a. Doanh số cho vay
Hoạt động tín dụng cá nhân của khách hàng tập trung chủ yếu ở cho vay sản xuất kinh doanh và xây dựng, mua nhà, vay tiêu dùng. Còn cho vay khác chỉ chiếm tỷ trọng tương đối thấp. Cụ thể:
Doanh số cho vay sản xuất kinh doanh
Cần Thơ là một trung tâm kinh tế lớn nên việc cho vay sản xuất kinh doanh là một nhu cầu rất lớn, không chỉ riêng các doanh nghiệp mà các cá nhân cũng cần vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Vì thế doanh số cho vay ở lĩnh vực này cũng biến động qua từng năm và 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2011, doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân đạt 564.521 triệu đồng tăng 13,23% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng trưởng đó bên cạnh nhu cầu vốn của khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, còn nhờ nỗ lực tăng cường quảng bá hình ảnh Ngân hàng nhằm giới thiệu các sản phẩm tín dụng đến với khách hàng và tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng. Cho vay sản xuất kinh doanh đa phần có thời hạn ngắn hạn nên chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Năm 2012 doanh số cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân đạt 554.689 triệu đồng giảm 1,74% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 đạt 201.356 triệu đồng giảm 21,49% so với cùng kỳ. Bởi tình hình kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh như chi phí nguyên vật liệu tăng cao, thiên tai dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi, nhiều nhà sản xuất kinh doanh bị lỗ. Bên cạnh đó, quyết định NHNN thắt chặt tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng và mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao khiến khách hàng khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Vì vậy, nâng cao công tác thẩm định là giúp Ngân hàng hạn chế những quyết định sai lầm, hạn chế rủi ro khôngthu được nợ, nhằm làm tăng thêm lợi nhuận Ngân hàng.
45
Bảng 4.4: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN VAY TẠI NGÂN HÀNG MHB
CẦN THƠ GIAI ĐOẠN NĂM 2012 – 2013 VÀ 6 THÁNG 2013 ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 6 th 2012 6 th 2013 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 chênh lệch 6 th 2013/6 th 2012 2010 2011 2012 số tiền % số tiền % số tiền % 1. Doanh số cho vay 1.030.074 1.163.988 1.161.788 570.607 478.529 133.914 13,00 (2.200) (0,19) (92.078) (16,14)
Sản xuất kinh doanh 498.562 564.521 554.689 256.485 201.356 65.959 13,23 (9.832) (1,74) (55.129) (21,49) Xây dựng, mua nhà 415.623 423.546 425.365 236.589 195.685 7.923 1,91 1.819 0,43 (40.904) (17,29) Tiêu dùng 75.642 86.592 86.953 35.689 42.156 10.950 14,48 361 0,42 6.467 18,12 Khác 40.247 89.329 94.781 41.844 39.332 49.082 121,95 5.452 6,10 (2.512) (6,00)
2. Doanh số thu nợ 1.269.183 1.272.938 1.207.790 596.802 391.701 3.755 0,30 (65.148) (5,12) (205.101) (34,37)
Sản xuất kinh doanh 598.645 606.523 593.566 277.483 151.573 7.878 1,32 (12.957) (2,14) (125.910) (45,38) Xây dựng, mua nhà 478.954 484.484 436.489 245.021 163.785 5.530 1,15 (47.995) (9,91) (81.236) (33,15) Tiêu dùng 102.351 91.171 85.953 35.279 37.167 (11.180) (10,92) (5.218) (5,72) 1.888 5,35 Khác 89.233 90.760 91.782 39.019 39.176 1.527 1,71 1.022 1,13 157 0,40
3. Dƣ nợ 573.222 464.272 418.270 438.077 505.098 (108.950) (19,01) (46.002) (9,91) 67.021 15,30
Sản xuất kinh doanh 326.564 284.562 245.685 263.564 295.468 (42.002) (12,86) (38.877) (13,66) 31.904 12,10 Xây dựng, mua nhà 215.623 154.685 143.562 146.253 175.462 (60.938) (28,26) (11.123) (7,19) 29.209 19,97 Tiêu dùng 23.125 18.546 19.546 18.956 24.535 (4.579) (19,80) 1.000 5,39 5.579 29,43 Khác 7.910 6.479 9.477 9.304 9.633 (1.431) (18,09) 2.998 46,27 329 3,54
46
Doanh số cho vay xây dựng, mua nhà
Đây là loại hình cho vay phổ biến đối với cho vay khách hàng cá nhân. Doanh số cho vay xây dựng, mua nhà có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, Năm 2010 doanh số cho vay mua sắm, sửa chữa nhà cửa của Ngân hàng chỉ đạt 415.623 triệu đồng. Năm 2011 doanh số cho vay tăng 7.923 triệu đồng, tương đương tăng 1,91% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, doanh số cho vay tăng 1.819 triệu đồng, tương đương tăng 0,43% so với năm 2011. Do nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân tăng cao nên khoản vay này tăng lên. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đạt 195.685 triệu đồng giảm 55.129 triệu đồng, tương ứng giảm 21,49% so với 6 tháng đầu năm 2012. Do Ngân hàng khó tăng trưởng được tín dụng theo mục đích vay vốn này, nguyên nhân một phần cũng là do cạnh tranh bởi các ngân hàng khác trên địa bàn, với mức lãi suất cho vay thấp hơn nên tín dụng cho vay đã giảm. Bên cạnh đó, nguyên nhân là do nền kinh tế vẫn nằm trong giai đoạn khó khăn nên khách hàng vẫn suy nghĩ rất kỹ khi muốn vay vốn Ngân hàng, từ đó đã làm giảm lượng nhu cầu của khách hàng từ việc vay vốn này.
