0
Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Trang 72 -72 )

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

- Nguyên nhân khách quan:

Mặc dù kinh tế - xã hội vùng ĐNB có phát triển trong những năm gần đây nhưng nhìn chung các tỉnh trong vùng vẫn còn nhiều khó khăn nên việc quan tâm đầu tư cho giáo dục còn những hạn chế nhất định. Nền kinh tế thị trường đem lại nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giáo dục, nhưng nó cũng có nhiều mặt trái có ảnh hưởng khá lớn đến mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Công tác quản lý xã hội của Nhà nước chưa thật sự chặt chẽ trong việc ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực. Việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục còn nhiều bất cập, hạn chế. Nhà trường, gia đình và xã hội chưa kết hợp để tạo nên một môi trường giáo dục thống nhất.

Quyết định tuyển thẳng HSGQG đạt giải chính thức vào một số ngành của một số trường Đại học của Bộ GD-ĐT là chế độ ưu tiên chưa phù hợp, chưa thỏa đáng, chưa thật sự hấp dẫn HSG. Nó khiến cho nhà trường khó khăn trong việc thu hút HS tham gia đội tuyển HSG vì HS sợ mất thời gian, công sức đầu tư cho việc học bồi dưỡng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ôn thi Đại học.

Công tác khuyến học đã và đang được lãnh đạo các Tỉnh quan tâm nhiều hơn công tác khuyến tài. Phần lớn kinh phí của quỹ này được đầu tư cho đối tượng HS nghèo vượt khó mà chưa đầu tư đúng mức cho đối tượng HSG. Các Hội nghị chuyên đề về giáo dục thường bàn đến các vấn đề phổ cập giáo dục, xây dựng trường lớp, hạn chế tình trạng HS bỏ học, mà chưa đặt ra vấn đề chăm lo phát hiện và bồi dưỡng HSG, phát triển tiềm năng nhân tài cho xã hội… là nguyên nhân dẫn đến những tồn tại về công tác BDHSG ở các trường THPT chuyên như hiện nay.

- Nguyên nhân chủ quan:

Nội dung chương trình BDHSG chủ yếu chú trọng đến phát triển kiến thức nâng cao, chưa chú trọng nhiều đến giáo dục đạo đức, phát triển năng lực nghiên cứu, kỹ năng, kỹ xảo cho HS.

Nhà trường thiếu đánh giá, tổng kết một cách toàn diện và kịp thời những ưu điểm và hạn chế của các tổ chuyên môn về công tác bồi dưỡng HSG. Lãnh đạo ngành chưa tổ chức các Hội thảo để trao đổi kinh nghiệm thành công và chưa thành công về quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT chuyên.

CBQL chưa được bồi dưỡng nhiều về kinh nghiệm, cách thức quản lý công tác BDHSG nên chưa xử lý kịp thời các tình huống phát sinh trong quá trình quản lý hoạt động BDHSG.

Công tác bồi dưỡng năng lực dạy chuyên cho đội ngũ GV chưa được HT quan tâm đúng mức. Mặt khác, quỹ thời gian của GV không nhiều nên GV không thiết tha học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ phục vụ việc tự nghiên cứu và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.

Điều kiện CSVC và thiết bị, sách tham khảo còn thiếu thốn làm hạn chế hiệu quả HĐBDHSG.

Do kinh phí hạn hẹp nên chế độ khen thưởng chưa thực sự tương xứng với công sức của GV và HS. Nhà trường chưa chủ động kinh phí cho công tác thi đua khen thưởng nên việc vận dụng phương pháp kinh tế trong QL không phát huy được hiệu quả.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Có thể thấy rằng, hoạt động BDHSG là nền tảng của việc thực hiện mục tiêu bồi dưỡng nhân tài cho đất nước trong thời đại khoa học tiên tiến. Trên cơ sở khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo của vùng ĐNB, luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động BDHSG và thực trạng quản lý hoạt động BDHSG ở các trường THPT chuyên.

Thời gian qua, hoạt động BDHSG ở vùng ĐNB vẫn có những tồn tại, hạn chế cần thẳng thắn nhìn nhận, phân tích, đánh giá mà một trong những nguyên nhân chính xuất phát từ việc quản lý chưa hiệu quả của Hiệu trưởng đối với hoạt động này. Vì vậy, cần có những biện pháp đồng bộ, kịp thời và khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động BDHSG ở các trường THPT chuyên vùng ĐNB. Qua đó góp phần thực hiện hiệu quả công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Trang 72 -72 )

×