Công tác thi đua khen thưởng

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Trang 39)

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4.3.3.Công tác thi đua khen thưởng

Thi đua là biện pháp để mỗi người rèn luyện, tu dưỡng, tạo nên những hành vi đúng đắn vì lợi ích chung, hoạt động với một nhịp độ khẩn trương hơn bình thường. Thi đua không thể tách rời với khen thưởng. Ngay từ những ngày đầu mới giành được độc lập, Đảng và Bác Hồ đã hết sức quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng. Người nói: “Thi đua khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới”.

Công tác thi đua khen thưởng ở nhà trường THPT phải đảm bảo dân chủ, chính xác, công khai, minh bạch, kip thời, đúng đối tượng, đúng thành tích. Khen thưởng đúng, kịp thời và thích đáng sẽ tạo ra động lực, động viên, cổ vũ lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo của mỗi GV và HS trong HĐBDHSG. Đó là tâm lý chung của mỗi GV, HS muốn được nhà trường đánh giá đúng sự nỗ lực của bản thân.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Để làm rõ cơ sở lý luận về quản lý HĐBDHS ở các trường THPT, chúng tôi đã phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, tầm quan trọng, nội dung quản lý HĐBDHS ở các trường THPT chuyên. Hiệu trưởng cần thấy rõ vai trò của GV và HS trong quá trình dạy học để có hướng quản lý phù hợp. Hiệu trưởng trực tiếp quản lý hoạt động giảng dạy của GV và thông qua GV, quản sinh để quản lý hoạt động học của HS. Hiệu trưởng cần biết phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong quá trình quản lý HĐBDHSG.

Quản lý hoạt động dạy bồi dưỡng của GV thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ mũi nhọn của tổ chuyên môn và của từng GV dạy môn chuyên. Quản lý hoạt động học bồi dưỡng của HS là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của HS.

Việc tìm hiểu lý luận là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi có cơ sở khoa học tiến hành tìm hiểu thực trạng, phân tích, đánh giá về định tính, định lượng các kết quả nghiên cứu. Từ đó xác định biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THPT chuyên vùng Đông Nam bộ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Trang 39)