Doanh số cho vay tiêu dùng
Khi thu nhập cũng như đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu vay tiêu dùng là một nhu cầu không thể thiếu. Năm 2011 doanh số cho vay tiêu dùng tăng 10.950 triệu đồng, tương ứng tăng 14,48% so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh số cho vay tăng 361 triệu đồng, tương ứng tăng 0,42% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay tăng 6.467 triệu đồng, tương ứng tăng 18,12% so với cùng kỳ năm trước. Mức sống của người dân ngày càng cao, họ đã bắt đầu chăm sóc hơn nữa cuộc sống của mình. Nắm bắt được tình hình này nên ngân hàng chú trọng cho vay lĩnh vực này vì vậy, doanh số cho vay lĩnh vực này có xu hướng tăng lên.
Doanh số cho vay khác
Ngân hàng đã và đang từng bước đa dạng hóa đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau nhằm phân tán rủi ro, ngành khác ở đây bao gồm cầm cố sổ tiết kiệm, cầm vàng... Nhưng doanh số cho vay ở lĩnh vực này chiếm tỷ trọng nhỏ so với các lĩnh vực còn lại. Năm 2011 doanh số cho vay tăng 49.082 triệu đồng, tương đương tăng 121,95% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số cho vay tăng 5.452 triệu đồng, tương đương tăng 6,10% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đạt 39.332 triệu đồng giảm 2.512 triệu đồng, tương ứng giảm 6,00% so với cùng kỳ năm trước. Vì đây là sản phẩm tín dụng cầm cố sổ tiết kiệm và cầm vàng nên nhu cầu của khách hàng biến động thường xuyên theo giá vàng từ thị trường, và theo nhu cầu sử
47
dụng vốn trước hạn của khách hàng khi họ đang gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại Ngân hàng.
b. Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ sản xuất kinh doanh
Doanh số thu nợ sản xuất kinh doanh khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn qua các năm và 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2011 doanh số thu nợ tăng 7.878 triệu đồng, tương đương tăng 1,32% so với năm 2010. Đây là tín hiệu tốt cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng có hiệu quả. Hơn thế nữa, những khách hàng trong lĩnh vực này có nguồn thu nhập thường xuyên và thời gian trả nợ được tính toán sao cho phù hợp với chu kỳ vòng quay vốn nhằm mục đích thu hồi nợ đúng hạn tránh cho khách hàng phải trả thêm những khoản tiền phạt không đáng có. Năm 2012 doanh số thu nợ giảm 12.957 triệu đồng, tương ứng giảm 2,14% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ đạt 151.573 triệu đồng giảm 125.910 triệu đồng, tương ứng giảm 45,38% so với cùng kỳ năm trước. Do từ năm 2012 các nguồn tín dụng chủ yếu chuyển đổi sang dài hạn, nên chu kỳ thu hồi nợ của khách hàng vẫn chưa tới nên doanh số thu nợ giảm hơn so với các năm trước. Bên cạnh đó, khi giá cả các mặt hàng tăng, điều này gây khó khăn cho các khách hàng cá nhân kinh doanh trong những ngành nghề dễ gặp tác động tiêu cực khi có diễn biến xấu của môi trường kinh doanh như tiểu thương buôn bán nhỏ, không có nguồn vốn dồi dào để kịp thời ứng phó khi giá đầu vào tăng cao dẫn đến việc chậm trả nợ cho ngân hàng.
