17,71% so với 6 tháng đầu năm 2012 chiếm 98,35% so với tổng nguồn vốn huy động. Mặc dù lãi suất huy động giảm mạnh nhưng lượng tiền gửi của khách hàng vẫn tăng mạnh là do qua sự tư vấn của các cán bộ chi nhánh, đa số khách hàng đều chủ động tái cơ cấu các khoản tiền gửi đến hạn rất ít khách hàng đến rút tiền ra. Một trong những công cụ thu hút và làm khách hàng quan tâm nhất khi đến gửi tiền đó chính là lãi suất.
37
Bảng 4.2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG MHB CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 6 th 2012 6 th 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 chênh lệch 6 th 2013/6 th 2012
2010 2011 2012 số tiền % số tiền % số tiền %
Tiền gửi không kỳ hạn 7.965 13.924 10.868 17.230 10.773 5.959 74,81 (3.056) (21,95) (6.457) (37,48) Tiền gửi có kỳ hạn 440.899 571.923 555.623 546.094 642.830 131.024 29,72 (16.300) (2,85) 96.736 17,71
Tổng cộng 448.864 585.847 566.491 563.324 653.604 136.983 30,52 (19.356) (3,30) 90.280 16,03
38
Ngoài yếu tố về lãi suất thì một trong những yếu tố quan trọng không kém để thu hút lượng khách hàng tiền gửi chính là các chương trình khuyến mãi kèm theo khi gửi tiền. Hầu hết các ngân hàng đều xây dựng cho các chương trình gửi tiền khuyến mãi hết sức hấp dẫn để thu hút khách hàng và Ngân hàng MHB Cần Thơ cũng không ngừng phát triển cũng như tạo ra nét riêng trong từng chương trình của mình như đối tượng khách hàng, quà tặng, thu nhập... điển hình như là “ Chào xuân may mắn”, “Tiền lộc sinh sôi, tết vui gấp bội”, “May túi ba gang, đựng vàng đựng lãi”, “ Có lãi, có quà, có nhà bạc tỷ”...
- Tiền gửi không kỳ hạn
Cùng với thói quen tích lũy của người dân Việt Nam nói chung thì thói quen thanh toán chi trả qua ngân hàng của người dân chưa cao bởi họ muốn xem tiền mặt là công cụ thanh toán, như là một bằng chứng cho mọi giao dịch, mua bán hàng hóa. Vì vậy, tỷ trọng của tiền gửi cá nhân không kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong vốn huy động cá nhân.
Năm 2010 tiền gửi không kỳ hạn huy động được 7.965 triệu đồng chiếm 1,77% so với nguồn vốn huy động của khách hàng cá nhân, đến năm 2011 loại tiền gửi này tăng 5.959 triệu đồng tương đương 74,81% so với năm 2010. Nhu cầu thanh toán chuyển khoản cá nhân tăng dẫn đến vốn huy động từ nguồn này tăng khá nhanh. Nhưng đến năm 2012 giảm xuống 3.056 triệu đồng tương đương giảm 21,95% so với năm 2011. Và sang 6 tháng đầu năm 2013 cũng giảm xuống 6.457 triệu đồng tương đương giảm 37,48% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm xuống trong tổng nguồn vốn huy động của khách hàng cá nhân do lãi suất huy động thấp hơn tiền gửi có kỳ hạn, đã khiến nhiều khách hàng gửi tiền không kỳ hạn đã chuyển sang gửi có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao hơn cùng nhiều chương trình khuyến mãi khác. Một số khách hàng sẵn sàng chấp nhận rủi ro để chuyển sang đầu tư cho những kênh sinh lời khác tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn khiến tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh tỷ trọng giảm đi trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.