Chủ trương của Đảng, Nhà nước về đào tạo và bồi dưỡng HSG

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Trang 74)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP

3.1.1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước về đào tạo và bồi dưỡng HSG

Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ II (tháng 3/1931) xác định: “Việc đào tạo nhân tài để làm việc cho Đảng là một vấn đề cần kíp”.

Ngày 28/6/1966, trong khi cuộc kháng chiến đang diễn ra hết sức ác liệt, Nghị quyết số 14-NQ/TW về đào tạo bồi dưỡng cán bộ khẳng định: “Muốn HSG vào các trường đại học, phải có kế hoạch phát triển và BDHSG ngay từ lớp 7, lớp 8”.

Năm 1991, tại Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng ta đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, trong đó có ghi rõ: “Giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, mở rộng đào tạo nghề, bồi dưỡng nhiều người giỏi về khoa học công nghệ, kinh doanh, về quản lý kinh tế, xã hội.” [6, tr.81-82].

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu: “Xây dựng hệ thống trường chuyên, trường trọng điểm, trung tâm chất lượng cao ở các bậc học để phát hiện BDHSG, HSNK, phát triển tiềm năng bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.” [7, tr.108]. Văn kiện Hội nghị lần thứ 6, BCH Trung ương khóa IX có nêu: “Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.” [8, tr.128-129].

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng đã đề ra tư tưởng chỉ đạo về phát triển nhân tài: “Xúc tiến xây dựng một số trường đại học của Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế, đào tạo nhân tài cho đất nước, thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài” [9, tr.207]; “Có chính sách thu hút các nhà khoa học giỏi ở trong nước và ngoài nước, trong cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài.” [9, tr.212].

Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng ta đã định hướng: “Đào tạo, bồi dưỡng, phát huy mọi tiềm năng và sức sáng tạo của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho đất nước.” [10, tr.80]; “Phát huy lợi thế dân số và con người Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài.” [10, tr.100].

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w