Doanh số thu nợ xây dựng, mua nhà
Doanh số thu nợ đối với loại hình này có sự biến động qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2011 doanh số thu nợ tăng 5.530 triệu đồng, tương đương tăng 1,15% so với năm 2010. Doanh số này tăng vì các khoản vay những năm trước đã đến hạn thu hồi nợ, để tránh tình trạnh nợ xấu gia tăng thì Ngân hàng đã xử lý những món nợ củ thật tốt nên làm cho doanh số thu nợ tăng. Đến năm 2012 doanh số thu nợ giảm 47.995 triệu đồng, tương ứng giảm 9,91% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ giảm 81.236 triệu đồng, tương ứng giảm 33,15% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do thời gian vốn cho vay dài hạn trên 5 năm nên chu kỳ thu hồi nợ được thu hồi cho những năm tới và do một phần lớn các món nợ đã được thu hồi trong năm 2011. Vì vậy, đến năm 2012 các món nợ tới hạn phải thu đã giảm nên dẫn đến việc thu nợ trong năm 2012 giảm và đều này đã kéo dài đến 6 tháng đầu năm. Đặc biệt, đối tượng cho vay trong loại hình này đa số là cán bộ công nhân viên, Ngân hàng thường áp dụng phương thức trả nợ đối với loại
48
hình này là chia đều, vốn lãi hàng tháng, nên công tác thẩm định nguồn thu nhập của khách hàng trước khi cấp tín dụng được đánh giá là quan trọng nhất.
Doanh số thu nợ tiêu dùng
Doanh số thu nợ tiêu dùng có sự biến động. Năm 2011 doanh số thu nợ giảm 11.180 triệu đồng, tương ứng giảm 10,92% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số thu nợ giảm 5.218 triệu đồng, tương ứng giảm 5,72% so với năm 2011. Nguyên nhân các món vay phục vụ nhu cầu người dân sử dụng vốn không đúng mục đích, đồng thời người dân chưa có ý thức trả nợ ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ đạt 37.167 triệu đồng tăng 1.888 triệu đồng, tương đương tăng 5,35% so với cùng kỳ năm trước. Do mức sống của người được nâng lên, thu nhập dần ổn định. Đồng thời, doanh số cho vay tăng nên khả năng thu hồi nợ cũng tăng lên.
Doanh số thu nợ khác
Tình hình thu nợ của ngành khác tăng qua các năm và 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2010 doanh số thu nợ là 89.233 triệu đồng. Năm 2011 doanh số thu nợ tăng 1.527 triệu đồng, tương ứng tăng 1,71% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số thu nợ tăng 1.022 triệu đồng, tương ứng tăng 1,13% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 đạt 39.176 triệu đồng tăng 157 triệu đồng, tương ứng tăng 0,40%. Doanh số cho vay của ngành này tăng nên thu nợ của ngành này cũng tăng lên.
c. Dƣ nợ
Dƣ nợ sản xuất kinh doanh
Dư nợ cá nhân theo mục đích sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao trên 50% trong tổng dư nợ cá nhân của ngân hàng. Năm 2011 dư nợ giảm 42.002 triệu đồng, tương ứng giảm 12,86% so với năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ giảm 38.877 triệu đồng, tương ứng giảm 13,66% so với năm 2011. Dư nợ giảm do Ngân hàng Nhà nước hạn chế tăng trưởng tín dụng, đặc biệt trong năm 2011 và năm 2012 lượng tín dụng tăng trưởng rất khó chủ yếu là do nền kinh tế còn trong giai đoạn khó khăn. Sang 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ là 295.468 triệu đồng tăng 31.904 triệu đồng, tương ứng tăng 12,10% so với cùng kỳ năm 2012.
Dƣ nợ xây dựng, mua nhà
Năm 2011 dư nợ là 154.685 triệu đồng giảm 60.938 triệu đồng, tương ứng giảm 28,26% so với năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ là 143.562 triệu đồng giảm 11.123 triệu đồng, tương ứng giảm 7,19% so với năm 2011. Do
49
doanh số cho vay giảm nên dư nợ có xu hướng giảm. Sang 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ là 175.462 triệu đồng tăng 19,97% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng có chương trình khuyến mãi gói 3000 tỷ dành cho khách hàng vay sửa chữa mua nhà với lãi suất thấp, lãi suất 12%/năm và được duy trì trong vòng 6 tháng đều này đã thúc đẩy nhu cầu của khách hàng nên 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng đã tăng trưởng được dư nợ xây dựng, mua nhà.
Dƣ nợ tiêu dùng
Dư nợ cá nhân theo mục đích tiêu dùng có sự biến động. Năm 2011 dư nợ giảm 4.579 triệu đồng, tương ứng giảm 19,80% so với năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ tăng 1.000 triệu đồng, tương ứng tăng 5,39% so với năm 2011 và sang 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ là 24.535 triệu đồng tăng 5.579 triệu đồng, tương ứng tăng 29,43% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng và có đủ điều kiện vay vốn nên đã được Ngân hàng đầu tư cho vay làm cho doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu hồi nợ tăng chậm nên dư nợ có sự tăng trưởng.
Dƣ nợ khác
Dư nợ cho vay ngành khác có sự tăng trưởng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013. Dư nợ cho vay tăng mạnh năm 2012 tăng 2.998 triệu đồng, tương ứng tăng 46,27 triệu đồng so với năm 2011, và 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ là 9.633 triệu đồng tăng 329 triệu đồng, tương ứng tăng 3,54% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu nợ tăng chậm do các món nợ chưa đến hạn thu hồi.